Phê bình-35. GIẢI NOBEL CHO VĂN CHƯƠNG VIỆT, TẠI SAO CHƯA?

Ngày 9-1-2022, Tuổi trẻ đưa tin ở Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc “mong ước một ngày không xa Việt Nam sẽ có nhà văn đạt giải thưởng Nobel văn chương, mang đến niềm tự hào cho đất nước”.

Bỏ qua các bình luận bao la của cư dân mạng, hãy đi thẳng vào một khía cạnh của vấn đề.

14 năm cũ, phát triển bài trả lời phỏng vấn trước đó, tôi có tiểu luận: “Giải Nobel cho văn chương Việt, tại sao chưa?” đăng Vietnamnet.net, 10-10-2008, sau đó in trong Song thoại với cái mới-2008.

Continue reading

ĐI SUỐT THIÊN ĐỊA NHÂN KÝ, THẤY GÌ?

Cảm nhận đọc thơ Trần Phương qua 03  tập Thiên Địa Nhân ký

Trần Phương vừa xuất bản ba tập thơ Thiên Địa Nhân ký, do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2019 và 2020; khối lượng 1257 bài thơ ngắn, ba ngữ: Việt – Anh – Pháp, dày 1260 trang, khổ 18 cm x 11 cm, bìa cứng C300, sách in đẹp.

Tôi, vốn “ngán” đọc những tập thơ dày…

Thiên Địa Nhân ký tuy là thơ ngắn ít chữ, nhưng lại tam ngữ và dày… “Về đâu, tập thơ song ngữ Anh – Việt?” – Tôi đã hỏi như thế ở một tiểu luận đăng mươi năm trước…  Tôi, lật trang một cách ngẫu nhiên theo kiểu bói thơ và, đụng ngay:

Continue reading

HIỆN THỰC THẬM PHỒN Ở VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Một góc nhìn về tiểu thuyết Vườn Thượng uyển Bolac xuất bản, quý 3-2021 của Lê Anh Hoài

Khởi đầu bằng châm ngôn: “Thành phố nghệ thuật – hành xử nghệ sĩ” với lời hiệu triệu: “Hãy tăng tốc!” Tăng tốc sáng tạo, tăng tốc làm nghệ sĩ với hành xử nghệ sĩ và thái độ nghệ sĩ trong một thành phố nghệ thuật. Thế thôi, sáng mở mắt, gần nửa thành phố đăng kí trở thành nhà văn ở đó đến phân nửa làm nghệ sĩ tạo hình

Continue reading

Giải trí cuối tuần. THƠ & NHÀ THƠ

Bùi Giáng chê J-P. Sartre: Có 5 trái ổi, tôi ăn hết 7, còn bao nhiêu là câu hỏi triết gia cỡ Sartre không thể trả lời nổi. Nhà thơ là loài ưa nổ, hết nổ tới… “vu khống”, tức chuyện không nói có. Bùi Giáng, và tôi chả khác!

Nhớ, Lễ Tẩy trần tháng Tư ra lò, tôi mang tặng bạn văn Hà Văn Thùy nhà cạnh nhà. Anh viết một bài phê bình, chê nát: “Tháp nắng đang ngon lành vậy, sau 7 năm ông lại kéo thơ mình đi xuống tệ hại thế chứ.”

– Bà con Cham đón nhận nó thế nào? – Anh hỏi, không đợi tôi trả lời, mà thuyết… 

– Tôi đi khắp bắc trung nam uống đủ loại rượu chưa thấy đâu “loài hổ mang biển” bao giờ… Chuyện không sao lại nói có!

Continue reading

THẾ NÀO LÀ MỘT NHÀ VĂN TOÀN DIỆN?

[hay. Tại sao Nguyễn Huy Thiệp chưa thể với tới tầm Nobel? – tóm ý 1 tiểu luận dài, 4-2021 chưa đăng]

Toàn diện…

Nhà văn nêu lên được tinh thần cốt tủy của dân tộc, hay lớn hơn – thời đại;

Tinh thần tư tưởng đó được mở rộng tối đa, đẩy đến cùng và được thể hiện qua nhiều thể loại và bằng nhiều cách thức khác nhau;

Continue reading

PHÊ BÌNH, LÀ NHÌN KHÁC

1.

GS-TS Mã Giang Lân cho Bùi Giáng – ở bộ phận sáng tác thứ nhất tức “thời kì đầu”, có “những bài thơ, câu thơ tuyệt bút, ngôn ngữ phóng túng, tài hoa… tiếng Việt trong sáng, tinh tế, tài tình”. Bước sang bộ phận thứ hai, khi bình bài “Ngẫu hứng”, anh viết:

“Tất cả đều không có nghĩa. Thế nên thơ Bùi Giáng, ở dạng thứ hai này, chúng ta không thể/ không nên để công vào khảo sát. Đây là ngôn ngữ của bệnh nhân tâm thần.” (Hồn Việt, 10-2013).

Continue reading

Phê bình-03. KHỦNG HOẢNG NHƯ LÀ TÍN HIỆU TỐT LÀNH!

1. Thơ Việt đang khủng hoảng, cần nhìn nhận khủng hoảng kia như một tín hiệu tốt lành! Tại sao? Bởi không khủng hoảng, không bế tắc, ta mãi ngủ quên trên lối mòn, tự thỏa mãn với mấy thành tựu cũ. Khủng hoảng, thức nhận mình khủng hoảng là cơ hội để vượt bỏ.

Hành trình thơ Việt hiện đại, nói lên điều đó. Từ lãng mạn, hiện thực, [một phần] tượng trưng và siêu thực thời Thơ Mới, ta có thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, còn ở miền Nam là hiện sinh, hiện thực trần trụi, thơ Thiền. Qua thời Đổi mới, ta có thơ cách tân đủ loại, rồi Hiện đại, Tân hình thức, Hậu hiện đại, thơ Trình diễn, vân vân.

Continue reading

Thơ & thơ Việt-86. CHƯA ĐỦ CÔ ĐƠN CHO PHÊ BÌNH

Cô đơn cho sáng tạo: Trước, trong khi viết và sau khi tác phẩm ra đời. Trước, cô đơn khỏi mọi cuộc người và nỗi đời. Trong, cô đơn khỏi mọi ám ảnh của dao kéo kiểm duyệt, mọi dòm ngó của độc giả, mọi phán xét của nhà phê bình. Cô đơn cả sau khi ném tác phẩm ra ngoài mưa gió thế giới chữ nghĩa.

Đó là ba tầng cô đơn của sáng tạo.

Còn phê bình?

Continue reading

Tóm tắt. PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?

Cà-phê Văn học thứ Bảy 16-11-2019 vừa qua thu hút vỏn vẹn 10 người dự. Con số thấp vô địch ở các buổi nói chuyện của tôi (32 là con số thấp nhất hồi nói về Tân hình thức). Trong khi đề tài khá nóng, và người thuyết đang được coi là hot man!

Tại sao? Hãy bỏ lửng câu hỏi…

Dẫu sao, nhỏ mà có võ: Nó hấp dẫn và vui. Nhiều câu hỏi tới tấp đặt ra [trong đó có 4 câu cực xịn, tôi sẽ minh giải sau], nhiều ý kiến thú vị. Đến xong cuộc, hai bạn trẻ còn níu Sara lại trao đổi riêng.

Nay ‘tuổi già sức yếu’ (khiêm tốn đáo để!), nên tôi hơi biếng ‘lập biên bản’. Xin tóm bài nói chuyện hầu bà con và bạn FB.

1. Thế kỉ qua, phê bình văn học trên thế giới đã tiến những bước dài, phát triển đa dạng với nhiều trào lưu lớn ảnh hưởng đến sáng tác và thưởng ngoạn văn chương.

Phê bình đa dạng ở đối tượng, ở hình thức, ở góc nhìn. Phê bình không chỉ đi sau sáng tác, nó còn song hành để song thoại với sáng tác, thậm chí khả năng dẫn đạo sáng tác.

2. Ở Việt Nam thì khác, phân loại thường thấy là: Phê bình nghệ sĩ và phê bình hàn lầm. Nếu cái trước ưa bình tán ngoài văn bản, thì cái sau chọn an toàn là trên hết.

Ngoài phê bình truyền thống, phê bình mới có: Phê bình thi pháp học, phê bình kí hiệu học, phê bình sinh thái, phê bình thơ Tân hình thức, và phê bình hậu hiện đại.

Nhận diên và phê bình sáng tác ngoài luồng, nổi lên có: Trần Ngọc Hiếu (2012), Lí thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ.

Luận văn Thạc sĩ của Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan (2010): “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Luận văn bị Phan Trọng Thưởng cho là “nguy hiểm” tạo nên xì-căng-đan, qua đó kéo theo bao hệ lụy.

3. Từ đó phê bình né tránh.

Ngay công trình phê bình sinh thái Rừng khô, Suối cạn, Biển độc… và Văn chương (2017) của Nguyễn Thị Tịnh Thy, dù tên tác phẩm rất ghê, vẫn cứ là… né tránh. Rừng khô, suối cạn, biển độc ở đẩu đâu, chứ không đang xảy ra nơi cánh đồng HTX văn chương Việt Nam.

Phê bình né tránh Văn học miền Nam trước 1975, Văn học Việt hải ngoại, Văn học ngoài luồng (của các nhà xuất bản ngoài Nhà nước), Văn học mạng.

Sự kiện Hoàng Sa – Trường Sa, giới sáng tác tránh né đã đành, ngay khi phong trào sáng tác rộ lên ở 2 kì sự kiện, nhà phê bình Việt Nam vẫn hạ quyết tâm… né.

Xem: Inrasara, “Cảm thức thơ Việt qua hai kì sự kiện Trường Sa – Hoàng Sa”, BBC, 9-7-2011 và Tienve.org, 7-2011.

4. Cuối rốt phê bình văn học Việt Nam đi vào tử huyệt.

Chưa đề cập phê bình học thuật xa xôi, ngay các bài điểm sách tại trang chuyên mục ở một tờ báo để người đọc có thể tin cậy tìm đến tác phẩm, ta cũng chưa. Phê bình, ta luôn mang theo bao thói tật. Thử điểm mặt…

– Phê bình chỉ thấy hàng rào nhà mình. Nguyễn Hòa nhận định về hậu hiện đại, là một. Tại đó ông phạm ba không: Không ngó ra ngoài văn chương HTX nhà nên không thấy gì khác, không biết lí thuyết mĩ học nào khác ngoài hiện thực XHCN, từ đó không thể thẩm định văn chương dòng khác để hiểu nó hay dở thế nào.

– Phê bình ngồi ở ao nhà xét nét văn chương thiên hạ. Vũ Quần Phương cho “Bùi Giáng “không có bài thơ hoàn chỉnh”. Mã Giang Lân kêu thơ Bùi Giáng “ở dạng thứ hai là ngôn ngữ của bệnh nhân tâm thần không đáng khảo sát”, là hai.

Sara bình: Chỉ có nhà phê bình ngoại khổ mới có thể đọc vỡ thứ văn chương ngoại khổ!Phê bình nói mò. Đặng Văn Sinh và Mai Quốc Liên bàn về hậu hiện đại là điển hình tiên tiến.

– Phê bình nói mò, ở đất này Đặng Văn Sinh và Mai Quốc Liên bàn về hậu hiện đại là điển hình tiên tiến.

Và còn nhiều món đông vui nữa…

Làm gì?

Phê bình văn học của Inrasara (trích Thông cáo Báo chí):

3 giai đoạn Phê bình Lập biên bản.

“Nếu bước 1, “Ba hình thức Phê bình Lập biên bản” như là cách lập biên bản hiện trạng văn học ở nhiều góc cạnh khác nhau, có lợi cho văn học sử;

thì ở bước thứ 2, tôi triển khai “Hồ sơ Biên bản so sánh”để làm bật lên tâm thế và tinh thần sáng tạo khác nhau của các tác giả ở các thế hệ, vùng miền, trào lưu… khác nhau. Cạnh đó, phê bình bước đầu mở ra cho người đọc nhận diện các khai phá mang tính kĩ thuật của nó”

Cuối cùng, giai đoạn thứ ba mang tính quyết định là, phê bình hướng đến tự do. Phê bình văn học lúc này chỉ quan tâm tác phẩm văn học mang tính khai phóng: cho văn học, cho tinh thần và cuộc sống con người.

VỀ NGÔN NGỮ & GIỌNG THƠ

Ở đó, 1 bạn đọc lên 2 câu thơ Inrasara và muốn tác giả giải thích, tôi nói: Nhà thơ không được quyền giải thích thơ mình, ngoại trừ… Ghi lại 1 hỏi-trả lời ở buổi nói chuyện tại Trường Phan Bội Châu, để các bạn trẻ hiểu thêm.

*
Tại sao thơ về con gái, về người yêu cứ là mắt sáng như sao, làn tóc mây, bàn tay ngà, đôi vai gầy guộc, hoa nhài, vân vân, mà không gì khác, không gì hơn?
Tại sao không thể là “chó ốm”, “mắt cá ươn”, “thước kẻ cong”, hay “bông cứt lợn”? Các bạn thử xem Nguyên Sa đã xử lí ngôn từ tưởng không gì là thơ ấy tuyệt thế nào nhé:
Hôm nay Nga buồn như con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chẳng là nước biển!

Hay thơ về tháp Chàm chẳng hạn. Đâu phải cứ “tháp gầy mòn vì mong đợi” như Chế Lan Viên thuở nào. Nhà thơ trẻ tuổi tài hoa này diễn tả một tâm trạng bình thường bằng nói cách bình thường theo hệ nhân cách hóa, Văn Cao thì khác:
Tự trời xanh
Rơi
Vài giọt
Tháp Chàm.

Văn Cao thánh thiện và siêu việt. Qua con mắt duy mĩ, sự có mặt của tháp thoát khỏi mọi nắm bắt của lí trí con người. Đến Inrasara:
Tháp đang trôi trong hoàng hôn
chợt mắc cạn
ở lưng đồi…

Càng khác bạo. Là một suy tàn của vương quốc (hoàng hôn), một dang dở của nghệ thuật hay văn minh (mắc cạn), một ở lại trần gian đầy đau xót, tức tưởi (ở lưng đồi). [Đây là minh giải mang tính mĩ học, chứ không là giải thích thơ mình]
Không dừng ở đó, dưới mắt Inrasara, tháp Chàm còn được nhìn ở nhiều góc độ, tình huống, tâm trạng. Là “tháp Chàm muôn mặt”.
Tháp cô độc và kiêu hãnh: “tháp nắng”.
Tháp bị bỏ rơi và run rẩy: “tháp lạnh”
Tháp âm u đầy bí hiểm: “tháp hoang”.
Trời nóng nực: “tháp ở trần nằm”, trời lạnh: “tháp ngủ”, nhớ vương quốc: “tháp đứng”, hứng khởi: “tháp bay”…
Tháp đột ngột xuất hiện trong ta khi ta làm tha hương nơi đất khách quê người: “Đôi lúc / nửa đêm / tôi nghe tháp mọc ngang trời”.
Khi “là chim”, “tháp bay”.
Là bóng ma, tháp “trườn qua đêm tối những triều đại”.
Buồn, “tháp ngậm im lặng màu tro”; giữa thất thường khí hậu miền Trung: “tháp thét gào với bão”; qua chiến tranh tàn phá, đổ: “tháp lãng du thế giới cỏ cây”; rồi khi tất cả tiêu tan: “tháp chuyện trò cát bụi”.

Continue reading