TIỂU ANH
Tên thật: Nguyễn Thanh Anh; bút danh: Tiểu Anh Continue reading
Category Archives: Phê bình
Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 08: Trần Wũ Khang
Sinh năm 1957, tại Núi Xám, Nha Trang.
Thời gian dài lưu trú ở quận Tám Sài Gòn.
Đứa con hai dòng máu Chăm – Việt.
Viết báo một thời gian, sau đó nghỉ về quê.
Bắt đầu viết lại vào năm 2004. Có nhiều tiểu luận và thơ đăng ở Tienve.org, Talawas.org.
*
TRẦN WŨ KHANG & “QÙÀ TẶNG CỦA QUỶ SỨ”
Anh – Trần Wũ Khang. Có mà không. Đến và đi. Thoắt hiện rồi vụt mất.
Mùa hè 1996, anh hẹn tôi cuộc gặp ngắn để viết về tôi. Xong, lủi đâu mất dấu. Mùa thu cùng năm, anh ló mặt trong tối biểu diễn thời trang Lega – Minh Hạnh, làm cái phỏng vấn nhanh Hani. Đăng báo, rồi đi biệt. Viết tạp bút “Trở lại Chakleng” cho tờ Văn nghệ Dân tộc & Miền núi số Katê, lại biến. Như thể một bóng ma Continue reading
Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 16. Nguyễn Đăng Thường nở ngày
Trích từ chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
Hãy làm thơ và đừng nghĩ
mi là thi sĩ
NĐT
Đó là người đàn ông tuổi bảy mươi – gầy, người tầm thước, đôi mắt to, buồn và tinh nghịch. Ông đang sống ở góc khuất nào đó trên quả địa cầu mênh mông chật chội này. Xa, rất xa quê mẹ ông. Ít người thân và, rất cô độc. Con người ít xê dịch, thi thoảng ông đi lại với “Hoàng Ngọc Biên, bạn học ở trung học và anh Diễm Châu bạn của anh Hoàng Ngọc Biên” Continue reading
Văn học Chăm hiện đại 2/ 2
b. Văn học Chăm hiện đại – sáng tác tiếng Việt
Trước 1975
Gần thế kỉ qua, khi Chăm đã hòa nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhu cầu sáng tạo và thưởng thức văn học nghệ thuật ở cấp độ cao vẫn còn tồn tại nơi dân tộc này. Và để hội nhập, các cây viết Chăm không thể không sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Việt) để thể hiện.
Trước 1975, khi phong trào sáng tác thơ tiếng Việt mới nhen nhúm, vài tên tuổi như Jaya Panrang, Huyền Hoa, Jalau, Chế Thảo Lan,… có đăng báo, tạp chí miền Nam Continue reading
Văn học Chăm hiện đại 1/ 2
Bản đầy đủ, cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt.
(Phụ lục tác phẩm Văn học Chăm – khái luận (1994), sắp tái bản)
1. Văn hóa một dân tộc tồn tại ở bản sắc, phát triển ở tiếp nhận và sáng tạo. Thế nào là bản sắc? Ta chỉ hiểu được bản sắc một cái gì đó khi đặt nó bên cạnh một/ những cái khác. Đâu là bản sắc văn hóa Chăm? Ở phạm vi hẹp hơn, văn học chẳng hạn, đâu là bản sắc, cái khác biệt nổi bật của văn học Chăm khả dĩ làm đa dạng thêm nền văn học Việt Nam? Continue reading
Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 14. Lê Vĩnh Tài
CÁC KHUÔN MẶT MỚI
nghiên cứu – phê bình – tuyển thơ
là tập 4 trong bộ tứ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
gồm 12 nhà thơ, mỗi nhà được dành một bài giới thiệu và tuyển 7-10 bài thơ.
Sẽ tuần tự có mặt trên inrasara.com, sau cùng là bài tổng luận:
“Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”.
CÁC KHUÔN MẶT MỚI sẽ được tiếp tục phần 2.
(Chú ý: mỗi khuôn mặt được tiếp cận và thể hiện mỗi cách khác nhau)
*
Sinh 1966 tại TP Ban Mê Thuột.
Tác phẩm:
– Hoài niệm chiều mưa, NXB Thanh Niên 1991 Continue reading
Thử nhận diện Lam Hạnh
Tên thật: Ngô Thị Kiều Hạnh
Sinh: 1983
Bút danh: Lam Hạnh Continue reading
Lê Hải, một cách đọc khác
Ngày tháng năm sinh: 2-1-1959 (trên giấy tờ)
Học:
Vỡ lòng ở Ngô Quyền – Hải Phòng; Trung học ở Chương Mỹ & Thanh Oai – Hà Đông (thời Mỹ ném bom nên sơ tán về quê) Continue reading
Lưu Mêlan, Hơi thơ đến từ miền lạ
Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt, bút danh: Lưu Mêlan
1989: sinh tại Phan Rang – Ninh Thuận
2005: Học sinh trường Trung học phổ thông Chu Văn An – Ninh Thuận Continue reading
Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 04. Đinh Thị Như Thúy
CÁC KHUÔN MẶT MỚI
nghiên cứu – phê bình – tuyển thơ
là tập 4 trong bộ tứ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
gồm 12 nhà thơ, mỗi nhà được dành một bài giới thiệu và tuyển 7-10 bài thơ.
Sẽ tuần tự có mặt trên inrasara.com, sau cùng là bài tổng luận:
“Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”.
CÁC KHUÔN MẶT MỚI sẽ được tiếp tục phần 2.
(Chú ý: mỗi khuôn mặt được tiếp cận và thể hiện mỗi cách khác nhau)
*
Họ và tên: Đinh Thị Như Thúy
Bút danh: Đinh Thị Như Thúy, Như Thúy, Như Dã Quỳ Continue reading