Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 06. Khế Iêm

Trích chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Khế Iêm, câu chuyện tân hình thức kể lại.

Tiểu sử
Sinh năm 1946 (khai sinh 1947) tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định. Học Luật tại Sàigòn. Sáng lập và chủ biên Tạp chí Thơ tại Orange County, California, Hoa kỳ từ năm 1994-2004. Chủ trương Website: Câu Lạc Bộ Tân Hình Thức từ năm 2004. Giới thiệu thể thơ Không Vần trong thơ Việt. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 03. Nguyễn Tôn Hiệt

Trích chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Thực hiện thơ với Nguyễn Tôn Hiệt.

Anh đã thử bao nhiêu loại thơ. Từ thơ “diễn văn” đầy đủ kính thưa với trân trọng cám ơn đến thơ “từ điển” cập nhật các mục từ mới với lối định nghĩa chói tai, lạ lẫm; thơ khai lí lịch không giống ai đến thơ “danh từ”. Để diễn tả nỗi tạp nham, hỗn độn của thế giới. Của cõi người ta. Của lúc nhúc sinh phận trăm năm xẹt qua khoảng bao la vũ trụ. Continue reading

Trường phái hình thức Nga gợi mở chiều hướng khác

Đọc lại Trường phái hình thức Nga của Huỳnh Như Phương,
NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2007.

Khi giới lí luận – phê bình các tỉnh phía Bắc luôn tỏ ra sôi động với những bài viết, các tác phẩm nghiện cứu – lí luận lien tục ra đời, cập nhật tương đối kịp thời phương pháp, mĩ học mới trong hoàn cảnh sinh hoạt chữ nghĩa Việt Nam đương đại, thì TP Hồ Chí Minh cứ yên ắng. Yên ắng cả khi tác phẩm cùng thể loại xuất hiện. Nó là của hiếm. Hiếm, lẽ ra nó phải tạo thành một sự kiện hay ít ra một quan tâm đúng mức, nhưng không, báo chí cứ yên ắng vậy thôi.
Trường phái hình thức Nga của Huỳnh Như Phương rơi vào trường hợp oái ăm đó. Continue reading

Ma net, quá trình chuyển giọng từ hiện đại đến hậu hiện đại

Đọc MA NET, tác phẩm của Đặng Thân,
NXB Văn học và Công ty Sách Bách Việt, H., 2008.

Từ “Vào rừng mơ” đến “Ma net” là một quá trình, quá trình chuyển đổi cách viết, từ văn bản hiện đại đến văn bản hậu hiện đại. Từ rừng mơ đến rừng xà nu qua “Hiếp” cũng là một quá trình, quá trình từ khổ luyện cho đến đại ngộ. Không phải tiệm mà là đốn. Quá trình kia phải được coi như một sát-na, hay nó chuẩn bị cho sát-na hoát ngộ. Chúng ta khuynh hướng coi trọng thành quả hơn là tiến trình.
“Vào rừng mơ” được thể hiện qua lối độc thoại nội tâm, câu chuyện phát triển theo dòng ý thức với vài giọng kể khác nhau, đan xen, chồng lắp, tự phát và ngẫu hứng. Tiến trình phát triển câu chuyện [từ đó, phát triển sự thể] dù tiệm tiến, trật tự thứ lớp nhưng đầy ý thức. Đậm ý thức nữa là khác. Ngay mối tình đầu [tưởng] khờ khạo thơ mộng, nhân vật ý thức về nó, về từng chi tiết, từng biến chuyển sự thể vô tâm đến nhẫn tâm. Tác giả cũng thế. Ở đó ta thấy nỗ lực vượt ra khỏi lối kể truyền thống hiện thực/ lãng mạn của tác giả.
Ý thức là đau khổ, một tội lỗi. Nhất là ý thức quá. “Cái sự ngộ của quân trí thức bao giờ cũng lòng vòng mất thì giờ” . Nhưng không thể không ý thức.

Con người không đến thế gian này để được vui sướng. Không có sự bất công nào trong đó cả vì ý thức được thủ đắc bởi kinh nghiệm thuận và nghịch mà mỗi người phải đảm nhận. Nhưng cái ý thức đột khởi này được cảm nghiệm trong suốt cả cuộc đời, là một niềm hân hoan lớn lao đến nỗi người ta phải trả giá nó bằng bao năm đau khổ
(Dostoievski, Tội ác và hình phạt, NXB Nguồn sáng, Sài Gòn, 1973).

Nhất là thời hậu hiện đại. Ý thức càng bị con người hậu hiện đại đẩy đến tận cùng, rơi tõm về phía bên kia của đau khổ. Continue reading

Thời hoàng kim của cơ chế

Phát biểu tại Càphê Sách về Thời hoàng kim của Vương Tiểu Ba, Lê Thanh Dũng dịch,
NXB Văn học, 2008.
Công ty sách Phương Nam, Sài Gòn, 28-3-2008.

Thời hoàng kim của Vương Tiểu Ba đẩy người đọc rơi vào một xã hội man khai hiện đại. Vừa giả tạo vừa phi nhân.
Chúng bắt đầu từ nhận thức “sáng suốt” của “lãnh đạo” đội trưởng. Continue reading

Nguyễn Tấn On và Tình đau thơ

Cảm nhận tập thơ Vũng nhớ, NXB Hội Nhà văn, H., 2008.
Báo Văn nghệ trẻ, 21-9-2008.

Anh đã từng yêu nàng thơ, lẽo đẽo đi theo tán tỉnh nàng, miệt mài. Từ lâu lắm.
Từ Một khúc sông Trà (1998), Thơ tặng người (2000), Phượng xưa (2001), Hồn quê (2003) cho đến Chuông gió (2005) và, mãi tận hôm nay: Vũng nhớ (2008). Mười năm cuộc tình, không ngưng nghỉ. Nàng thơ có thể thay tên đổi họ: Lục bát, Thơ bốn, năm hay bảy chữ, thơ Tự do,… Chúng đã nhiều lần làm anh đau, xé rách nỗi say đắm ngây thơ của anh, nhưng anh vẫn thủy chung như nhất một tình yêu: THƠ. Không nóng vội, tín thành và khiêm cung: Continue reading

Tân hình thức, một bước đi mới

Ghi nhanh, nhân đọc Bướm sáu cánh, tập thơ 5 tác giả:
Biển Bắc, Bỉm, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Gyảng Anh Iên,
NXB Tân hình thức xuất bản, Sài Gòn, 2008.

Một trào lưu văn nghệ nào bất kì luôn có kẻ mở đường, người đi theo con đường đó. Có người đi vì vui, rồi bỏ dở chừng. Có kẻ kiên trì quyết đi hết con đường, dù thành tựu đâu không biết, trong khi mục tiêu cứ hun hút xa. Nhưng cũng có không ít người nhập cuộc và góp phần khai quang, mở rộng con đường.
Tân hình thức không là ngoại lệ. Continue reading

Lời tựa tập thơ Phan Trung Thành

Lời mào đầu.
Tôi hiếm khi – và không hứng thú lắm – viết giới thiệu một tác phẩm nào đó, khi nó chưa ra lò. Ngoài vài trường hợp cá biệt: một bạn chăn trâu thuở nhỏ (Nguyên Vi, Kẻ hái lượm thơ) hay bạn thơ Chăm chốn diệu vợi (Chế Mỹ Lan như màu mây qua tháp). Phan Trung Thành ở trong vài nỗi cá biệt đó.
Cá biệt hơn nữa, khi chưa hết hưng phấn (thi sĩ ai mà chả!) với Đồng hồ một kim khá ưng ý, bạn vội vào Chợ Rẫy xả stress. Bạn vào đó đang khi ba ngày đêm chung phòng tôi ở Trại sáng tác nhà văn trẻ TP Hồ Chí Minh tháng 04.2008 tại Cà Mau. Rất đột ngột. Hiện bạn vẫn đang xả, và tôi cũng “xả” bằng gõ lọc cọc lên bàn phím “Lời mào đầu” này.
Với lời cầu nguyện và hi vọng bạn vượt qua nỗi hiểm nghèo thân thể. Để sớm trở lại với cõi người nhiêu khê, cùng chơi lại cuộc thơ khổ ải.

*
ĐỒNG HỒ MỘT KIM – MỘT PHAN TRUNG THÀNH KHÁC
NXB Văn học, H., 2008.

Từ Mang (2004) đến Đồng hồ một kim (2008), bốn năm miệt mài lao động thơ, Phan Trung Thành đưa thơ chuyển dịch sang hướng khác. Khác về đề tài, từ đó – khác cả phong cách, giọng điệu. Continue reading