Nhập cuộc về hướng mở

Tham luận tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Đà Lạt, 12-7-2010.

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng. Người nông dân dân tộc thiểu số bị quay như chong chóng Continue reading

Ba cung bậc thơ dân tộc thiểu số

Về ba tập thơ đoạt Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2008 & 2009.

1.
Hữu Tiến là cây bút văn xuôi khá thành công với tiểu thuyết và tập truyện ngắn được in đều đặn từ năm 1993 đến năm 2007. Bất ngờ anh có tập thơ song ngữ Tày – Việt in đường hoàng, một tập thơ khá đặc sắc. Đa phần thơ Hữu Tiến ngắn, cấu tứ chặt và nhất là ngôn từ rất đơn giản. Đó là ngôn từ của lời nói ngày thường người miền núi.
Thơ Hữu Tiến như thể những chuyện ngụ ngôn hiện đại Continue reading

Thi pháp dân tộc t[h]iểu số trong thơ Đỗ Thị Tấc

Tiêu đề của tiểu luận này dễ gây buồn cười. Hẳn sẽ có người nghĩ tôi đùa cợt với con chữ. Nhưng không. Đỗ Thị Tấc là nhà thơ người Kinh, sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm thơ đa phần lấy cảm hứng từ cuộc sống dân tộc và miền núi. Như vậy, Đỗ Thị Tấc thiểu số giữa thiểu số. Tôi gọi là t[h]iểu số Continue reading

Phản-sến, và… như là thông điệp phi thông điệp

Đọc Tẩy sạch vết yêu, tập truyện ngắn của Lê Anh Hoài,
NXB Hội Nhà văn, H., 2010.
Tẩy sạch vết yêu – cái tên sách dường í đồ câu khách, như thể Xin lỗi tôi là con đĩ, Điếm trai, Lạc giới,… Hay như mọi tên truyện đồng dạng mà tác giả của chúng đặt tên sách đầy nghiêm túc, nghiêm túc với í hướng câu khách của mình. Ở đây Lê Anh Hoài không tỏ sự nghiêm chỉnh chút nào cả. Suốt 19 truyện ngắn có dung lượng dài ngắn khác nhau, không thấy đâu vết yêu để mà tẩy sạch. Lừa độc giả ư? Continue reading

Krajan Plin: Cuống rốn không lìa Tây Nguyên

Giới thiệu tập thơ mới Cao nguyên của tôi, của Krajan Plin.

Cuộc sinh hoạt ngày thường của người đời thương Tây Nguyên có mặt suốt tập thơ của con trai xứ núi “lớn lên từ bếp nhà sàn”, từng đi khắp miền đất nước nhưng cuốn rốn vẫn cứ dính chặt với miền đất Tây Nguyên: Krajan Plin. Từ người cha làm nương “xà gạt trên tay/ chiếc gùi trên vai” qua “em gái Êđê/ ra chợ Buôn mê” đến các chuyến “xuất khẩu lao động” tìm kế sinh nhai Continue reading

Biện chứng của con đường sáng tạo

Phát biểu tại buổi ra mắt tập thơ Màu thời gian của Hàm Anh, Trung tâm văn hóa Đông Tây – Hà Nội, 14-1-2010.

*
Khám phá mình giữa thiên địa chi du du, trong thế giới hỗn độn xung quanh, bên đám đông đầy quyền năng, ngụy tạo, luôn đổi màu, sinh thể mang tên con người kia thức nhận mình chỉ là thứ hạt cát nhỏ nhoi giữa hằng hà sa, mỏng manh, dễ vỡ. Hơn thế nữa: một con số không di động vật vờ, vô định.
Thi sĩ, nòi nhạy cảm đột ngột nghe sợ hãi, xao xuyến angoisse.

“Cứu – tôi!” Continue reading

Lữ: Phép lạ thường ngày

Lữ tên thật là Lữ Thế Cường, sinh năm 1968, hiện đang sống ở Hà Lan.
*
Giới thiệu Tôi ươm ánh mặt trời, tập tản văn của Lữ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2009.

Sáng dậy, theo quán tính, quờ tay bật computer. Trong lúc máy khởi động, ta bước vào phòng vệ sinh, làm vài thao tác qua loa quen thuộc. Rồi vội vã về ngồi trước màn hình, ta đưa hai mắt lướt nhanh thời sự trong nước và quốc tế. Dừng lại ở vài sự kiện và sự cố, cộm và lạ. Ta sống và chờ đợi những sự lạ xảy tới, ở một nơi rất xa. Lạ và xa. To lớn và trọng đại. Trong khi ta lãng quên những sự vật sát cạnh mình, quanh mình Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 17. Nguyễn Hoàng Tranh

NGUYỄN HOÀNG TRANH, BƯỚC CHUYỂN TỪ THỞ SANG CHỮ
Trích từ chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.

vừa mở mắt nhìn ra ngoài tuổi trẻ thấy mình bị nhổ bật khỏi nhà bị hất thô bạo khỏi mơ mộng bứng khỏi tổ quốc bạo động vứt qua đại dương mênh mông của thực tế đen và tối đen và trắng tuổi trẻ thấy mình bị bầm dập thê thảm góc ngục xám hay tuổi trẻ chịu thương tật kéo lê xác thân vô hồn băng ngang cuộc sống không còn là cuộc sống không là của mình tuổi trẻ bị cắt lìa khỏi cuống rốn quê hương đánh rơi tiếng mẹ đẻ ở cuối giấc mộng không còn thuộc về mình không còn là tuổi trẻ không là gì cả không cả không là gì “… tôi là kẻ mù quờ quạng định hướng về nhà trong đêm nhặt / những mẩu thuốc lá vất vưởng trong giấc mộng của kẻ khác…” Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 04: Lê Anh Hoài

LÊ ANH HOÀI
Họ và tên dùng làm bút danh.
Sinh ngày 31-10-1966 tại Hà Nội; quê nội: Quảng Nam, quê ngoại: Phú Thọ..
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội, biên tập viên báo Tiền phong.
Tác phẩm đã xuất bản:
Những giấc mơ bên đường, thơ, NXB Văn học, H., 1999.
Chuyện tình mùa tạp kĩ, tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng, 2007.
Không lạc loài, tự truyện, NXB Hội Nhà văn, H., 2008 Continue reading