Inrasara: Nhận diện 6 khuôn mặt thơ Cham 1: Thơ Trà Vigia & những bước chuyển

Tagalau14

TraVigia-Kate2010.1

Mười lăm tuổi đã có thơ đăng ở Panrang, nội san của cộng đồng Chăm Phan Rang trước 1975, là điều lạ. Lạ hơn, các bài thơ tuổi thiếu niên ấy đã thuyết phục được thế hệ cha chú. Đó là Trà Vigia. Thơ Trà giàu chất suy tưởng, luôn tìm tòi thể nghiệm lối viết mới. Ngôn ngữ thơ nhiều góc cạnh, tứ thơ chuyển bất ngờ, đưa thơ vỡ vạc những ẩn khuất của tâm hồn con người Chăm hiện tại – cuộc sống của một cộng đồng dân tộc thiểu số nhỏ bé tưởng an bình nhưng chứa đựng nhiều bất trắc. Continue reading

Inrasara: Âm vang biển đảo qua cách nhìn Trịnh Công Lộc

Bảy năm qua, sự kiện Hoàng Sa – Trường Sa là thời sự nóng. Nóng trên thế giới, nóng trong khu vực, và dĩ nhiên nóng hơn cả – ở quốc nội. Nhất là từ năm 2011. Nóng từ báo in cho đến các trang mạng. Nóng từ chính trị xã hội cho đến văn học nghệ thuật. Trong dòng thời sự này, thơ ca là thể loại ngắn, nhanh nhạy nhất của văn học, đã có mặt kịp thời để “phản ánh” hiện thực ấy. Continue reading

Anh Thy: Thơ hay phải mới

André Gide nói: Với tình cảm đẹp người ta chỉ làm nên thứ văn chương rẻ tiền.

PoKlong.Jakha.1

* Tháp Po Klaung Girai – Photo Inrajakha.

Đó là cách nói quá lên. Vì có nhiều người nghĩ chỉ cần có tình cảm đẹp, như yêu người yêu, yêu quê hương dân tộc, yêu con người nào đó, là ta có thể viết được thơ hay về tình yêu đó Continue reading

Inrasara: Thơ Dân tộc Thiểu số Việt Nam, từ Dương Thuấn đến Kiều Maily

Đọc Giữa hai khoảng trống, tập thơ của Kiều Maily, NXB Thanh Niên, 6-2013

Vannghe TP-01

* Thơ Kiều Maily lên trang bìa tuần báo Văn nghệ TPHCM.

Tiểu đề của bài viết sẽ gây ngạc nhiên không ít, chắc thế. Hai con người hơn kém nhau hơn một phần tư thế kỉ, một là nữ và một là nam. Một – người dân tộc Tày ở điểm đầu Tổ quốc, in tác phẩm đầu tay khi thời Đổi mới vừa bước sang năm thứ 5, một – dân tộc Chăm Nam Trung Bộ, xuất hiện khi văn chương mạng đã đi hết thập niên. Thêm, trong khi Dương Thuấn đã khẳng định tên tuổi trên thi đàn, thì Kiều Maily hãy còn vô danh Continue reading

Inrasara: Trở về vớí căn tính văn hóa để tìm lại mình

Giới thiệu tiểu thuyết Hoang tâm của Nguyễn Đình Tú, đã đăng tạp chí Nhà văn, số 5-2013

 

Văn chương bổ khuyết cho khoảng thiếu, trắng của lịch sử. Lịch sử chỉ có thể ghi chép các sự kiện, diễn biến, những con số cùng phản ứng của các bên liên quan mang tính toàn cục. Tác phẩm văn chương ngược lại, thể hiện biến động tâm sinh lí, suy nghĩ cùng sinh hoạt cục bộ và đơn lẻ của cá nhân trong sự biến ấy. Thế nhưng chính cái cục bộ và đơn lẻ mang tính cá thể kia nói được rất nhiều. Bởi nó đụng chạm đến phần cốt tủy nhất của con người. Chính là con người. Continue reading

Inrasara: Như là cổ tích về rừng

Đọc Rừng cổ tích, trường ca của Đặng Bá Tiến, NXB Hội Nhà văn, 2012

2-2013-Banme.1* Inrasara, Đặng Bá Tiến, Trần Can, Lê Vĩnh Tài – chụp tháng 2-2013 tại Ban mê.

Rừng cổ tích, tác phẩm văn học hiếm hoi của một nhà báo gạo cội đang cư trú đất Tây Nguyên – Đặng Bá Tiến – là một trường ca. Trường ca gồm chín “khúc” với một “vĩ thanh” bố trí theo trật tự thời gian: hồi tưởng quá khứ, cái nhìn hiện tại và viễn cảnh tương lai. Nghĩa là khá cổ điển. Thế nhưng với con mắt hiện đại, Đặng Bá Tiến đã ban cho trường ca đầu tay của mình những cái nhìn phản tỉnh đáng trân trọng. Continue reading

Inrasara: Một milimét thử liều bước chuyển

Đọc Một milimét, tập thơ Nguyễn Thị Thanh Long, NXB Văn học, 2011

Báo Văn nghệ Thành phố, 30-8-2012

Một milimét vậy thôi. Một kỉ lục cũ bị vượt qua, kỉ lục mới sẽ được thiết lập. Một milimét thôi, vận động viên nhảy cao kia sẽ giật được tấm huy chương để làm phong phú phòng trưng bày thành tích. Một milimét thôi, tay chạy nước rút này đành tuột mất huy chương cả thời gian dài khổ luyện. Thua cuộc, vận động viên trở lại làm người bình thường. Continue reading

Inrasara: Cắt lát 3 dòng thơ nữ Sài Gòn đương đại

Tạp chí Thơ 5-2012

* Thi sĩ Ngô Thị Hạnh (thứ 3 từ phải sang) tại Bàn tròn Văn chương 2007.

Trong tiến trình của thơ Việt đương đại, thơ của người làm thơ nữ thập niên qua đã làm cuộc nhập thế đầy tự tin. Nó là một phần không thể thiếu, khi thơ và người làm thơ ý thức góp phần mình vào việc giải trung tâm các sự thể trong cuộc sống hướng văn chương phát triển theo hướng dân chủ. Trong đó, sự phi tâm hóa giới là một yếu tố cực kì quan trọng. Continue reading