Các dấu gạch chéo, dấu arrow xuôi, ngược, chéo, hình tròn, một khổ nhạc chêm vào giữa bài thơ đầy ngẫu hứng, chữ in đậm bất ngờ, lối sắp dòng lạ lẫm v.v…có mặt dày đặc trong Thở [1] , dễ tạo cho nhiều người đọc phản ứng bất thuận: lại là thứ lập dị mới, trò chơi rẻ tiền thiên hạ đã thử, và ném sọt rác từ ba đời tám hoánh rồi! Continue reading
Category Archives: Phê bình
Lê Vĩnh Tài, Đi tìm huyền thoại mới cho Tây nguyên
Đọc: Vỡ ra mưa ấm (trường ca), Lê Vĩnh Tài, Nxb.Văn Nghệ, Tp.HCM, 2005.
Lê Vĩnh Tài gọi thi phẩm “Vỡ ra mưa ấm” là “trường ca”. Một trường ca thiếu cốt truyện, cả tính truyện cũng hiện diện khá mờ nhạt. Dù câu thơ “Em mới về em có nhận ra không” có mặt ở đầu các chương, đôi lúc được đặt chen ngang giữa chương đột ngột, như sẵn sàng dẫn chuyện. Nhưng không. Nó chỉ như một lương duyên kết nối hơi thơ-hơi thở làm thành thể nhất thống của giọng. Để người đọc có thể đồng ý với người sáng tác rằng: thi phẩm này là trường ca. Trường ca được hiểu theo cách nhìn mới, vượt thoát cái rề rà, lê thê của lối kể tuyến tính, một chiều. Continue reading
Lưu vong chuyên nghiệp ở Thiên đường bằng nhựa
PHAN NHIÊN HẠO
LƯU VONG CHUYÊN NGHIỆP Ở THIÊN ĐÀNG BẰNG NHỰA
Đọc Chế tạo thơ ca của Phan Nhiên Hạo(1).
Đà Lạt. “Những ngôi nhà xây theo bản nháp. Con đường giãn dây thun”. Mặt trời mọc uể oải. Mấy đám mây lạc trôi thiếu nhiệt tình. Xe gắn máy ăn cắp yên tĩnh ban mai. “Những đàn ông thô bạo trấn lột thân thể xốp thiếu nữ, trấn lột ngôn ngữ dịu dàng, trấn lột đất”. Những chân thông xơ xác chĩa lên trời cầu cứu. Mấy tay phó nhòm xăng xái soi tìm khách lạ. Vài con chó đói lang thang sủa bâng quơ vào sự giàu sang giả tạo. Chiều Đà Lạt lạnh cái lạnh ngày càng lạc lõng hơn, vô vị hơn. Bụi nhà máy, bụi đường và khói thuốc. Không phải những sợi khói lãng đãng của điếu thuốc đen bay ra từ quán cà phê Tùng thơ mộng của tuổi trẻ ngày nào. Tuổi trẻ bị lãng quên như diêm quẹt hết bật cháy, bị vứt bỏ như điếu thuốc đen hút dở.