Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 07. Đỗ Kh.

Trích từ chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Đỗ Kh. giải lưu vong trong thế giới toàn cầu hóa.

Khi thơ Việt hải ngoại – sau thời gian dài vướng kẹt với nỗi tha phương và niềm hoài hương – đang hướng vọng chân trời khác; khi đại đa số người làm thơ đã bỏ lại ở sau lưng đề tài chính trị để chuyển ngòi bút sang khai phá nhiều vùng đất mầu mỡ khác; khi nền thơ ấy thôi còn mang kiếp phận thơ “miền Nam nối dài” để tìm lối đi mới; mới, nhưng vẫn chưa vượt thoát hẳn lối nghĩ cũ, thi pháp cũ; khi đó, thế hệ thơ hậu hiện đại Việt đầu tiên xuất hiện. Họ có mặt, và đã làm nên thay đổi lớn.
Đỗ Kh. thuộc thế hệ đó. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 01. Bùi Chát

Trích từ chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Bùi Chát mở miệng qua giấy vụn.

Quan niệm “nghệ thuật là nghệ thuật tiền ngôn ngữ, cũng gắn liền với các ý niệm & hành vi”, Bùi Chát chủ trương “trả nghệ thuật về với trạng thái nguyên sơ nhất của nó”(1). Chủ trương và làm, triệt để.
Ý niệm đó có thể phát khởi từ cách phát âm tiếng Việt khác biệt ở các vùng miền khác nhau. Ai dám bảo phát âm Tr, Gi thì đúng hơn Ch, J? Hay N thay vì L, X thay vì S, là ngọng? Giọng Hà Nội chuẩn hơn giọng Quảng Nam hay giọng Sài Gòn chuẩn hơn Phú Yên? Continue reading

Trần Hữu Dũng, Thơ còn bao điều muốn nói

Cuộc sống và cuộc văn chương Sài Gòn xô bồ, rối rắm, căng phồng, hỗn độn và chuyển xoay nhanh rất khó nắm bắt. Dù ta quen thân với nó đến đâu, nó vẫn mở ra với ta bao khác lạ và mới lạ. Mỗi ngày mỗi khác lạ, và xa lạ. Khó hiểu, khó nắm bắt. Sáng mở mắt, chạy xe đến công sở giải quyết công việc hay ngồi mấy giờ liền quán cà phê vỉa hè tán dóc, trưa bia bọt bù khú, tối hộp đêm đèn mờ mù khói thuốc hay chơ vơ tầng thứ ba mươi lăm nhâm nhi nỗi cô độc. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 02. Chân Phương

Bài phê bình nằm trong chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Chân Phương, lữ khách blues trong thơ đương đại.

Buồn. Đó là chuyện muôn đời của thi sĩ. Đông hay Tây, kim hay cổ.
Cảm giác không gian bao la, một sinh thể nhỏ bé mong manh mang tên con người trôi bềnh bồng trên mặt đất mong manh đang bềnh bồng trôi, Huy Cận cảm được nỗi lạnh và, buồn. Trực cảm trời đất vô cùng, xa và dài là thời gian, Trần Tử Ngang buồn rơi nước mắt. Tiễn người, khi tàu đi bỏ lại sân ga chênh vênh một góc trời, Hoài Khanh đối mặt với khoảng trống cô đơn – buồn. Xa, buồn tha phương của Thôi Hộ; gần hơn, buồn không hiểu vì sao buồn của Xuân Diệu. Thi sĩ nòi nhạy cảm với thân phận, buồn chưa bao giờ làm vắng mặt suốt hành trình thơ của họ.
Đó là buồn của đời xưa, thời xưa. Cảm nhận khoảng cách, xa hay gần, dài hay ngắn, là điều dễ nhận thấy. Nhưng thời nay đã khác. Continue reading

Đoàn Quỳnh Như Vọng từ một Hành trình yêu

Lời giới thiệu Vọng, tập thơ của Đoàn Quỳnh Như, NXB Hội Nhà văn, 2009.

Hành trình yêu của Đoàn Quỳnh Như đưa người đọc giáp mặt ngày lạ lẫm.
Những ngày rộp, ngày trút đổ, ngày căng rỗng, ngày rỗng thênh, ngày nguyên sơ, ngày rộc, ngày hớn hở, ngày chảy tan, ngày nấc nghẹn, ngày không mưa không nắng, ác mộng ngày, ngày màu đêm,…
Tất cả là ngày trí nhớ mất tích. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 10. Nguyễn Thế Hoàng Linh

Trích chuyện luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Nguyễn Thế Hoàng Linh & hành trình ca dao cho thời hậu hiện đại

Nguyễn Thế Hoàng Linh làm thơ dễ, nhanh và nhiều. Ào ào, hàng trăm bài, hàng mấy trăm bài, ngàn bài. Khác với Bùi Chát mà mỗi ngày có thể sản xuất 33 bài thơ nghĩa địa, nhưng loại thơ này chủ yếu chế tác [hay kí sinh] trên thơ người khác, Hoàng Linh sáng tác.
Khởi đầu viết, đa số người làm thơ Việt xu hướng lãng mạn. “Và nỗi nhớ lại bắt đầu với gió” – Lê Vĩnh Tài. Con đường lớn này rất dễ sa ngã, sa ngã đặc trưng của lối mòn. Xa lộ chính là tử lộ, như lối nói của Nguyễn Hưng Quốc. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 18. Lê Thị Thấm Vân

Trích chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Lê Thị Thấm Vân, tiếng thơ nữ quyền hậu hiện đại.

Như đa số người nữ viết văn làm thơ, Lê Thị Thấm Vân khởi sự viết bằng ý thức về bản thân và qua những gì xảy ra xung quanh thân thể mình. Đó là “bài học vỡ lòng” giúp nhà thơ nhận thức thế giới. Vỡ lòng qua từng mốc thời gian: Năm mười ba tuổi, năm mười lăm tuổi, rồi:

Trong đêm đen
năm mười bẩy tuổi
lần đầu tiên
khám phá ra thân thể kì lạ của người đàn ông
sau nụ cười-giọt nước mắt (tự) dâng hiến Continue reading

Đối thoại hậu hiện đại

Phần kết chuyện luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
5 năm nhập lưu hậu hiện đại: sáng tác, phê bình và nói chuyện, nhiều câu hỏi đặt ra với tôi. Vài trăm câu hỏi, nhưng chung quy tất cả đều có thể đúc kết lại thành hệ thống phản biện khá cố định. Cuối tháng 2-2009 vừa qua, nhân cuộc nói chuyện với sinh viên Khoa Sáng tác & Lí luận – phê bình, Trường Đại học Văn hóa ở Hà Nội, Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 09. Đinh Linh

Trong: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Đinh Linh giải phẫu vành tai tiếng Việt.

Chuyện tiếng Việt xảy ra từ lâu lắm. Từ nỗi địa lí Bắc Trung Nam: chén và bát, ngô và bắp, bánh tráng và bánh đa, đến vụ đa sắc tộc: làng, buôn, phum, sóc, plây. Từ Pháp đi và Mỹ đến, tiếng ta tiếng Tây giao phối ngẫu nhĩ hay có kế hoạch đẻ ra mênh mông là từ.lai tạp. Từ sông Bến Hải xẻ đôi Nam Bắc tự do/ cộng sản với hàng ngàn tiếng khác lạ chào đời, tiếng giống nhau mà nghĩa khác nhau hay khác nhau nhưng nghĩa tương cận. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 01. Mai Văn Phấn

Trích chuyên luận Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Mai Văn Phấn, kết thúc cho một khởi đầu.

Không thể hiểu hết nỗ lực của Mai Văn Phấn, nếu không đặt anh và sáng tác của anh vào môi trường xã hội và môi trường thơ hiện đại miền Bắc. Không phải trong thời gian dài sự sáng tạo và thưởng thức thơ ấy bị bó hẹp bởi khuôn phép hệ mĩ học hiện thực xã hội chủ nghĩa mà đúng hơn, bởi chính quan niệm mang tính phổ quát của người làm thơ và người đọc thơ. Continue reading