Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 13: GIẢI HUYỀN THOẠI LỤC BÁT

[Để thay đổi bầu không khí, xin trở lại quá khứ xa]

1. Vấn đề tương quan lục bát Cham Việt được Võ Phiến đặt ra đầu tiên trong tùy bút “Thơ lục bát Chàm”(1). Ông viết một đoạn đáng chú ý:
“Một thể thơ phổ biến khắp hang cùng ngỏ hẻm, đã được mọi tầng lớp dân gian ngâm nga, đã làm cơ sở cho các điệu dân ca v.v…, một thể thơ như thế không thể được vay mượn, không thể du nhập từ ngoài vào. Nó phải bắt nguồn từ đầu ngay trong cuộc sống dân tộc. Do đó, giữa câu thơ Việt và câu thơ Chàm hẳn không phải có tương quan ảnh hưởng, mà có mối tương quan về nguồn gốc”.
Tôi rất muốn tô đậm mệnh đề: “mối tương quan về nguồn gốc”. Bởi từ mệnh đề này, sự mới sanh. Võ Phiến đã có gợi ý quan trọng, tiếc là chưa có nhà khoa học nào để tâm vào phát kiến đó. Bởi người ta cứ đinh ninh lục bát là thể thơ thuần Việt. Đinh ninh đến tận thế kỉ XXI, một vị vẫn còn khẳng định chắc nịch: “lục bát, song thất lục bát… là bản sắc độc đáo riêng của người Việt ta”(2). Khổ thế chứ!
Cho dù trước đó, giữa thập niên 60, Jaya Panrang (Lưu Quý Tân) sưu tầm và dịch ca dao Cham có cấu trúc tương tự lục bát đăng rải rác ở tạp chí Phổ thông, Thời nay. Ví như:
Jwai jiong di jơk lo đei
Jiong di kamei jơk siam binai
Jwai jiong di jơk lo tra
Jiong di dara jơk siam binai
Continue reading

Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 12. THƠ YÊU NƯỚC & CÂU CHUYỆN HÀI HƯỚC ĐEN

[về bộ ba Nguyễn Việt Chiến – Nguyễn Phan Quế Mai – Lê Vĩnh Tài]

Giữa bạt ngàn thơ ra đời từ sự kiện Biển Đông, ba bài thơ: “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến, “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai, và “Biển kể về nhiều chuyện khác” của Lê Vĩnh Tài là nổi tiếng nhất. Nổi tiếng từ ba vị thế và bằng ba cách thế khác nhau.
“Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến được viết ngay khi anh mãn hạn tù, và chắc chắn đó là một trong những bài thơ “yêu nước” sớm nhất được trình làng từ phía văn học chính thống. Bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai nổi tiếng qua ca khúc phổ nhạc “Tổ quốc gọi tên mình” được trình diễn ở rất nhiều sân khấu lớn nhỏ sau đó, nó càng nổi tiếng hơn nữa qua nghi án “đạo thơ”. Riêng Lê Vĩnh Tài, đây là hiện tượng thơ mạng trong thời gian dài, từ “Khi nào bà muốn – xin hãy đến!” xuất hiện ở thời đoạn sự kiện Hoàng Sa – Trường Sa đầu năm 2008 cho đến tận “Trường ca Tây Tạng” đăng trên Tienve.org giữa năm 2015.
Thế nhưng do ở vị thế khác, viết bằng tâm thế khác nên cách thể hiện mỗi nhà thơ mỗi khác. Khác từ thái độ của người thơ, khác qua ngôn từ, thi ảnh, nhịp điệu, khác sang tận tận thi liệu được sử dụng. Continue reading

Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 10: THƠ [TRONG, NGOÀI & SAU] TÙ CỦA VIỆT NAM

Xuyên suốt thế kỉ XX, Việt Nam là đất nước của tù tôi. Tù và tội. Tù thực dân, tù Cộng sản, tù Quốc gia, và cả tù Hòa bình. Muôn hình vạn trạng qua vô số nguyên do với bạt ngàn phận người, trong đó có không ít người làm thơ.
Nổi tiếng nhất phải kể đến Hồ Chí Minh với Nhật kí trong tù (1960) và Nguyễn Chí Thiện với Hoa địa ngục (1980) của ông. Nhìn chung, hầu hết nhà thơ sử dụng thơ ca như phương tiện lột tả cuộc sống trong tù để tố cáo chế độ ngục tù (Nguyễn Chí Thiện), hay dùng thơ bày tỏ chí khí (Hồ Chí Minh): “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”, hoặc như Tố Hữu: nói lên lòng căm thù, còn nếu có nhắc đến nỗi cô đơn: “Cô đơn thay là cảnh thân tù!” thì cô đơn ấy luôn vững niềm tin vào ngày mai tươi sáng: “Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin”.
Nghĩa là hiếm có bài thơ nảy sinh ở “ngoại vi” nhà tù, hay hơn nữa – sau khi thi sĩ ra khỏi nhà tù. Ở đó, “Đi về” của Tô Thùy Yên và “Người về” của Hoàng Hưng xuất hiện như ca lạ biệt, vô cùng độc đáo trong lịch sử thơ [tù] tiếng Việt.

Tô Thùy Yên
ĐI VỀ Continue reading

Hồ sơ Biên bản văn học. Bài 9: THỜI KHÁC, THƠ KHÁC, YÊU CŨNG KHÁC

[Về “Nắng chia nửa bãi chiều rồi” của Nguyễn Hoàng Nam]

1. Yêu mỗi thời mỗi khác, thơ mỗi thời mỗi khác. Thì thơ về yêu cũng phải khác, ở mỗi thời. Vậy mà mãi hôm nay, nhiều nhà thơ Việt vẫn không chịu khác, mới dở.
Xưa, phải cực kì nghiêm túc đâu ra đấy như Nguyễn Đình Chiểu: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/ Nàng là phận gái, ta là phận trai”, các cụ mới chịu. Còn Kiểu của Nguyễn Du thì bị coi là đã sa đà rồi. Mà có chi ghê gớm đâu! Gái trai gặp nhau, dù bị tiếng sét ái tình đánh gục ngay cái nhìn đầu tiên, Nguyễn Du vẫn cho “Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”. Đến khi tình dậy cơn chịu không thấu, Kiều mới phá lệ “Xăm xăm bằng lối vườn khuya một mình”; rồi khi thấy chàng “Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”, Nguyễn Du đã cho nàng sạc ngay: “Thưa rằng: đừng lấy làm chơi”; để cuối cùng chàng Kim chả làm ăn được gì, khi Kiều luân lạc. Mãi khi – Võ Phiến đùa: “Kim Kiều tái ngộ đang độ trẻ trung chừng ấy, sớm tối ra vào gần gũi nhau chừng ấy, mà tác giả nhất mực không cho họ “biết” nhau đến cùng thì ai mà chịu được”(1) Continue reading

Inrasara: Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 8. CHIẾN TRANH VIỆT NAM: TÔI, TA & HẮN

[Trịnh Công Sơn – Chú Bộ đội – Nguyễn Bắc Sơn]

Với chiến tranh Việt Nam…
Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ phản chiến với những Ca khúc Da vàng mà tiếng tăm vượt ra ngoài biên giới Việt Nam.
Quê hương đã mất, sau đó bị chia cắt. Anh đi tìm quê hương, một quê hương đầy đặn và thanh bình, nhưng ở đó chỉ thấy ngày dài, và đêm dài. Hỏa châu, hầm chông, hố bom, lửa đạn, làng xóm và thành phố tan hoang, xác Việt nằm la liệt. Trong rừng hoang, nơi góc phố, trên ruộng đồng…
Mênh mông xác người, anh như kẻ mù mò tìm người thân yêu: “Xác nào là em tôi dưới hố hầm nay, bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây…”
Xác da vàng với đủ hình thù không thể biện biệt, anh như muốn điên lên, “hát trên những xác người…”
Rồi anh nhìn ra vấn đề, và anh giận dữ: “Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo cường, cho tham vọng của một lũ điên”. Continue reading

Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 7: HIỆN THỰC ĐI VỀ ĐÂU?

[Từ Đoàn Văn Cừ, Phạm Thiên Thư, Thanh Tâm Tuyền đến Phan Bá Thọ]

1. Từ phong trào Thơ Mới, ta từng biết đến Hiện thực tả chân qua các bài thơ đặc sắc của Đoàn Văn Cừ; từng biết đến Hiện thực phê phán ở đó Tú Mỡ là đại biểu xứng danh; sau nữa là Hiện thực xã hội chủ nghĩa của Tố Hữu:

O du kích nhỏ giương cao súng.
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu.
Ra thế! To gan hơn béo bụng.
Anh hùng đâu cứ phải mày râu
!

Rồi Hiện thực huyền ảo – nếu có thể gọi thế – ở Động hoa vàng của Phạm Thiên Thư. Trước đó một thập niên, là tính [Hiện thực] siêu thực của Thanh Tâm Tuyền: Continue reading

Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 6: BÀN CHÂN VIỆT: Bài thơ lớn – bài thơ nhỏ

[Biti’s – Chế Lan Viên – Nguyễn Hoàng Nam]

1. “Bước chân Lạc Long Quân xuống biển… Bước chân Âu Cơ lên non… Bước chân Tây Sơn thần tốc…” là những bước chân truyền thồng đầy kiêu hùng của người Việt. Những bước chân lịch sử ấy làm nên một tập đại thành cho… “Bước chân tiến vào thiên niên kỷ mới”. Để…
“Biti”s – Nâng niu bàn chân Việt”.
Qua đó người đại diện Công ty Giày dép tự tin tuyên bố: “Rất nhiều doanh nghiệp đã gọi điện hỏi về tác giả mẩu quảng cáo truyền hình “Nâng niu bàn chân Việt” của công ty Biti’s. Quả thật, ít có trường hợp quảng cáo nào của doanh nghiệp Việt Nam tạo được sự chú ý như vậy”(1).
Banchan-Bitis
2. Khởi từ truyền thống cổ sơ ấy, bàn chân liên tục liên tục dấn tới tạo dựng lịch sử hiện đại. Continue reading

Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 5: TAM TẤU KHỞI ĐỘNG THƠ NỮ QUYỀN VIỆT

[Dư Thị Hoàn – Thảo Phương – Nguyễn Thị Hoàng Bắc]

1. Giữa trào lưu cách tân thơ Việt Nam thời Đổi mới, “Lối nhỏ” của Dư Thị Hoàn xuất hiện nhẹ nhàng và khiêm cung. Thế nhưng, ẩn dưới hình hài “nhỏ” kia là sức mạnh của sự phá vỡ. Bởi từ bỏ con đường lớn để đi vào lối nhỏ, một lối nhỏ gập ghềnh sỏi đá hứa hẹn nhiều bất trắc, rất cần đến một sự dứt áo quyết liệt. Chối bỏ tinh thần tập thể từng một thời gian dài áp đặt lên suy nghĩ và hành động của công chúng, cái tinh thần “khi riêng tây, ta thấy mình xấu hổ” (thơ Chế Lan Viên) chi phối thơ và lối làm thơ của đại bộ phận người cầm bút, phải thật cá tính mới dũng cảm bước ra khỏi lối mòn, tự tin chọn lối đi riêng cho thơ mình. Sự chọn lựa mang nhiều rủi ro cũng là chọn lựa mở ra chân trời tự do cho một cá thể độc lập. Và chính sự chon lựa lối nhỏ đó đưa Dư Thị Hoàn vào đời, và bước lên thi đàn, sau đó. Continue reading

Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 4: HOÀNG SA – TRƯỜNG SA: HAI CẢM THỨC, HAI LOÀI THƠ, HAI HƯỞNG THỤ

1. Xung đột và tranh chấp ở Biển Đông vào cuối năm 2007 và giữa năm 2011 cùng các hệ quả của nó, là một sự kiện chính trị xã hội lớn nhất Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI qua hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra ở Sài Gòn, Hà Nội với những vụ bắt bớ, giam cầm tác động mạnh đến tâm thức người Việt khắp toàn cầu, qua đó tạo nên một hiện tượng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử văn chương tiếng Việt(1).
Cứ tưởng yêu nước là thứ tình tự phát, nằm yên trong sâu thẳm trái tim mỗi công dân để bất ngờ bột phát khi nó bị động đến. Nghĩa là thuần cảm tính. Nhưng ở xã hội Việt Nam hiện đại nó đã rất khác. Tình kia luôn bị lí trí can thiệp. Bản năng tính sơ khai được định hướng và định mức, từ đó nảy sinh chủ nghĩa yêu nước, rồi là phong trào thi đua yêu nước với đủ món phái sinh ra đời. Continue reading

Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 2. TỪ LÊ VĂ[ĨNH]N TÀI ĐẾN TRẦN NHẬT QUANG, TRIỀU TIÊN ĐỨNG Ở ĐỈNH NÀO CỦA THẾ GIỚI?

1. Năm 2014 ghi nhận hai hiện tượng thơ vô cùng thú vị: hiện tượng Lê Vĩnh Tài và Trần Nhật Quang. Theo tôi, cả hai đều có liên hệ dậy nhợ với một tài năng thi ca khác: Lê Văn Tài với các sáng tạo độc đáo của anh: Thơ cụ thể concrete poetry.
Loạt bài “Văn bản toàn trị đăng trên Tienve.org, gồm “Văn bản toàn trị [nhìn thẳng]”, “Văn bản toàn trị [đọc gần]”, “Văn bản toàn trị [nhìn từ dưới lên]”, “Văn bản toàn trị [nhìn nghiêng]” tạo hiệu quả nghệ thuật đặc biệt.
Ở “Văn bản toàn trị [nhìn sâu]”, chữ và nghĩa hoàn toàn vắng mặt, dành chỗ cho màu sắc và hình khối. Một bức tranh nhiều màu án ngữ giữa màn hình vi tính. Vòng ngoài là loạt bàn chân cùng đi một chiều, tạo cảm giác trăm bước đi trên một lối mòn đã định hướng sẵn; phần trong là các que ngoặc không đều gồm ba màu tím, xanh và xám như thứ mê lộ được thiết chế bảo vệ cho sự an toàn của chiếc sọ dừa. Cuối cùng tâm điểm bài thơ là chiếc sọ dừa với hai thanh dùi cui như hai chiếc xương bánh chè bắt chéo ở tư thế dọa nạt “nguy hiểm chết người”, nhưng sọ dừa kia vẫn rất mực trang trọng đạo mạo đầy quyền uy qua chiếc cà vạt thắt nghiêm chỉnh với hai bàn tay xòe áp vào ngực.
Tác giả để cho người đọc [nhìn] mặc sức liên tưởng và tưởng tượng. Continue reading