Inrasara: GIẢI THƯỞNG NÀO CHO CỬU LONG CẠN DÒNG BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG?

BienDong
Giải thưởng cho Ngô Thế Vinh với tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng(1), cơ quan hay tổ chức nào sẽ trao cho nó? – Không đâu cả!
Tôi đã thử đề nghị với Giải Sách Hay của IRED, tiếc là tác phẩm nằm ngoài quy chế Giải (phải là tác phẩm in trong nước qua nhà xuất bản của Nhà nước). Vậy là không đâu vinh danh nó, dù mươi năm qua – chắc chắn nó là tác phẩm xứng đáng nhất. Trong nước – không, hải ngoại cũng không. Chúng ta ưa nói đến giải thưởng từ sự đón nhận của độc giả; rồi ngay cả ở đây càng không nốt. Bởi Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng không in, không bán trong nước, thế nên tuyệt đại đa số người đọc quốc nội không biết đến nó. Hỏi có tội không?
Trong khi, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng là tác phẩm khủng.

Khủng ở dữ liệu thực tế vô cùng phong phú mà tiểu thuyết mang chứa, tác phẩm được tác giả gọi là Faction (kết hợp từ chữ fact + fiction: Dữ kiện Tiểu thuyết / Tiểu thuyết tư liệu). Câu chuyện mang tính sinh tử liên quan trực tiếp đến cả vùng địa lí-lịch sử-văn hóa rộng lớn được kể bởi người trong cuộc, sống với và qua thực tế Mekong, nhiều năm đầm mình trong Tinh thần Mekong (The Mekong Spirit). Continue reading

Inrasara: NGUYỄN HÒA, “NHÀ PHÊ BÌNH MÙ”

Bài “Một số lý thuyết ngoại nhập và văn học Việt Nam gần đây” của Nguyễn Hòa đăng trên Vanvn.net, ngày 3-8-2016 phạm cả khối sai lầm về kiến thức, người đọc có hiểu biết cơ bản về hậu hiện đại không khó nhận ra. Ở đây tôi chỉ nêu lên 4 điểm lạ đời.

1. Thiếu văn hóa… chú thích
Bài viết dằng dặc đến 7.180 chữ, với cả đống tên tuổi và trích đoạn, vậy mà vỏn vẹn 2 chú thích cụ thể được dẫn ra! Từ thiếu văn hóa chú thích dẫn đến nỗi khiếm danh. Cơ man là “có bài”, “có đoạn”, “ông cho rằng”, “những ai”, “dịch giả kể trên nói”. “Những ai” không ai biết là ai. “Có bài”, “có đoạn” càng không viết bài/ đoạn kia đăng ở đâu. Thao tác tối thiểu đòi hỏi ở một bài nghiên cứu phê bình mà nhà phê bình bỏ qua, không lạ sao?
Vụ khiếm danh này, lần trước khi viết phê bình hậu hiện đại, tôi đã hai lần lôi Nguyễn Hòa lên mặt báo hầu chuyện, vậy mà ông cứ tính nào tật nấy, không chừa.

2. Nguyễn Hòa quyết giành bản quyền lạc hậu về phần mình Continue reading

Inrasara: TRUNG – VIỆT VIỆT – TRUNG LÀ TÁC PHẨM BẠN ĐANG VIẾT & ĐANG VIẾT BẠN, SAO BẠN KHÔNG THỬ ĐỌC ĐI?

TV-VT
Đỗ Quyên là người viết ưa dài.
Anh sưu tầm hàng lô hàng lốc trường ca và thơ dài để làm thành Trường ca Việt với cả đống tên tuổi, bất kể hay dở.
Anh làm “200 tác giả, 8 thế hệ: Phê bình thơ Việt hậu Đổi mới”, cũng dài chán.
Là những cái dài cần thiết, có ích cho nghiên cứu văn học.
Nỗi dài ở Đỗ Quyên khiến tôi ngán nhất, là trả lời phỏng vấn. Ở Thơ đến từ đâu (Nguyễn Đức Tùng, NXB Lao Động, 2009), anh nói tận 56 trang. Đích thị là trường ngôn!
Và phê bình của anh, dài [dòng] đọc đến hụt hơi, đọc đến chữ cuối nó khiến ta như bị lạc vào rừng rậm của chữ nghĩa và diễn giải. Continue reading

HỒ SƠ BIÊN BẢN SO SÁNH 19. Lê Vĩnh Tài & những trò diễn của thơ

Có nhà thơ làm thơ mà không cần suy nghĩ về thơ, không có bất kì quan niệm nào dù mơ hồ nhất về thơ, không cần biết thơ là gì, tại sao làm thơ, thơ viết cho ai, vân vân. Họ làm thơ, thế thôi.
Có nhà thơ nói, bàn về thơ và nghề thơ. Bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi có cơ hội, điều kiện. Qua các bài, tập sách lí luận – phê bình hoặc qua phát biểu cảm tưởng hay trả lời phỏng vấn, qua phát động một trào lưu, một trường phái hay chỉ rải rác qua thư từ, bằng công trình hàn lâm hay dẫu ngẫu hứng bình một bài thơ hay, bằng văn xuôi hay chỉ gửi ý tưởng mình trên đôi cánh thi ca.
Xưa thế, nay cũng vậy. Đông hay Tây. Các nhà thơ này đều từng một/ nhiều lần nỗ lực nói lên quan điểm về nghề, phương pháp sáng tác cũng như hệ mĩ học của mình. Nhất là nhà thơ Tây phương, các nhà thơ chuyên nghiệp. Từ Thomas Stearns Eliot đến Octavio Paz, từ Guillaume Apollinaire đến Jorge Louis L. Borges, từ Yves Bonnefoy đến Dana Gioia… Đôi khi thành tựu về “nói” của họ còn xuất sắc hơn, đồ sộ hơn sáng tác của họ nữa. Continue reading

Inrasara: Hồ sơ biên bản so sánh. Bài 18

THƠ TRẺ CHAM VÀ THƠ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC
Khác biệt từ tư duy thơ đến khác biệt của cách xuất hiện và lối biểu hiện

Người Cham làm thơ tiếng Việt muộn.
Trong khi ngay từ thời kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ dân tộc thiểu số ở phía Bắc như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Nông Viết Toại, Triều Ân… đã có mặt; rồi thời kì chiến tranh với Vương Trung, Vương Anh… vắt sang giai đoạn thống nhất đất nước, nổi lên các tên tuổi Y Phương, Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn, Mai Liễu, Dương Thuấn… thì mãi năm 1996, Inrasara mới cho ra tập thơ đầu tay Tháp nắng do NXB Thanh niên xuất bản.
Như thế là muộn, quá muộn nữa là khác. Bởi truyền thống Cham đã có văn học viết từ thế kỉ XV-XVI. Muộn, mãi khi cơ hội tới với sự ra đời của đặc san Tagalau – Tuyển tập sang tác – sưu tầm – nghiên cứu Cham vào mùa Katê năm 2000, và khi đã thực sự nhập cuộc, các thi sĩ Cham xuất hiện hàng loạt và ồ ạt, để tạo nên một hiện tượng.
Cùng những khác biệt rất riêng.

1. Khác biệt từ tư duy thơ
Lối nghĩ cũ bị quy định bởi hệ mĩ học nông nghiệp vẫn còn kiên trì bám trụ nơi tâm thức nhiều người làm thơ Việt hiện nay, khiến tư duy thơ chúng ta co cụm lại, cố thủ trong truyền thống xưa cũ. Từ người Việt, Vương Trọng chẳng hạn. Continue reading

Inrasara: Hồ sơ Biên bản So sánh. 17. THÔNG ĐIỆP “TÔI LÀ CỘT ĐIỆN” CỦA LÊ ANH HOÀI

clip_image002_thumb10

1. Họa sĩ Như Huy được cho là người khơi mào cho thơ trình diễn Việt Nam, bằng một màn trình diễn thơ trước… ít khán giả, tại quán Cafe EraWine – TP Hồ Chí Minh, vào năm đầu tiên của thế kỉ XXI. Năm năm sau, Hà Nội mới biết đến loại hình nghệ thuật mới này qua chương trình “Chiều buông đầy những tiếng thở dài” của nhà thơ Dương Tường tại L’Espace. Để rồi qua sự kiện thơ trình diễn tại Sân Thơ Trẻ ở Văn Miếu vào năm 2008 và 2009, thơ trình diễn đã tiến một bước đáng kể(1).
Tuy thế, ở các cuộc trên, tương tác giữa nhà thơ và khán giả là điểm cốt tủy của thơ trình diễn lại hoàn toàn vắng mặt. Không ít nhà thơ biến thơ trình diễn thành thứ trình diễn thơ: cứ mang thơ loại nào bất kì lên sân khấu diễn, thì nghiễm nhiên trở thành thơ trình diễn! Continue reading

Hồ sơ Biên bản So sánh 16. TỪ “ĐỪNG!” CỦA ĐINH LINH ĐẾN “LUỘC” CỦA LÝ ĐỢI

1. Từ truyền thống húy kị
Nỗi húy kị của văn hóa Hán học ám ảnh chữ nghĩa Việt làm nên một thứ truyền thống lạ lẫm nhưng lâu dài, bền chắc. Sau tám thế kỉ, mấy trăm từ húy kị được kê khai để mỗi năm mỗi bổ sung thành một danh sách dài ngoằng đến các sĩ tử đã phải hao tốn bao nhiêu sinh lực học thuộc lòng mới tránh khỏi vạ chữ. Việt Nam thời hiện đại, đại bộ phận húy kị cũ biến mất, thay vào đó là những húy kị mới khai sinh, vừa cụ thể vừa mơ hồ nên nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường hơn. Húy kị từ tên người cho đến những biểu tượng và huyền thoại nhân tạo. Truyền thống húy kị ăn sâu vào tiềm thức tạo nên tâm lí cộng đồng khó gột rửa. Cả ở lĩnh vực sáng tạo văn chương tưởng là nơi húy kị không thể bén mảng tới, vậy mà nó vẫn có mặt. Có mặt, và nhắc nhở nhà văn, nhà thơ Việt Nam… đừng. Đừng và tránh. Ví có động vào biểu tượng và huyền thoại kia, chữ nghĩa ta cũng dừng lại ở bóng gió, “ẩn dụ”. Continue reading

QUÀ TẶNG CỦA QUỶ SỨ – TRẦN WŨ KHANG

Bài thơ “Quà tặng của Quỷ sứ” trong tập thơ cùng tên do Nhà xuất bản Giấy Vụn, Sài Gòn in năm 2009, đã được nhà thơ Đinh Linh dịch ra tiếng Anh. Bài thơ vừa được Eiríkur Örn Norðdahl, một nhà thơ Iceland nổi tiếng dịch, đăng Ở ĐÂY
http://heimskan.blogspot.is/2015/11/gjof-andskotans-eftir-tran-wu-khang.html
Bạn đọc có thể đọc lại nguyên tác tiếng Việt và bài bình của Inrasara đăng trên Vanviet Ở ĐÂY http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/ho-so-bin-ban-so-snh-bi-9-tho-tao-hnh-hau-hien-dai-c-g-moi/

Hồ sơ Biên bản so sánh. Bài 14: VÔ CẢM ĐỜI VÔ CẢM THƠ

1. Hai nữ sinh đánh nhau dưới góc phố, nhóm bạn đứng quanh hò hét cổ vũ, ta đi ngang qua thấy, đứng lại nhìn, rồi thản nhiên bước đi. Chuyện nhỏ!
Anh kế toán chạy xe từ ngân hàng mang bọc tiền lương đến cơ quan, ngang ngã tư thì bị va quẹt, cái bọc rách làm đám tiền bay tán loạn, cả khối người xô tới “lượm”, đút túi, rồi đi; ta đi xe ngược chiều thấy, cho xe chậm lại, nhìn, rồi rồ ga chạy đi. Chuyện không liên can gì đến ta.
Vô cảm nhỏ tới vô cảm to. Lấn ở ải Nam Quan, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông; chủ quyền đất nước bị xâm phạm ư? – Đã có Đảng và Nhà nước lo. Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận ảnh hưởng cả khu vực ư? – Nỗi ấy còn xa vời lắm. Xung đột ở Tu viện Bát Nhã chỉ là vấn đề nội bộ tôn giáo. Còn vụ vi phạm tự do ngôn luận chỉ liên quan riêng cá nhân nhà văn Nguyễn Quang Lập…
Ngày qua ngày, ta cứ thái độ vô cảm, như không có gì xảy ra ở đó. Riết thành quen.

Nguyễn Quang Lập “đồng nghiệp” sớm tối ngó mặt nhau mà ta đã vô cảm, huống chi nữ nhà thơ trẻ Nadia Anjuman ở tận đất nước Afghanistan xa xôi. Không một nhà thơ Việt Nam nào khóc. Continue reading