TỪ FUKUSHIMA DAIICHI, NHÀ THƠ INRASARA NÓI

Asahi Shimbun, 29-6-2019

(một sinh viên Việt ở Nhật dịch, Inrasara có chỉnh sửa)

Nhà thơ Inrasara, 61 tuổi, người đã phản đối kế hoạch xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản sang Việt Nam, lần đầu tiên đến thăm Nhật Bản tại khu vực sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, và giảng bài tại Tokyo. Trả lời phóng viên báo Asahi Shimbun vào ngày 24-6, ông nói lên cảm xúc ở khu vực bị ảnh hưởng là “cảm giác cay đắng nhất trong đời ông”. Continue reading

Đâu là thông điệp của TCHERFUNITH?

Xin nhà văn nói sơ qua về nội dung tiểu thuyết Tcherfunith. Đâu là thông điệp nhà văn muốn chuyển đến độc giả qua tác phẩm này? [Trả lời phỏng vấn nữ phóng viên Ogihara Chiaki, The Asahi Simbun]

 

TCHERFUNITH từ Tchernobyl + Fukishima + Ninh Thuận cộng lại mà thành.

Tiểu thuyết bắt đầu bằng vụ tự thiêu hụt của nhân vật là cha đẻ của vài nhân vật chính sau đó, đúng ngày khai trương Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận-1, kết thúc bằng một khối sinh linh Cham hình thành bộ phận nhân loại mới khả năng kháng xạ và biến vùng đất quê hương rộng lớn bị nhiễm xạ thành mảnh đất du lịch đặc biệt cho phần nhân loại còn lại. Khoảng giữa là bao nhiêu câu chuyện xung quanh sự kiện nhân vật chính cuốn hút cộng đồng Cham đào hầm chống họa hạt nhân. Continue reading

INRASARA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SAOSTAR, 16-10-2018

[trích]

Nguyễn Ái Kỳ: Các lĩnh vực văn hóa Cham nào ông đánh giá là có thể tiếp cận với giới trẻ hiện đại?

Inrasara: Dĩ nhiên, đó phải là ca-múa-nhạc. Văn hóa đương đại chủ ở nghe nhìn. Nhìn và nghe ở thế động. Bởi tuổi trẻ hiếu động, do đó thể loại ca-múa-nhạc Cham nếu biết khai thác, phát triển và truyền tải đúng mức, nó có sức hấp dẫn lớn.

Nhạc chẳng hạn, Cham là dân tộc của lễ hội. Lễ cả dân tộc, lễ thuộc khu vực, lễ tôn giáo, lễ dòng họ cho đến lễ gia đình. Có lễ hội là có múa. Có thể kể vài điệu múa tiêu biểu: Biyen, Tiaung (bắt chước dáng con công, trĩ), Patra (hoàng tử), Wah gaiy (chèo ghe), Mưmơng, Mrai…

Các điệu múa luôn là tâm điểm và là “tiết mục” được trông chờ nhất trong lễ hội. Các hồi trống Ginơng thu hút sự chú ý của mọi người về phía người nghệ sĩ múa. Tiếp sau đó là tiếng Xaranai, Baranưng cùng lời của Ong Mưdwơn hát các bài tụng ca tương ứng. Vũ công bước ra trình diễn: phẩy tay, phất quạt, quất roi hay lối chuyển gót chân khi khoan thai nhẹ nhàng khi thì hùng hồn mạnh mẽ theo nhịp khi nhanh khi chậm của tiếng nhạc. Người xem như bị cuốn hút theo từng động tác của người nghệ sĩ. Rồi cả tiếng khán thính giả bị kích động bởi tiếng nhạc, điệu múa mà hô vang… “ahei” (dô hò) cổ vũ.

 

 

VĂN VIỆT CHUYỆN TRÒ CÙNG NHÀ PHÊ BÌNH INRASARA

Vanviet.info, phát ngày 19-5-2018

4 chủ đề với các câu hỏi động cập đến nhiều vấn đề mang tính bao quát, thế nên trong 1 giờ 06 phút, Inrasara chỉ có thể giãi bày suy nghĩ chung nhất của mình:
– Trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại, tại sao Inrasara nhấn về hậu hiện đại? Thế nào là Hậu hiện đại Việt Nam? Đâu là tác giả tiêu biểu, và bài thơ tiêu biểu?…
– Phê bình Lập biên bản của Inrasara, tại sao? Inrasara đã làm được gì với văn chương ngoại vi?
– Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam ở đâu? Sáng tác Cham khác với dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam như thế nào? Tại sao?
– Ba đóng góp lớn nhất của Cham cho Việt Nam và thế giới, là đâu? Nguyên do Cham mất nước mà không bị đồng hóa? Tinh thần Cham nằm ở đâu, hôm qua và hiện nay?

Giải đáp có nhắc đến các bạn văn: Bùi Chát, Lý Đợi, Lê Vĩnh Tài, Jalau Anưk, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Kiều Maily, Chiêu Anh Nguyễn, Phan Quỳnh Trâm, Lê Anh Hoài, Dương Tường, Vi Thùy Linh, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hưng Quốc…

Phan Văn Thắng – Inrasara: Hòa giải, hòa hợp dân tộc về văn hóa

Tc Văn hóa Nghệ An, tháng 4-2017, với Đỗ Minh Tuấn và Linh Nga Niê K’đam
(Bài dài, tôi đăng làm 3 kì, tách riêng phần của mình)
PhanVanThang
Phan Văn Thắng. Lâu nay ở VN đã và đang nói rất nhiều đến hòa giải, hòa hợp dân tộc và nổi lên như một vấn đề, một nhu cầu vừa cấp bách vừa cơ bản dài lâu của quốc gia dân tộc. Thực ra vấn đề này không phải chỉ có ở VN, và cũng không phải bây giờ mới xuất hiện. Sau mỗi biến cố lịch sử quan trọng của bất kỳ quốc gia – dân tộc nào thì cũng đều xuất hiện nhu cầu này. Tùy vào tính chất mức độ phân hóa, phân ly sau các biến cố mà nhu cầu nhiệm vụ hòa giải hòa hợp đặt ra với các quốc gia – dân tộc khác nhau. Ở VN, suốt hơn 70 năm qua, đặc biệt là từ sau sự kiện 30.4.1975, vấn đề này được đặt ra như một nhu cầu tất yếu, cơ bản làm nền tảng để ổn định và phát triển đất nước, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa… Trong cuộc gặp gỡ hôm nay, chúng tôi muốn chúng ta sẽ chủ yếu trao đổi vê hòa giải, hòa hợp dân tộc về văn hóa.
Theo anh, sau sự kiện 30.4.1975, nhu cầu hòa giải, hòa hợp về văn hóa đã xuất hiện và lộ diện như thế nào? Tại sao phải thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc về văn hóa?
Inrasara: Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là, nhu cầu hòa giải, hòa hợp về văn hóa đã xuất hiện khi nào? Trước hết, khi đất nước mở cửa, nhu cầu hiểu biết phía “khác” là cần thiết, để mở ra thế giới bên ngoài, trong đó có bộ phận văn hóa miền Nam trong giai đoạn chiến tranh. Continue reading

Bảo tồn văn hóa Chăm và những thách thức

Anh Vũ thực hiện, RFA, 7-8-2015
[chú ý: Nghe đầy đủ bài phỏng vấn 3 người; riêng ở phần dẫn luận, TTV Anh Vũ có 2 nhầm lẫn: 1. “Dân tộc Chăm là cư dân của quốc gia Chăm pa cổ từng tồn tại trong khoảng thế kỷ thứ IV đến đầu thế kỷ XIX, từ Quảng Bình đến Ninh thuận”, và 2. “Cộng đồng người Chăm với nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, như tín ngưỡng dân gian, Ấn độ giáo, Hồi giáo Bà ni, Hồi giáo Balamon”.

Sau đây là bài trẻ lời phỏng vấn đầy đủ của Inrasara:
1. Xin ông hãy trình bày một cách khái quát nhất về lịch sử và văn hóa của dân tộc Cham ở VN hiện nay?
Inrasara: Dân tộc Cham ở Việt Nam có gần 20 vạn người, cư trú ở hơn mười tỉnh thành khác nhau, tập trung nhiều nhất ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở hai tỉnh này hiện có 110.000 người Cham sinh sống; còn một cộng đồng Cham khác ở An Giang, Tây Ninh, TPHCM, Long Khánh với khoảng 50.000 người nữa; ngoài ra người Cham Hroi ở Bình Định và Phú Yên có số dân trên dưới 30.000 người. Continue reading

CÁI MỚI: NHẬN DIỆN VÀ SONG THOẠI

Nhã Thuyên thực hiện
in trong Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say, NXB Hội Nhà văn, 2014

Nhà văn cần biết tự phản tỉnh
Song thoại với cái mới nối tiếp/ khác biệt như thế nào với Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo? Chủ đề, tinh thần, hay những từ khóa cơ bản trong quan điểm tiếp cận của anh là gì?
Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo là một hụt hẫng của suy tư nền tảng và toàn diện về vấn đề trung tâm/ ngoại vi của văn chương Việt hôm nay. Song thoại với cái mới làm đầy đủ nó. Song thoại lật mở mọi khía cạnh phân biệt đối xử đó: Văn học dân tộc thiểu số/ đa số, nam/ nữ, trung ương/ địa phương, chính lưu/ ngoài luồng, trong nước/ hải ngoại, Đông Nam Á/ thế giới… Có quá nhiều phân biệt, nhưng tôi nhận ra đó là sự phân biệt giả tạo xuất phát từ mặc cảm giả tạo. Đánh sập mặc cảm đó là điều cấp thiết. Continue reading

Inrasara: Chúng ta vẫn chưa thay đổi, chúng ta còn chưa chuẩn bị cho sự thay đổi

Mặc Lâm thực hiện, RFA, 18-7-2015

Mặc Lâm: Đại hội nhà văn lần thứ IX được nhiều nhà văn cho là cũng như tám lần trước, tức là chỉ phân chia ghế ngồi còn thực chất thì không có một chút gì lo toan cho bản thân người cầm bút trong hội. Anh thấy sao về những bàn tán này?
Inrasara: Công bằng mà nói thì không có sự chia chác ở đây mà ngược lại, khá dân chủ nữa là khác. Dân chủ nhưng dân chủ ở Hội Nhà văn Việt Nam là dân chủ tùy tiện, rất thiếu khoa học. Như bầu Ban chấp hành khóa IX này thì Ban chấp hành khóa trước muốn cơ cấu vùng miền và số tuổi của ủy viên có hình quả trám, rất là lý tưởng. Tuy nhiên qua sự dân chủ tập sự này nên đã xảy ra bao nhiêu vấn đề. Đại biểu lớp trẻ không có. Đại biểu nữ không. Đại biểu dân tộc thiểu số cũng không. Cả miền Trung và Tây nguyên rộng lớn như vậy không có một đại biểu nào. Miền Đông và miền Tây Nam Bộ cũng thế. Nói chi các vùng miền mà ngay cả thành phố Sài Gòn, một thành phố mênh mông, một trung tâm lớn như vậy mà cũng không có một đại biểu nào để đại diện cho mình trong Ban Chấp hành khóa này! Đấy, chúng ta khoa học như thế đó! Continue reading

Inrasara: “Nói để mọi người đồng ý cả là điều hoàn toàn không cần thiết, với tôi”

2015-7-8-Heritage Space3
Heritage Space, Hà Nội, 15g-8-7-2015; thực tế: 15:20-17:40.
Cùng chủ đề như ở Cà phê thứ Bảy, số lượng người tham dự gần bằng nhau (Sài Gòn: 24, HS: 26). MC Mai Anh Tuấn thông minh và nắm vững vấn đề, đặt ra nhiều câu hỏi mang tính chuyên sâu để người thuyết trình làm rõ hơn điều cần bàn. Không khí trao đổi, thảo luận sôi nổi, thỉnh thoáng khán phòng bật lên tiếng cười.
Khác chăng, 1. phát biểu ở HP mang tính “chỉ định” nhiều hơn, 2. ở CPT7 cánh trẻ mạnh dạn hơn, 3. khách thính ở đó phát biểu ngắn hơn nên nhiều người phát biểu hơn, nói được nhiều lần hơn.
Cả hai đều thành công, nhưng so với CFT7, ở HS tôi “học” được nhiều hơn xíu. Continue reading

Khải Ly, “Những liều thuốc chống sự thảm hại văn hóa”

Báo Doanh nhân Sài Gòn, 9-8-2011

… Bên cạnh đó, việc chờ đợi đến nửa thập kỷ mới tôn vinh sự cống hiến như vậy còn làm thui chột ý thức tiếp nhận cái mới trong giới trẻ. Nhà thơ người gốc Chăm Inrasara trong một tiểu luận quan sát về văn học cũng có những dự cảm lo lắng về sự già cỗi, cổ hủ của thế giới nghệ thuật.
Ông kết luận: “Ta đã từng nhân danh cái quen thuộc, cái đã biết để chèn ép cái chưa biết, cái xa lạ; chúng ta ẩn náu trong lô cốt truyền thống để bắn phá các nỗ lực sáng tạo có thể thành truyền thống ở thì tương lai; ta đã từng núp bóng đàn anh, bóng đại văn hào quá khứ mà rẻ rúng sự liều lĩnh khám phá cái mới của tuổi trẻ; dựa hơi tập thể để miệt thị cá tính sáng tạo đầy lạ biệt. Continue reading