Kín, chấm dứt một hành trình…

Inrasara: KÍN, CHẤM DỨT MỘT HÀNH TRÌNH ĐỂ MỞ RA MỘT HÀNH TRÌNH KHÁC

Đọc Nguyễn Đình Tú, Kín, tiểu thuyết, NXB Văn học, H., 2010

đã đăng tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng 8, 2011.

 

Dường như sứ mạng chính của con người trên mặt đất này là nhớ…, ai đã nói thế?

Nhớ quá khứ, một quá khứ cần nhớ lại, để một lần quyết toán cho tất cả. Như quá khứ của nhân vật Quỳnh trong Kín.

Kín ghi lại hành trình tìm lại kí ức đã mất của Quỳnh. Ngay từ dòng khởi đầu…

Quỳnh ra khỏi căn phòng tận thế với một lồng ngực sủi đầy bọt máu. Và ngay lúc ấy, Quỳnh quyết định ra đi“.

Cho đến dòng cuối cùng Continue reading

Trương Đăng Dung, thơ như là “thỏa thuận” ý nghĩa

Đọc Những kỷ niệm tưởng tượng, tập thơ của Trương Đăng Dung, NXB Thế giới, H., 2011

(Trương Đăng Dung, Tiến sĩ Văn học, nguyên Phó Viện trưởng Viện văn học. Đây là tập thơ đầu tay của anh)

tạp chí Tia sáng, 8-2011

 

Xao xuyến (angoisse) – một khám phá lớn của triết học hiện sinh, là nỗi sợ hãi căn nguyên. Sợ hãi không gì cả, không đối tượng cụ thể, không thể nắm bắt. Nỗi sợ vô hình. Nó có đó, nhưng không thể gọi tên. Khi ta muốn gọi tên nó, khi ta ý định giải thích nó thì nó liền lẩn mất. Lẩn mất, mà vẫn ở lại. Đột ngột xuất hiện trở lại, và gây xao xuyến, khắc khoải.

Chỉ có vài sinh thể ưu tư thâm trầm mới bắt gặp sợ hãi căn nguyên này. Một bắt gặp không cần biến cố lớn lao trong cuộc sống, mà là rất tình cờ. Khi ta lang thang lơ đễnh một mình giữa đồng không mông quạnh, hay khi nửa đêm chợt tỉnh ta thấy ta bất chợt có mặt trên đỉnh núi lạ lẫm. Hay như trên một chuyến tàu đêm nơi một thành phố xa lạ Continue reading

Thơ trẻ dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại, những bước chuyển

Inrasara: Thơ trẻ dân tộc thiểu số…

Báo Nhân dân cuối tuần, 8-6-2011

* Lớp Sáng tác trẻ DTTS 2011, Photo Nguyễn Á.

1. Truyền thống và hiện đại, tiếp thu và sáng tạo… là cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến văn chương – hai thập niên qua. Thế nhưng thực tế, chưa ai chỉ ra cho ta thấy cụ thể đâu là truyền thống văn học dân tộc. Từ Chăm đến Tày, Khmer hay các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tất cả… Ta hiểu mơ hồ và làm mơ hồ. Từ đó xảy ra bao ngộ nhận.

Ngộ nhận, nên ta cứ đinh ninh mấy ê hê, thổ cẩm, thắng cố, vòng xòe, apsara, cái gùi, buôn plây phum sóc… là dân tộc Continue reading

Du Nguyên, Tiệm tiến mà vẫn quyết liệt

Vietvan.vn thông tin sáng ngày 6-6-2011 tại khoa Sáng tác và Lý luận – phê bình văn học đã diễn ra Lễ bảo vệ tác phẩm tốt nghiệp khóa 10 (2007-2011). Tại hội đồng thơ, cùng với Giấc của Lữ Thị Mai, tác phẩm tốt nghiệp:  Mục: xó xỉnh, cười của Du Nguyên đạt số điểm tuyệt đối (10 điểm).

Inrasara.com xin chúc mừng bạn. Dưới đây là toàn văn “BẠT” của Inrasara cho tập thơ: Du Nguyên, tiệm tiến mà vẫn quyết liệt:

Trong tiến trình của thơ Việt đương đại

Continue reading

Duy Bằng tựa vào thơ vượt qua cô đơn sinh phận

Inrasara

DUY BẰNG TỰA VÀO THƠ VƯỢT QUA CÔ ĐƠN SINH PHẬN

 

Đi qua những vùng đất, thi sĩ để rớt lại bài thơ.

Những vùng đất có khi thật gần gũi, như “Sông Lam quê tôi” hay “Bóng nước bóng quê”; có khi xa cách, như Đèo Ngang hay Đà Lạt; cũng lắm lúc rất xa và lạ, như “Buổi sáng hè Canada”, “Đêm hè Canada”,…

Nhưng bài thơ thì luôn gần.

 

Đi qua vùng đất, giao cảm với những sinh phận gần gũi thường nhật, và thi sĩ để lại bài thơ Continue reading

Đọc Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam

Ngày 23-4-2011, Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam tổ chức Tọa đàm về tác phẩm Thổ phỉ, tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam, NXB Hội Nhà văn, H., 2010, cuốn tiểu thuyết đoạt Giải thưởng cao nhất của Hội năm 2010. Bàn tròn được tổ chức tại Phòng khánh tiết cơ quan Hội – Hà Nội, do Inrasara với tư cách Trưởng Ban Lí luận Phê bình – làm Trưởng Ban Tổ chức Tọa đàm.
Kính mời các bạn đọc và góp ý thảo luận.
Inrasara

*
Không nên đọc tiểu thuyết như đọc một cuốn tiểu luận xã hội, hay biên niên sử gì gì đó; để qua đó đối sánh hiện thực xảy ra trong tác phẩm văn chương với các sự kiện thực ngoài đời, rồi đưa ra nhận định, chê ở chỗ này tác phẩm phi hiện thực hay khen nơi kia tác giả biết bám hiện thực cuộc sống Continue reading

Phát biểu về thơ Ngô Thị Hạnh và Nguyệt Phạm

VTV3 – 8-12-2010

Trong tiến trình của thơ Việt đương đại, thơ của người làm thơ nữ thập niên qua đã làm cuộc nhập thế đầy tự tin. Nó là một phần không thể thiếu, khi thơ và người làm thơ ý thức góp phần mình vào việc giải trung tâm các sự thể trong cuộc sống hướng văn chương phát triển theo hướng dân chủ. Trong đó, sự phi tâm hóa giới là một yếu tố cực kì quan trọng.
Nhưng khác với các bạn thơ cùng thế hệ ở miền Bắc: đằm tính, đĩnh đạc và cân đối ngay khi vừa xuất hiện thì thơ nữ ở miền Nam hoàn toàn khác. Nó chông chênh hơn, nên nguy cơ thất bại lớn hơn. Hoặc bạn từ phá cách lội ngược về phía ổn định Continue reading

Phan Thị Vàng Anh, an cư trên mặt đất như là ở nhà

Tạp chí Tia Sáng, 5-3-2011

Vật dụng thuộc sở hữu của ta, chúng có đó xung quanh ta, ngày qua ngày. Chúng là vật cận tay. Là đồ vật phục vụ ích dụng cuộc sống thực tế của ta. Không là gì khác. Khi chúng thuộc về ta, ta dùng. Khi chúng chưa thuộc về ta, nhưng ta muốn chúng, ta tìm mọi cách chiếm được chúng, mang về, dùng. Chiếm hữu để dùng. Dùng nhiều hơn nữa. Tận dụng tối đa công dụng của chúng. Rồi thôi. Chúng chỉ là vật cận tay, và không là gì khác. Không là gì hơn nữa. Vật dụng, từ nhỏ bé, trơ lì, ít giá trị như cái ghế hay bình hoa đến cái to hơn, có giá trị lớn hơn và có vẻ sinh động như vườn cây, ngôi nhà… ta quan tâm đến chúng, khi chúng còn ích dụng. Ta chỉ quan tâm tới chúng, khi chúng còn làm cho ta mở mặt mở mày với kẻ xung quanh. Ta đồng hóa ta với chúng Continue reading

Khởi động cho hóa giải lịch sử và hòa giải dân tộc

Lời giới thiệu Có 500 năm như thế, khảo luận của Hồ Trung Tú.


Hồ Trung Tú
Có 500 năm như thế
NXB Thời đại & Phương Nam Book xuất bản, 2011.
Khổ 13 X 21, in 1.000 bản, 264 trang – giá bìa: 49.000 đồng

Từ thế kỉ thứ II, người Champa đã lập quốc và dựng nên nền văn minh tại bốn vùng văn hóa – lịch sử: Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga, chạy dọc gần suốt giải đất miền Trung Việt Nam ngày nay. Khi Champa tan rã vào cuối thế kỉ XVIII, để nhập làm một nước Việt Nam thống nhất, cư dân của vương quốc một thời hưng thịnh đó tản mát khắp nơi Continue reading

Tom Riordan: Vài ý nghĩ về Thơ Kể

Song ngữ Việt – Anh
Poetry Narrates – Thơ Kể, thơ song ngữ Anh – Việt, Khế Iêm tuyển, nhiều dịch giả – NXB Lao động, H., 2010.

Hầu hết thơ Việt và thơ Việt-Mỹ hiện đại trong tuyển tập song ngữ mới Thơ Kể liên quan tới những câu hỏi, cái gì là thật, “thật” nghĩa là gì, sự vật nào đó thì có ý nghĩa nào. Trước đó, tôi bắt gặp chính mình có suy nghĩ rằng “truyền thống tiếng Anh vẫn có đó, ta đã trải nghiệm nó, và không còn phải bận tâm về nó nữa.” Nhưng đó chỉ là ảo tưởng Continue reading