Lê Anh Hoài & Sự nhập cuộc từ ngoại vi

Báo Thể thao & Văn hóa cuối tuần, 27-4-2012

Tập thơ Mảnh mảnh mảnh (NXB Văn học, 4-2012) của Lê Anh Hoài đã chủ động dịch ra tiếng Khmer, K’Ho, Lô Lô và cả chữ Nôm, điều mà có lẽ ít nhà thơ đương đại nào dám nghĩ đến. Từ chủ kiến của mình, nhà thơ-nhà nghiên cứu Inrasara cắt nghĩa về cách làm tưởng chừng như ngược đời này. – TT & VH

*

Thời hiện tại, với nỗ lực vươn tới để được tắm mình trong ánh sáng văn minh, tuyệt đại đa số nhân loại có xu hướng đổ xô về phía các trung tâm lớn, Mỹ hay Đức, Nga hay Nhật; các đất nước nhỏ bé, lạc hậu, vùng sâu miền xa ít được quan tâm, thậm chí bị bỏ quên, nếu chúng không là điểm nóng đầy tiêu cực; thế nhưng đã có không ít người làm ngược lại. Continue reading

Duy Bằng tìm lại mùa nhau

Đọc tập thơ Tìm lại mùa nhau của Duy Bằng, NXB Thanh niên, H., 2012

 

Giữa đô thị Sài Gòn mà nhịp sống luôn chuyển về phía trước, sôi động, cấp tập như không thể hãm lại được thì có một người “tìm lại mùa nhau”. Tìm lại mùa nhau, với những “khoảng lặng”, “vừng trăng ảo”, “bến thời gian”, với “gió núi”, “hoa sữa”, “nợ tình” chưa trả, “hương lòng” còn vương… Continue reading

Bất ngờ nhà văn Nhật Bản Masatsugu Ono

báo Tiền phong chủ nhật, 26-2-2012

Trong cuộc “Trò chuyện với Masatsugu Ono về tập truyện Tiếng hát người cá” vừa ra mắt bản tiếng Việt sáng ngày 23-2-2012 tại Đại học Hoa Sen – TP Hồ Chí Minh, nhà văn thuộc thế hệ mới người Nhật Bản (Masatsugu Ono sinh năm 1970) đã làm tôi khá bất ngờ.

Bất ngờ, không phải ở không khí hội trường – một hội trường chứa chưa đầy trăm người nhưng khá trầm lắng: vẫn là ý kiến chỉ định, thậm chí có khách thính còn viết câu hỏi ra giấy chứ không trực tiếp “giao lưu”,… – mà ở cách anh trả lời Continue reading

Inrasara: Thơ Đồng Đức Bốn & Mai Văn Phấn

Tham luận Hội thảo thơ Mai Văn Phấn & Đồng Đức Bốn, Hải Phòng, 15-5-2011(*)

 

Mùa hè năm 2006, trong một buổi nói chuyện về Thơ Việt đương đại ở Lớp Cử nhân Tài năng tại Trường Đại học KHXH & NV THHCM, một nữ sinh viên, sau khi xin đọc hai đoạn lục bát của Đồng Đức Bốn đã cho rằng nó rất hay, rất đáng ca ngợi, tại sao nhà thơ không ca ngợi mà đi xiển dương mấy loại thơ cách tân chẳng có ai quan tâm như thơ hậu hiện đại chẳng hạn.

Khi bị tôi hỏi vặn lại: – Về khoản lục bát, bạn đã đọc lục bát của Bùi Giáng, của Phạm Thiên Thư chưa? Và cả lục bát của Du Tử Lê nữa? Bạn sinh viên đã trả lời rất ư là vô tư: – Chưa ạ! – Vậy là bạn chưa đủ thẩm quyền khen chê lục bát của Đồng Đức Bốn, rộng hơn – chưa đủ thẩm quyền bàn về thơ lục bát Việt, – tôi nói. Continue reading

Lời tiên tri của giọt sương – Từ văn bản đến văn bản

Đọc Lời tiên tri của giọt sương, tập truyện của Nhật Chiêu, NXB Hội Nhà văn, 2011

Đã đăng báo Người Đại biểu nhân dân, 1-1-2012

*

+ Cùng Nhật Chiêu tại Đà Lạt, 2008.

Sáng tạo không là cái gì độc sáng, như chủ nghĩa hiện đại quan niệm. Văn học cũng không gánh chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống, như chủ nghĩa hiện thực đủ loại cho là như thế và ước mơ làm được như thế. Ít ra là với Lời tiên tri của giọt sương của Nhật Chiêu.

 

Không khó nhận ra Nhật Chiêu ít sống đời sống “hiện thực”, nên – ở tập truyện này – khó tìm thấy vốn sống như ta thường đòi hỏi nhà văn phải thế để kiến tạo tác phẩm nghệ thuật ngồn ngộn hơi thở cuộc sống. Nhật Chiêu chìm ngập trong đống sánh vở và giữa ngổn ngang ngôn từ với bộn bề ý tưởng. Sách vở giải thích sự giải thích về thế giới còn nhiều gấp ngàn lần chính sách vở giải thích thế giới, – ai nói thế? Continue reading

Inrasara: Phù hoa như Văn Cát Tiên

 

Văn Cát Tiên là nhà kinh doanh thì đúng rồi, một nhà kinh doanh có làm thơ.

Nhưng thường thì các nhà kinh doanh hay nhà chính trị làm thơ, họ có xu hướng làm loại thơ thù tạc, nhẹ nhàng – thù tạc không để làm gì cả. Tô điểm cho vị thế xã hội của mình cũng có, làm thỏa mãn tình yêu văn chương cũng được. Văn Cát Tiên thì khác Continue reading

Inrasara: Huệ Triệu, giữa lặng yên và bùng nổ

Giới thiệu tập thơ Huệ Triệu, Thức một miền xanh, NXB Thanh niên, H., 2011

Đã đăng tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, số 181, 20-10-2011

 

Ý thơ nói lên tình cảm/ tư tưởng nhà thơ, đa phần là vậy. Nhưng nhìn ở bề sâu, chính ngôn từ nhà thơ sử dụng bộc lộ đầy đủ nhất con người nhà thơ. Các chữ lặp đi lặp lại gần như tràn ra từ vô thức thẳm sâu, đến nhà thơ không ngờ tới. Chúng đến, và ở lại đó. Không cần mời gọi hay mất công suy nghĩ tìm kiếm. Có xua đuổi chúng cũng không đi. Để đôi lúc đầu óc nhà thơ phiêu du lơ đễnh, chúng quay trở lại Continue reading

Inrasara: Tôi, sau Đêm Hoàng Lệ và trăng

Lời Giới thiệu tập thơ Đêm Hoàng Lệ của Nguyên Vi, NXB Ninh Thuận, 2011

 

Đêm Hoàng Lệ của Nguyên Vi là tập thơ về trăng. Không, – tập thơ được gợi hứng từ, trong, dưới và giữa trăng. Trăng ngập tràn thơ, và thơ tràn đầy trăng. Hơn thế nữa: Đêm Hoàng Lệ là sản phẩm nghệ thuật của trăng.

 

Trăng đủ hình dạng: “trăng tròn”, “trăng mỏng”, “trăng rằm”, “trăng non”, “trăng già”, “suối trăng”, “trăng cong mày liễu”, “một mảnh trăng treo”,… đủ trạng thái:  “trăng sáng”, “trăng xiêu bóng đổ”, “trăng rụng”, “trăng rớt”, “trăng rót men”, “trăng tà”, “trăng thức”,  “trăng mở lòng đêm”, “trăng mơ”, “trăng câm lặng”, “trăng trong”, “trăng rọi”, “trăng trôi”… Continue reading

Lưu Văn: Gió thổi từ Đông Yên hay gió thổi từ lòng người

Đọc tập thơ Gió thổi từ Đông Yên của Vạn Lộc, NXB Văn học, 2011

báo Văn nghệ Thành phố, số 176, 9-2011 .

 

Người bạn thơ danh tiếng đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh phone cho tôi: ông viết giới thiệu về một tập thơ mới nhé. Đọc được lắm. Tôi vốn rất ngại viết về tác giả nào đó không quen, bởi thơ là bộ môn nghệ thuật khó giấu giếm con người thật của mình hơn cả. Tất cả đều bày ra đó, nên hiểu con người nhà thơ thì phần nào đó có thể hiểu được thơ họ. Nhưng nghe anh bạn nói “đọc được lắm”, tôi tin anh. Ngay sáng hôm sau tôi nhận được tập thơ Gió thổi từ Đông Yên của Vạn Lộc, nhà thơ nữ đất Quảng Nam.

À, là miền cố quận tôi đây rồi Continue reading