Chuyện văn chuyện đời-20. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ NỖ LỰC PHÁ BĂNG

[Định kiến & Kiêu ngạo, thư kì-3 cho nhà thơ Kông Đản]

Bạn thơ Kông Đản quý mến!

Hai thư trước hơi lí quá, thư này hai mình tâm tình có lẽ hay hơn.

Hôm hội thảo, lần đầu tiên với văn nghệ Ninh Thuận, tôi nhận được niềm vui trọn vẹn.

Vào làm dân Sài Gòn hơn 30 năm, tôi luôn hướng về quê nhà, nhất là với anh chị em văn nghệ. Thuở vô danh hay ít nhiều được biết đến, dù nhà văn chay hay sắm vai “quan văn” từng giữ ghế này nọ, tôi vẫn thế. Mỗi bận về là mỗi bận hoặc ghé Hội hoặc đến với anh em lai rai tán gẫu chuyện văn chương.     

Continue reading

SONG CHI ĐỐI THOẠI VỚI INRASARA

[“Nhà thơ Inrasara và tâm sự, ưu tư của người Cham ở Việt Nam”]

BBC.Vietnamese-kì-01, 18-11-2022

[Đạo diễn Song Chi, gửi bài cho BBC từ Leeds, Anh Quốc]

Inrasara Phú Trạm là nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhà văn hóa luôn quan tâm gìn giữ văn học Cham hơn 40 năm nay. Công việc của ông gồm phần nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Cham, cũng như luôn đồng hành với những vấn đề của cộng đồng Cham trong lòng xã hội Việt Nam.

BBC về tác giả: Sinh năm 1957 ở làng Chakleng – Mỹ Nghiệp, thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, một trong những làng Cham cổ nhất, Inrasara (Phú Trạm) là nhà thơ, nhà phê bình văn chương nổi tiếng người Việt gốc Cham. Sáng tác của ông luôn là sự tìm tòi kết nối giữa hai dòng ngôn ngữ Việt-Cham, giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ Cham và việc cổ suý những cái mới trong văn học nghệ thuật đương đại VN và thế giới, như Tân hình thức, Hậu hiện đại.

Continue reading

ĐỐI THOẠI KOBE-mở. VĂN CHƯƠNG, TƯ TƯỞNG & MÔI TRƯỜNG

Phê bình thuần cảm tính thế nên mãi ăn theo sáng tác; một nhà văn thiếu tư tưởng sẽ mãi ăn mòn vào củ khoai năng khiếu (Inrasara, báo Lao động, 2006). Vậy đâu là tư tưởng của tôi?

Lẽ ra đây là tút đầu tiên, tôi cố ý xếp ở cuối serie để làm lời kết. Và đáng ra đây là bài “nói” đầu tiên, mở màn cho đọc thơ và đối thoại, nhưng rồi Covid-19 đã làm lỡ cuộc. Xin lược ghi hầu bà con và các bạn facebook.

Continue reading

ĐỐI THOẠI KOBE-04, 05, 06

“Transpacific Nuclear Imagination and Colonialism”

University of Foreign Studies, Kobe City – Japan

What are you working on right now? Do you have any new projects that you can share with us?

[công việc hôm nay và dự án ngày mai]

Inrasara: Dù tôi mang chức danh Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng tôi là người viết tự do. Tôi đi vào thế giới chữ nghĩa khá muộn. Năm 40 tuổi tôi mới in tập thơ đầu tay và công trình nghiên cứu đầu tiên. Tôi hoạt động ở cả bốn lĩnh vực; Sáng tác, Phê bình, Nghiên cứu và Hoạt động xã hội. 25 năm qua, đến hôm nay vẫn thế.

Về nghiên cứu, tôi đang san định Kinh sách Tôn giáo Cham, một tôn giáo đẫm bản sắc dân tộc, nhân văn và hòa bình. Đây là việc khó khăn và tốn nhiều công sức.

Continue reading

ĐỐI THOẠI KOBE-02 & 03

“Transpacific Nuclear Imagination and Colonialism”

University of Foreign Studies, Kobe City – Japan

Về hiện đại hóa và sự tác hại của nó đến cộng đồng Cham và những người bản địa khác ở châu Á – Thái Bình Dương [Many of your poems are critical of modernization and seem to suggest it has been detrimental to the Cham people and other indigenous people in Asia and the Pacific region. Is this a major feature of your work?]

Inrasara: Hiện đại hóa không có gì xấu cả. Tiến bộ là điều không thể khác, và không thể tránh. Còn hiện đại hóa làm biến mất một nền văn minh, tiêu diệt một sắc dân hay hủy hoại trái đất, mới là vấn đề.

Continue reading

ĐỐI THOẠI KOBE-01

“Transpacific Nuclear Imagination and Colonialism”

University of Foreign Studies, Kobe City – Japan

Lecture Series: Part-1, Place: Online

Participants (Kaken members): Sei Kosugi, Takayuki Kawaguchi, Mike Gorman, Bo Jacobs, Kyoko Matsunaga, Wenju Lee…

12 Feb. 2022, 12:00~

1. Introductions (Kaken members)

Continue reading

Thuần phong mỹ tục trong thơ Việt-3. SỢ, SỢ & SỢ

9:30g sáng 27-11-2021, LIT Magazine – Đại học Fulbright.

[lại có dính dáng chút xíu đến… “l.” (tôi xin viết tắt, và đã biết… sợ)]

Xung đột sáng tạo và truyền thống, nhà văn làm gì, các bạn hỏi. – VÔ ÚY, Đức Phật trả lời. Tôi lặp lại, bởi không đủ thời gian triển khai, tôi chỉ nhấn: Không sợ hãi. Sợ hãi, thì hết còn sáng tạo.    

Tháng 7-2011, tôi có tiểu luận “Sợ, sợ & sợ” sau đổi thành “Nhà văn né tránh hiện thực, tại sao?” đăng nhiều tạp chí. Cuối năm thông báo làm Bàn tròn Văn chương về chủ đề này, nhà văn ta vẫn cứ sợ. Chả ai giơ tay tình nguyện cả, mỗi Nguyễn Đình Chính, để rồi giờ chót anh báo: “bận đi Pháp rồi, Sara ơi”! Thế là nhà văn Dạ Ngân xung phong điền vào chỗ trống.

Continue reading

THUẦN PHONG MỸ TỤC TRONG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI-2

9:30g sáng 27-11-2021, LIT Magazine – Đại học Fulbright.

[Xung đột sáng tạo và truyền thống Vai trò của nhà phê bình – Ngày hội Văn hóa]

1. Sáng tạo xung đột với truyền thống

Có phải mỗi sáng tạo là mỗi va đập với truyền thống?

– Đúng, nếu đó là một sáng tạo đích thực. Sản phẩm được tạo nên từ cái chưa hề có, lập ra từ vay mượn nơi phương xa làm xa lạ với người đương thời, từ đó gậy xung đột, là điều không thể tránh.

Hỏi chứ trước đây Champa có tháp Chàm bao giờ? Cham phiêu lưu qua đó khiêng về hay Ấn Độ mang tới cũng thế, tiếp nhận nó là dũng cảm, còn kẻ dám phá nó để làm nên tháp Cham là dũng cảm và tài năng mươi lần hơn. Mà Cham có dừng ở đó đâu, dân tộc đó còn tạo nên 7 phong cách lớn khác nhau nữa.

Continue reading

Vài màn vui tại tọa đàm. THUẦN PHONG MỸ TỤC TRONG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

9:30g sáng 27-11-2021, LIT Magazine – Đại học Fulbright.

Nói chuyện online, khá hấp dẫn. 18 câu hỏi, gay cấn không kém, tiếc là chưa có câu hỏi độc chiêu đến tôi phải nát óc, điều mà tôi chờ đợi. Kể vài điểm nhấn vui.

1. Ngoại vi

Văn học Việt Nam nhỏ và yếu, lỗi vì đâu?

Continue reading

Ý KIẾN CỦA SARA VỀ ‘NGÀY TIẾNG VIỆT’

[trích Vì sao cần có ‘ngày tiếng Việt’?]

RFA, 9-3-2021

Trao đổi với RFA vào tối ngày 8/3, nhà thơ Inrasara, dân tộc Chăm, chia sẻ quan điểm của ông rằng tiếng Việt là tiếng phổ thông trong đất nước đa dân tộc và đa ngôn ngữ. Tiếng Việt cần được tôn vinh để, thứ nhất để người Việt ý thức về sử dụng ngôn ngữ, và thứ hai cho người dân tộc thiểu số hay người bản địa cần giỏi tiếng Việt để diễn đạt tiếng Việt trong giao tiếp [với nhau, với người Việt và dân tộc khác] đồng thời viết chuẩn và hay hơn.

Continue reading