Đối thoại với nhà thơ Inrasasa

Thu Thủy thực hiện
Đài Truyền hình Bình Định, 01.07.2007.

Thưa quí vị và các bạn! Những ngày giữa tháng Sáu này, nhà Chăm học số một của Việt Nam*, và cũng là nhà thơ rất nổi tiếng hiện nay – Inrasara – hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, người đoạt Giải thưởng Văn học Đông Nam Á 2005, Continue reading

Khai mở bế tắc sáng tạo

Lý Đợi thực hiện

Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, tiểu luận – phê bình, Nxb.Văn Nghệ, Tp.HCM; Trường ca Chăm, sưu tầm – nghiên cứu, Nxb.Văn Nghệ, Tp.HCM; Tục ngữ Ca dao – Tục ngữ – Câu đố Chăm, sưu tầm – nghiên cứu, Nxb.Văn hóa Dân tộc, HN; Chân dung cát – tiểu thuyết, Nxb.Hội Nhà văn, HN; Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, Nxb.Hội Nhà văn, HN. Tagalau7, Nxb. Văn nghệ, Tp. HCM… Đây là 6 tác phẩm mà Inrasara cho xuất bản riêng trong năm 2006, những cuốn khác thì còn “nằm chờ” giấy phép ở các Nhà xuất bản. Dưới đây là một vài tâm sự mới của nhà thơ này, như là cách để anh nhìn lại chặng đường hơn 5 năm đầu của thế kỷ 21. Continue reading

Tìm về di sản văn hóa Chăm

Bùi Ngọc Ánh thực hiện
Báo Vũng Tàu chủ nhật, tháng 06.1995.

Lâu nay, trên lĩnh vực văn hóa có không ít lời kêu gọi trở về cội nguồn. Một vài hoạt động trong đời sống xã hội trong những năm trở lại gần đây đã biểu hiện khá sinh động tinh thần về nguồn đó. Song đó cũng chỉ là những hoạt động bề nổi. Continue reading

TAGALAU – 7 năm nhọc nhằn và kiêu hãnh

Inrasara đối thoại xung quanh dư luận về Tagalau

* Mục đích và tôn chỉ – Cách thức làm việc – Tagalau giới thiệu nét đẹp văn hóa Chăm – Các vấn đề xã hội nổi cộm – Khuôn mặt văn nghệ mới – Vấn đề tiền nong và phát hành – Tagalau không để tranh cãi – Niềm kiêu hãnh Tagalau – Vấn đề chuyển giao thế hệ Tagalau – Continue reading

Đứa con của Đất

Báo Thanh niên, 1.7.1996;

Báo Lao động, 8.7.1997, và Tài hoa trẻ, số 40. 1998.

Trọng Hiểu: Được biết anh là một nhà nghiên cứu có những công trình khoa học giá trị, nhưng thật bất ngờ thú vị anh còn là một thi sĩ tài hoa nữa. Anh có thể cho biết hai con người hiện diện trong anh.

Inrasara: Không có gì ghê gớm đâu. Tôi yêu dân tộc mình và tôi nghĩ văn chương là phương tiện thể hiện toàn diện nhất sự bí ẩn của tâm hồn dân tộc có định mệnh kỳ lạ này. Các công trình nghiên cứu của tôi đều xoay xung quanh ngôn ngữ và văn chương Chăm, cả văn chương bình dân lẫn bác học. Bởi vì không thể hiểu sâu sắc và đầy đủ nền văn chương dân tộc nếu chưa tinh tường ngôn ngữ của dân tộc đó. Dĩ nhiên trong mỗi lĩnh vực, tôi cũng phải giữ sự say mê và thái độ làm việc khác nhau.

Continue reading