Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-06. ẢO TƯỞNG TỰ DO

Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn: “Bây giờ người viết hoàn toàn tự do. Chỉ trong một tích tắc, người viết hoàn toàn có thể xuất bản tác phẩm của mình ở bất cứ một blog nào hoặc gửi cho các trang mạng văn chương khắp nơi… Bây giờ mọi người đổ lỗi cho không có tự do sáng tác, không có tự do nghệ thuật. Điều đó không hẳn” (báo Thể thao & Văn hóa, ngày 8-2-2011).

“Bây giờ người viết hoàn toàn tự do” là thứ ảo tưởng tự đánh lừa.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-05. THÓC MÁCH

Thóc mách là tật xấu nhất của giới văn nghệ, xấu kéo dài đến lậm thành bệnh, khó trị. Tôi hay nói vui:

– Tụm bốn tụm năm, văn nghệ sĩ Việt Nam chưa bao giờ việt vị khỏi 3 thứ: Nói xấu chính quyền, nói xấu nhau, và nói tục tĩu. Chú ý, nói xấu, chứ không [dũng cảm] đối mặt hay [khả năng] đối thoại. Rồi khi nói xấu kia hóa thân thành hỏi & trả lời, nó lên đỉnh.

Trên Litviet, 3-12-2011, Phan Nhiên Hạo hô:

“… Inrasara là người xiển dương cách tân thơ, đặc biệt tích cực truyền bá chủ nghĩa Hậu Hiện Đại. Nhưng Hậu Hiện Đại thì không thể nào đi cùng với Hội Nhà Văn, vốn là một tổ chức được tạo ra để thực hiện chủ trương chính trị chuyên chế, đi ngược lại tinh thần đa phức Hậu Hiện Đại.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-04. SỢ

Hãi cái lớn, ta nghĩ ra chữ “tàu lạ”, sợ nỗi cao, ta bày ra từ “đồng chí X”.

Chánh trị đã vậy, văn nghệ lại càng. Ta sợ ý tưởng lạ, sợ sự thật trắng, sợ cả con chữ nhạy cảm. Sợ cho mình, sợ giùm cho nhau. Còn đỡ, ta sợ cả nói hay bàn về cái sợ. Nhà văn Phạm Lưu Vũ đặt cho biệt ngữ “văn hóa sợ”, tắt một lời: bệnh sợ.

Thông báo chủ đề Bàn tròn Văn chương “Nhà văn né tránh hiện thực, tại sao?” – Vắng hoe! Có mỗi Nguyễn Đình Chính, nhưng đến giờ chót thì: “anh bận đi Pháp rồi, Sara ơi”. Để rồi, mỗi nữ sĩ Dạ Ngận chịu chơi đóng thế!

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm tên vài con bệnh-02. KHÔNG HIỂU MÀ CHỐNG

Bệnh không hiểu mà chống, ở đó chống trào lưu nghệ thuật mới, là một.

Tôi gặp rất, rất nhiều nhà chống Hậu hiện đại, cả những người được cho là có đầu óc mở, trong khi họ không đọc tí ti những gì liên quan đến trào lưu này.

Bàn tròn Văn chương Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam tại Vũng Tàu mùa hè 2015, ngồi bàn chủ trì, khi tôi nhắc tới phong trào Hậu hiện đại và Tân hình thức, dưới hội trường bật lên vài tiếng khúc khích, rồi lây lan. Nhà thơ Lương Định khúc khích to hơn cả. Đồng chủ trì với tôi: nhà thơ Mãi Liễu ngó qua hướng khác.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-01. CHỦ QUAN

Loạt bài về vụ giã từ Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, thu hút vài trăm bạn facebook comment, trong đó bạn văn Chip Chip “dạy” một ý rất thực tế, rằng “rời bỏ nhưng không vắng yêu thương”. Tôi, chẳng những không vắng, mà còn đầy tràn nữa! Hôm nay, “yêu mới nói”.

17 năm trước tôi từng chẩn “10 căn bệnh phê bình văn học Việt Nam hôm nay” in trong Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo-2006, nay tách bạch và chi tiết hơn, làm thành serie. Mời bà con, và các bạn theo dõi.

Continue reading

Thơ & thơ Việt. TÔ THÙY YÊN 2 THỜI

Tô Thùy Yên là cây bút đinh của Nhóm Sáng tạo (10-1956 đến 9-1961). Nhóm này, anh là dân “Nam” duy nhất, một kẻ sáng tạo lặng lẽ nhất, ít xuất hiện nhất, và là tài năng hàng đầu. Tôi cho Tô Thùy Yên là một trong vài nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XX.

Bên cạnh Thanh Tâm Tuyền, thơ anh có nhiều “cách tân” với các ý tưởng, thi ảnh và giọng điệu mới lạ, táo bạo – một tiếng thơ rất riêng nếu gom lại in tập đủ làm nên tên tuổi lớn. Nhưng lạ, làm thơ từ cuối thập niên 1950, mãi hơn 30 năm sau anh mới in tập thơ “đầu tay”. Lạ nữa, sau thời sôi động làm mới, khác Thơ Mới với dấu ấn đáng kể, anh quay ngoắt, như thể chối bỏ chúng để làm khác, rất khác.

Continue reading

Phê bình-40. CHẾ LINH & SARA, ĐÂU/ AI LÀ TIÊU/ ĐẠI BIỂU CHAM?

[hay: Hớ hênh của khái quát hóa]

Trang Wiki chọn 9 nhân vật nổi tiếng của lịch sử Ninh Thuận hiện đại, Cham có Chế Linh và Inrasara [nhớ, nổi tiếng nhất không hẳn là tài năng nhất].

Chế Linh tự nhận giọng hát mình “yếm thế, buồn miên man và ray rứt muôn thuở”. Và không ít người nghĩ hệt thế, rồi đồng hóa giọng lâm li, ai oán ấy với “giọng ca Hời” – nghĩa là đại biểu cho tiếng hát dân Chàm.

Inrasara ngược lại, giọng thơ “thật khỏe”, “không vui, nhưng không hề ảm đạm”, “buồn mà không bi lụy”. Thơ Inrasara “như cây đại ngàn qua bão táp vươn lên đón nắng trời”, là tiếng thơ “mang vẻ đơn côi bi hùng như tháp Chàm vẫn cứ sừng sững độc trọi giữa bao la trời đất.” Và vài nhà cho đó là tiếng thơ “tiêu biểu”, “nhà thơ đại biểu của dân tộc Cham”.

Continue reading

Thơ & thơ Việt. TỪ BÀI THƠ CON CÓC ĐẾN “MẪU THÂN PHÙNG KHÁNH”

Tiểu luận “Thơ như là con cặc nứng” thu hút dư luận, là điềm lành. Trong khi không một nữ sĩ nào phản đối [họ kinh nghiệm và cảm nhận đúng nỗi quý ông như thế nào], thì ở đó xuất hiện vài cây bút nam tỏ ra căng thẳng, và làm dữ. Tôi có đề tặng thơ “ba cu” vui vẻ:

Có đôi văn sĩ nước nhà

Thích giàng đạo lí gọi là cù non

Văn chương hơi bị tí hon…

Tút này đảm bảo sang trọng chất lượng ISO-2030. Xin vào chuyện…

Continue reading

Giải trí cuối tuần. THI ẢNH, TỪ HAY ĐẾN DỞ

Cuối tuần, thử chê 1 siêu sao Việt, 1 siêu sao Cham… chơi.

Phạm Duy mất, tôi có viết: Tân nhạc Việt Nam, Trịnh là thiên tài, còn vĩ đại phải là Phạm Duy. Thể tài đa dạng, ngôn từ phong phú, mà ông đụng đâu là sáng tới đó – phổ thơ là một. Thế nhưng vĩ đại thế nào cũng có lúc lầm sai.

Thơ Phạm Thiên Thư:

Thôi thì em chẳng yêu tôi

Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng” (Trường ca Động Hoa vàng-1971)

Continue reading

Ramưwan buồn-11. GHI CHÚ THƠ GHI CHÚ ĐỜI

Hôm qua bạn facebook Dã Thảo, cô giáo văn trường chuyên, chat hỏi: “Với tư cách một người sáng tác, việc Viết tác động đến Sống của anh như thế nào?” – là câu hỏi cần đến một tiểu luận.

Với tôi, sống và viết là một. Viết ảnh hưởng đến sống, ngược lại – sống tác động đến viết. Nói vậy thì chung chung quá…

Trần Dần:

“Tôi khóc những chân trời không có người bay

Lại khóc những người bay không có chân trời”

Continue reading