Inrasara Hồ sơ Biên bản So sánh. Bài 03 – THƠ TRÌNH DIỄN VIỆT: TỪ HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HIỆN ĐẠI TIẾN LÊN… SẾN

[Về bộ ba: Dương Tường – Lê Anh Hoài – Vi Thùy Linh]

1. Trong Ngày Thơ Việt Nam ở Văn Miếu năm 2007, Dương Tường đã có cuộc trình diễn thơ khá thú vị. Sau khi cho quấn giấy vệ sinh khắp người, nhà thơ đứng thẳng trên sân khấu trình diễn, để thi sĩ Dạ Thảo Phương cởi từng vòng giấy cho lộ nguyên hình hài con người anh: một “nhà thơ như thực”, không trang trí, không mặt nạ.
Quá ư là lãng mạn. Hay! Nhưng đó là cái hay hiện đại(1).
DuongTuong
2. Nghệ sĩ hậu hiện đại Lê Anh Hoài qua tác phẩm “Cắt” (1-6-2011) đã rất khác(2). Khác biệt ở bốn điểm chính. Continue reading

Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 1: TỪ TỐ HỮU ĐẾN BÙI CHÁT, NHÌN LẠI THẾ ĐỨNG CỦA ĐĨ VIỆT NAM

Mào đầu
Mươi năm qua tôi có Dự án Phê bình Lập biên bản văn học Việt. Dự án gồm 4 đề mục:
1. Biên bản Bàn tròn Văn chương
2. Biên bản Lập châm
3. Phê bình [như là] Lập biên bản
4. Hồ sơ Biên bản so sánh
Ba đề mục trước đã được đưa ra công chúng, riêng “Hồ sơ Biên bản so sánh”, dù vài bài đã được đăng trên các mạng, nhưng tôi chưa lập thành đề mục riêng. Nay xin đăng theo series để độc giả tiện theo dõi.

*
Kim đâm vô thịt thì đau
Thịt đâm vô thịt nhớ nhau trọn đời

Ông bà xưa “đâm vô” hay đâm vào, nay Bùi Chát “đâm ja”…
“Đâm ja” và “Tiếng hát Sông Hương”, hai bài thơ viết cách nhau 65 năm, nhưng cả hai ra đời trong một “hoàn cảnh” xã hội giống nhau cách kì lạ, như thể xã hội hội Việt Nam chững lại. Một thời gian dài… Continue reading

Inrasara: VŨ THIÊN KIỀU, CHUYỂN MỘT GIỌNG THƠ

(đã in trong Thơ Nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’, NXB Hội Nhà văn, 2015)
1-VuThienKieu01
1. Đó là nỗi khát bản năng, nguyên ủy. Khao khát, thèm khát, thèm muốn. Khát như sa mạc khát sông, biển khát gió. Khát như “phố thèm mưa”, khát cho “ẩm mưa xuân rực khát”, khát làm “đắng một mầm xanh”. Khát đến “chim lạc khát lộng cánh bay”. Khát đến phải “cởi trần bến khát”. Nỗi khát tràn lên đỉnh. Khát tận cùng cho “kiệt cơn khát”.
Thi sĩ thường nòi tình, ai nói thế. Người thi sĩ khát tình đẩy ngôn ngữ trào dâng đến tận cùng của nỗi khát.
Ngôn ngữ thơ của Vũ Thiên Kiều làm bạo động xô ý thơ trương nở và bung phá hết cỡ. Sôi động, sinh động, sống động. Động ngữ, cụm động ngữ, và cả tính từ cũng được huy động vào cuộc: bừng cánh hoa, tung bờ giậu đá, rộn mùa chưng mật, cởi trần bến khát, đốt đuốc ngực đêm, nắng lay bầu ngực thức, đò ngóng cháy rực sông… lặn, xuyên, xoáy, bện,bung, mở, trào, khoan vỡ, thác dậy, biển thức, đất động. Continue reading

Inrasara: PHAN QUỲNH TRÂM, MỚI LẠ TỪ THƠ SUY NIỆM VỀ THƠ

(đã in ở: Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’, NXB Hội Nhà văn, 2015)
PHAN QUỲNH TRÂM: Sinh tại Đồng Nai, du học tại Úc từ năm 2000
Hiện sống và làm việc tại thành phố Sydney
Bắt đầu làm thơ, viết tiểu luận và dịch thuật từ năm 2008
Các tác phẩm và dịch phẩm thường đăng trên Tiền Vệ và Kunapipi journal. Một số bài thơ tiếng Anh của Phan Quỳnh Trâm được in trong cuốn Three Vietnamese Poets in Australia sẽ được nhà Vagabond tại Úc xuất bản vào cuối năm 2015.
PhanQuynhTram
*
Phan Quỳnh Trâm có loạt bài thơ “Metapoem”, có thể dịch là “Siêu thơ”. Siêu thơ không phải là siêu việt lên thơ, hay thơ siêu hình gì gì đó, như vài nhà phê bình từng gán nhãn mác đó cho thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, mà là “phía sau” thơ, hay thơ về thơ, suy niệm về thơ.
Quan niệm về thơ như thế đi chệch khỏi quỹ đạo thơ Việt, như lâu nay ta thường hiểu: thơ nói chí, thuyết đạo, hay diễn tình. Phan Quỳnh Trâm nghĩ khác. Bài thơ đầu tiên đăng Tienve.org: “Chân dung một bài vè chưa thành”
K.
B. (lại) muốn làm thơ
thơ B.,
tuyệt, không có chỗ cho Nguyễn Du,
đương nhiên, không phảng phất mùi Thuý Kiều
(hay tất cả những điều gì tương tự!) Continue reading

CÁC CÂU THƠ HAY NHẤT CỦA BÙI CHÁT

Nhân kỉ niệm 1 tháng nhận tin [bản dịch chùm thơ “Luộc, Hấp và Ăn sống” của] Lý Đợi thắng giải Gabo, tôi muốn đề cập đến tên tuổi khác, là thành viên chủ chốt của Nhóm Mở Miệng: Bùi Chát. Như là một cách thế song thoại.
Bùi Chát là con người hậu hiện đại thập thành. Trong cảm thức, trong sống và viết.
Sáng tác hậu hiện đại thường mang tiếng với đời là chỉ hay ở cả khối, hay toàn tập, chứ hiếm khi hay từng bài, từng câu. Thế nhưng với thi sĩ tài hoa như Bùi Chát, anh đã phá vỡ định kiến đó. Tạm trích 10 “câu” thơ hay nhất của anh hầu bạn đọc.

1.
Tôi ngịch thơ
Jã chàng ngịch cát
Con lít ngịch những thứ khác
(“lời đề từ”, Xáo Chộn Chong Ngày) Continue reading

Inrasara: 1 XIN LỐI 2 CẢI CHÍNH & 2 NHẮC NHỞ

Tienve.org, 5-7-2015
Khánh Phương hơi lan man rồi, ví dụ như bạn lan man sang nhận định của tôi về Vi Thùy Linh ở đây, và… Nếu thế, thì trao đổi biết thuở nào cho xong. Ta đang nói về nguyên tắc mà. Xin kéo lại cụ thể như sau nhé.

1. Xin lỗi
Tập tiểu luận.phê bình Thơ nữ trong hành trình cắt đuổi hậu tố ‘nữ’ trong đó có bài tôi bàn về Khánh Phương rất mực là hoa cười ngọc thốt, dự tính phát hành sáng ngày 4-7-2015 ở buổi nói chuyện về các trào lưu thơ Việt đươmg đại tại Cà phê Văn học, TPHCM, thì tối ngày 2-7-2015, mừng húm – Khánh Phương có bài về nó, nên tôi cứ tưởng bạn “quảng cáo”, té ra là bạn “trao đổi” thiệt. Tôi bự cái nhầm! Continue reading

Inrasara: KHÁNH PHƯƠNG ĐÃ QUẢNG CÁO THƠ NỮ TRONG HÀNH TRÌNH CẮT ĐUÔI HẬU TỐ ‘NỮ’ NHƯ THẾ NÀO?

Tienve.org, 3-7-2015
Sáng nay, mở mắt đọc ngay bài Khánh Phương quảng cáo cho tác phẩm sắp phát hành của tôi: Thơ nữ trong hành trình cắt đuổi hậu tố ‘nữ’ bằng bài viết: “Trao đổi ngắn với nhà thơ Inrasara về những sai lầm và phiến diện trong phương pháp phê bình “THƠ NỮ TRONG HÀNH TRÌNH CẮT ĐUÔI HẬU TỐ NỮ”” (Tienve.org, 2-7-2015).
Tiếc là bạn quảng cáo hơi trật, trật từ chi tiết nhỏ trật đến trung tâm tinh thần cuốn sách.

1. Chi tiết
– Khánh Phương viết: “Theo diễn giải của bạn trong nội dung tiểu luận và sách đã công bố”.
Tiểu luận Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi suffix “nữ” đăng Talawas.org, tháng 12-2005 sau đó tôi in trong Song thoại với cái mới, NXB Hội Nhà văn năm 2008, chứ không phải 2014 như KP nhầm. Continue reading

Inrasara: HẬU HIỆN ĐẠI VIỆT NAM, TỪ MỞ MIỆNG SANG TRẦN NHẬT QUANG ĐẾN TÂM THƯ GỬI TỔNG THỐNG MỸ

1. Tiểu luận – phê bình được coi là có nghề đầu tiên của tôi là về “Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn”; tham luận đọc tại Đại hội Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, 3-2005; sau đó đăng ở Tienve, 17-3-2005. Còn bài giới thiệu tác phẩm đầu tiên của tôi lại rơi trúng vào Bùi Chát, thành viên chủ chốt của Nhóm Mở Miệng: “Sáo chộn với Bùi Chát”(1) đăng ở tạp chí Thơ (Hoa Kỳ) số mùa Đông năm 2003.
Nó như là một định mệnh.
Ở bài giới thiệu ngắn này, tôi viết:
“Thứ thơ rác [rưởi] đặc hiệu này có lẽ đây là lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. Nó mang trong mình làn gió thối thổi vào không khí thơ chúng ta. Nó buộc chúng ta quay lại nhìn nó. Và nhìn lại cả mình nữa! – Lâu nay, mình có quá thơm, quá diêm dúa lắm không!?” Continue reading

Inrasara: “Thư gửi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Raúl Castro” là bài thơ hậu hiện đại lớn

(thân tặng bạn thơ Lê Vĩnh Tài)

Lớn, không phải vì nó nổi tiếng, mà là lớn ở tự thân.
Lớn, lạ là chưa có nhà phê bình chuyên nghiệp nào động bút bàn về nó. Nhà phê bình Việt Nam cần thời gian để ngoảnh lại cho chắc cú chăng? Dẫu sao, theo tôi – đây là bài thơ hậu hiện đại lớn, lớn thật sự.

Tôi gọi “Bức thư” là bài thơ, không phải vì nó được viết nên bởi các nhà thơ, mà – bởi bên cạnh sự cô đọng của câu chữ rất cổ điển (ít có thỉnh nguyện thư nào cô đọng hơn thế) đựng chứa bao nhiêu ngôn từ đẹp, nên thơ: “như là một cơ hội để đem lại hòa bình, hiểu biết, và sự tôn trọng lẫn nhau”, văn bản còn làm cuộc phi tâm hóa thể loại giữa văn xuôi và thơ, giữa văn hành chánh và chữ nghĩa văn chương, và nhất là ở tầm lãng mạn rất siêu thực của nó.
Đó là thủ pháp dễ nhận ra nhất ở một sáng tác hậu hiện đại. Continue reading

Inrasara: Về một hiện tượng dị ứng nhai lại

đã đăng ở Vanvn.net, 12-2014

Hoài Nam trong bài “Chẳng cần là hậu hiện đại” (báo Đại biểu Nhân dân, 8-12-2014), viết:

“Quan sát đời sống văn chương Việt Nam trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XXI đến nay, nhất là ở mảng phê bình văn học, tôi nhận thấy một điều hơi đặc biệt. Ấy là cái sự vồ vập thái quá của một số người nào đó (xin miễn nhắc tên) với những isme mà ngày nay, ngay ở phương Tây, nơi chúng được sinh ra, người ta đã không còn muốn bàn đến nữa, hoặc chỉ nói đến chúng như những thứ đã bị nhét vào sọt rác của lịch sử. “Tân hình thức” và “Hậu hiện đại” là những isme như vậy. Đi sau, tìm hiểu sau nên… thích sau, âu cũng là chuyện bình thường trong học thuật. Chuyện bất bình thường là những “Tân hình thức” và “Hậu hiện đại” ấy lại mặc nhiên được những tín đồ Việt Nam kia xem như những dấu chỉ quan trọng để đánh giá giá trị của các tác phẩm văn chương đương đại Continue reading