THƠ CON CÓC LÀ MỘT BÀI THƠ THIỀN ĐỘC ĐÁO

“Thơ con cóc” là bài thơ dở, dở đến nỗi người ta biến nó thành một tính từ chỉ định loài thơ dở tệ. Đồ thơ con cóc, – đại bộ phận người Việt nghĩ thế. Nguyễn Hưng Quốc thì khác. Anh vận dụng lí lẽ, lập luận, ngôn từ để chứng minh rằng đó là một bài thơ… hay.

Và chúng ta thấy nó hay thật, cái hay đầy lí trí!

 

  1. Tôi cũng thấy “Thơ con cóc” là bài thơ hay, nhưng hay kiểu khác: Một bài thơ Thiền độc đáo. Thử đọc lại nó, thật chậm. Từng câu một. Và liên tưởng…

Continue reading

Inrasara: KIỀU MAILY, THƠ CA NHƯ LÀ MỘT QUYỀN LỰC CỦA CÁI ĐẸP

Đà Nẵng Cuối tuân

Người Chăm theo chế độ gia đình mẫu hệ, ở đó người phụ nữ toàn quyền cai quản gia đình, dành phần trách nhiệm tổ chức xã hội cho cánh đàn ông. Sự thể được ông bà Chăm thể hiện rạch ròi trong câu tục ngữ nổi tiếng: “Likei di bang mưthuh, kamei di bang mưnưk: Đàn ông cho chiến đấu, đàn bà cho sinh nở.” Và sự “sinh nở” phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này. Nghĩa là người nữ nỗ lực tối đa để đáp ứng mọi điều kiện vật chất lẫn tinh thần cho sự “chiến đấu” của đàn ông. Continue reading

Inrasara: THƠ ĐỒNG CHUÔNG TỬ LẦN NỮA DỪNG Ở ‘CHUNG KHẢO’

Nhớ năm 2009, tập thơ Mùi thơm của sự im lặng của Đồng Chuông Tử và Những giấc mơ đa chiều của Tuệ Nguyên là hai trong năm tập thơ được chọn vào chung khảo Giải thưởng Thơ Bách Việt. Lạ, hai tác giả là người Cham Bình Thuận và Ninh Thuận. Nhà thơ Ý Nhi người xét chung khảo phát biểu đại ý, khi chọn tác phẩm, chúng tôi hoàn toàn không biết hai tác giả trẻ này là Cham; biết ra chúng tôi mới thật sự ngỡ ngàng.

Nếu thơ Tuệ Nguyên là thứ thơ với ngôn ngữ thô tháp, trần trụi thì Đồng Chuông Tử là chênh vênh, đứt quãng khó nắm bắt ở đó tứ thơ luôn cư trú ở đường biên được và mất, có và không, hụt hẫng và thất thố. Nên không lạ, cả hai khi chịu “chơi” thì họ chỉ có thể lết đến cửa chung khảo, và không thể hơn. Bỏ thì tiếc, cho giải cao lại không đặng, Bởi Ban tổ chức khó lí giải khi bị độc giả bắt bẻ! Continue reading

Inrasara: NHÀ THƠ VÀ MỤC ĐÍCH TỐI HẬU: PHÓNG SINH CHỮ

Đọc Âm thanh những giấc mơ của Trần Hữu Dũng, NXB Hội Nhà văn, 2016

1. Bỏ qua những bài thơ “lẻ” đứng chen chân lạc lõng như thể không đảm nhiệm công việc nào khác hơn là làm đầy tập thơ, cái tình chủ đạo đi suốt Âm thanh những giấc mơ vẫn là tình buồn. Cho dù đây đó, tiếng thơ có vang lên vài khúc ca vui, nhưng đó chỉ là niềm vui rất “phượt”, chưa tới. Chưa tới, do thơ còn chưa thâm nhập đủ sâu vào vùng đất, vào cuộc người của triệu sinh phận ngàn năm trầm mình nơi mảnh đất ấy.
Thơ hành trình “Dọc đường Tây Bắc”, rồi ngược lên “Sapa tháng 11” để thưởng lãm “Cao nguyên đá”. Có lẽ do lần đầu [hay chưa nhiều lần] lên vùng dân tộc thiểu số, nhà thơ thấy lạ mắt, nghe “dấu hiệu tốt lành, sự sống sinh từ đá” để cảm nhận “ấm lòng và hạnh phúc” cùng con người và cảnh vật. Continue reading

Inrasara: NGUYỄN THỊ KIM HÒA TẢN VĂN & SỰ SẮC SẢO CỦA TÌNH CẢM

Nguyễn Thị Kim Hòa, con dân đất nắng Phan Rang – người viết văn “tỉnh lẻ”, nghĩa là cư trú xa trung tâm văn hóa lớn, vừa xuất hiện đã tạo thành một hiện tượng “nhỏ”. Mới và trẻ, 30 tuổi – Kim Hòa đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội (2013-2014); năm sau lần nữa: Giải nhất cuộc Vận động sáng tác văn học thiếu nhi Việt Nam – Đan Mạch (2013-2015).
Và Ninh Thuận vừa có thêm một hội viên Hội Nhà văn Việt Nam: 2016!
Sau thành công của truyện ngắn và truyện viết cho thiếu nhi, ta có thêm một Nguyễn Thị Kim Hòa-tản văn, cũng độc đáo không kém.
Inrasara

1. Tôi muốn đặt Nguyễn Thị Kim Hòa bên cạnh Phan Thị Vàng Anh, càng rất muốn đặt hai tập tản văn của hai tác giả nữ này: Sa mạc & những vệt nhớ (NXB Văn hóa Văn nghệ, TPHCM, 2016) bên cạnh Nhân trường hợp chị thỏ bông (NXB Hội Nhà văn, 2004) để làm cuộc so sánh, cho dù hai người viết có hai thế giới sống, khai thác chất liệu và viết với hai phong cách rất khác nhau. Continue reading

Inrasara: KAI HOÀNG MÊ SẢNG TRONG NHỊP THỞ THỜI GIAN

Đọc tập thơ Gặp tôi ngày mê sảng của Kai Hoàng, NXB Hội Nhà văn, 2016
Kai Hoang 02
1. Giở bất kì trang nào ở bất kì bài thơ nào trong tập Gặp tôi ngày mê sảng, ta cũng có thể bắt gặp thi ảnh siêu thực. Nhiều, một vài, hay một, nhưng chưa bao giờ vắng mặt. Như thể Kai Hoàng tư duy thơ qua hình ảnh và ngôn từ khác lạ, liên tưởng lạ lẫm hòng lắp ghép những sự thể không dính dáng gì đến nhau về đứng kề cận hay xen kẽ nhau, để bật ra điều thơ muốn nói. Continue reading

Inrasara: THÔNG ĐIỆP NHƯ LÀ ẨN NGỮ

[một góc nhìn Chậm hơn sự dừng lại, tập thơ Trần Tuấn, NXB Hội Nhà văn, 2017]
TranTuan 4-2008
Hành hương về phía rừng già, rừng già như là giấc mơ nguyên thủy của loài người; hành hương đi tìm giọng nói, giọng nói như là tiếng bập bẹ nguyên sơ của buổi bình minh nhân loại – khi con người hãy còn chưa bị văn minh thao túng, tàn phá, làm suy đồi, tha hóa, và vong thân.
dậy đi thôi
không phải mơ mà chúng ta đang chết

Còn hơn chết, chúng ta chỉ còn là những cái xác biết di động. Đây và kia. Chúng ta đang “lang thang trong thân thể kẻ khác”. Je est un autre: Tôi là kẻ khác, tất cả “tôi”, không ngoại trừ ai. Là chúng ta. Lang thang và lang thang…
Đi, chạy là lang thang. Nói, làm hay không làm gì cả (vô vi) là thang thang. Suy tư hay hành động là lang thang. Không lang thang cũng là thứ lang thang. Lang thang như kẻ mù tìm đường giữa đêm tối với cây nến đang tắt trong tay. Continue reading

Inrasara: SONG TỬ, TIẾNG HÁT HI VỌNG TỪ NÁT TAN

Đọc Song tử, tập thơ của Như Quỳnh de Prelle, NXB Thuận Hóa, 2017.
images1365720_SongTu_01
1. Song tử là thơ của chuyện kể, kể những câu chuyện riêng tư, của mình và những sinh linh xung quanh mình. Như thứ nhật kí nội tâm, bằng thơ. Bài thơ khởi đầu bằng chi tiết vặt vãnh: kí ức, hành vi hay ước mơ vặt vãnh. Trong ngày:
Buổi sáng thứ 7 của tuần đầu tiên tháng 7
tôi đi chợ tươi ngoài trời

(“Thứ 7 của tháng 7”)
Một buổi sáng thức dậy
nàng muốn được ăn cả vạn vật trên thế giới

(“Nàng thơ”)
Một buổi chiều thứ 7, mọi thứ xếp gọn lại
(“Những đốt ngón tay rời nhau” Continue reading

Inrasara: CẮT LÁT VÀI THÔNG ĐIỆP TỪ MỘT GIẢI THƯỞNG

Tia Sáng, 20-9-2016
phancamthuong
Giải Sách Hay do Viện IRED và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh bảo trợ vừa được tổ chức tại phòng khánh tiết của khách sạn REX – TP Hồ Chí Minh vào sáng ngày 18-9. Đây đã là năm thứ 6 của giải thưởng dân sự này.
Độc giả và người yêu sách ngồi đầy khán phòng sang trọng với khoảng 200 ghế ngồi, đủ nói lên sức hấp dẫn của Giải Sách Hay – giải thưởng được xem là công tâm và uy tín nhất hiện nay. Không có vụ lùm xùm trước và sau khi Giải được công bố, càng không có lời đàm tiếu về những tiêu cực này nọ. Bởi phong cách và quá trình xét giải là “hồn nhiên, công tâm và vô tư; các thành viên làm việc độc lập tuyệt đối” (lời Bùi Văn Nam Sơn).
Cũng như mọi năm, tinh thần của Giải Sách Hay là “mỗi cuốn sách là một thông điệp”. Vậy đâu là những thông điệp mới của năm nay? Continue reading