Inrasara: Top ten thơ Việt – Đáp án Đố vui có thưởng

10 năm thơ và xung quanh thơ Việt 2003-2013, không kể trong hay ngoài nước, chính hay phi chính thống, theo bạn đâu thuộc (có thể kể 1-3) Top Ten?

Tôi đã thông tin long trọng như thế ở Facebook, hi vọng mọi người hồ hởi đăng kí tham gia, nhưng sau 24 giờ, nó cứ đìu hiu: không độc giả hay nhà thơ nào xung phong để có thưởng cả. Thơ ca nước nhà hấp dẫn thua kém xa các trò chơi truyền hình là vậy. Thôi thì mình đố vui, mình trả lời và tự thưởng vậy. Đây là đáp án chủ quan của Inrasara, gọi là giải trí cuối tuần:

1. Bài thơ độc đáo nhất?

Continue reading

Inrasara: Vụ án Nhã Thuyên: đính chính tư liệu & quan điểm học thuật

* Sau khi đọc “Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn” của Phan Trọng Thưởng trên báo Văn nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam, số 16-2014, tôi viết bài này như là cách phản hồi. Thứ nhất, nói lại với Nhã Thuyên về khẳng định chủ quan “bài viết duy nhất được xuất bản chính thống cho đến nay”; thứ hai, như một cách trao đổi mang tính chính thống với Phan Trọng Thưởng. Hi vọng, hai bên mở cuộc đối thoại sòng phẳng, để “có thể nghe ra nhau”.

Tiếc, bài viết không nhận được phản hồi từ BBT báo Văn nghệ, cho nên xin đăng ở đây để rộng đường dư luận.

Inrasara

 

I. Đính chính: Mở Miệng bị kì thị tới đâu?

Trong bài “Cuộc nổi dậy của rác thải [1], Damau.org (Vanviet.info đăng lại ngày 28-3-2014), Nhã Thuyên viết: Continue reading

Inrasara: Về đâu, tân hình thức Việt?

(một Biên bản về thơ tân hình thức Việt)

Tham luận tại Hội thảo về thơ tân hình thức – tạp chí Sông Hương, Huế, dự định tổ chức vào ngày 16-11-2013; do bão Hải Yến, hội thảo bị hoãn. Dù là đồng chủ trì, cùng với nhà văn Thanh Ngọc và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, tôi vẫn có tham luận này.

Cuộc hoãn không biết cho đến khi nào hết hạn, để hội thảo “lần đầu tiên trên thế giới” về tân hình thức Việt diễn ra nữa, nên tôi xin đăng tham luận ở đây. Continue reading

Inrasara: Giữa hai dòng cảm xúc, giữa hai dòng thơ

Nhận định về 2 tập thơ đoạt Giải thưởng Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam 2013.

Tạp chí Văn hóa Dân tộc, 2-3014.

2011-NoichuyenDantocTS.1* Với nhà thơ Mai Liễu, 26-4-2011, Hà Nội.

Cuối mỗi năm, độc giả văn chương luôn hồi hộp theo dõi và bình luận kết quả xét giải thưởng văn học các loại. Trước hay sau công bố. Riêng Giải thưởng Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam luôn yên ắng. Dư luận dị nghị hay phê phán, không; tụng ca càng không. Văn học các dân tộc thiểu số như thể bị bỏ quên, dù ở đó không ít tác phẩm giá trị. Năm 2013 cả thảy 60 giải các loại được trao, trong đó văn học chiếm đến 19 giải: 9 văn xuôi, 8 thơ và 2 lí luận phê bình. Riêng thơ, không có giải A mà chỉ có 2 giải B. Ngoài Hoàng Thanh Hương là khuôn mặt quen thuộc qua tập thơ Lời cầu hôn của rừng đoạt giải này năm 2008, năm nay nhận giải C với tập thơ mới; một khuôn mặt thơ nữ trẻ mới tinh người dân tộc Chăm: Kiều Maily đoạt giải B qua tập thơ đầu tay Giữa hai khoảng trống (NXB Thanh niên, 2013), bên cạnh nhà thơ gạo cội: Mai Liễu với Núi vẫn còn mưa (NXB Văn hóa Dân tộc, 2013). Continue reading

Inrasara: Nhận diện 6 khuôn mặt thơ Cham 5: Trần Wũ Khang & Quà tặng của quỷ sứ

Ghur Girai Neh-06

Anh – Trần Wũ Khang. Có mà không. Đến và đi. Thoắt hiện rồi vụt mất.

Mùa hè 1996, anh hẹn tôi cuộc gặp ngắn để viết về tôi. Xong, lủi đâu mất dấu. Mùa thu cùng năm, anh ló mặt trong tối Biểu diễn thời trang Lega – Minh Hạnh, làm cái phỏng vấn nhanh Hani. Đăng báo, rồi đi biệt. Viết tạp bút “Trở lại Chakleng” cho tờ Văn nghệ Dân tộc & Miền núi số Katê 1996, lại biến. Như thể một bóng ma. Continue reading

Inrasara: Nhận diện 6 khuôn mặt thơ Cham 2: Jalau Anưk, nhận diện để nhập cuộc

16-Jalau Anuk02

Tagalau14

Bản sắc, cùng với truyền thống – có lẽ là khái niệm được sử dụng nhiều hơn cả, khi nhắc tới văn hóa, thời gian qua. Nhưng thế nào là bản sắc? Bản sắc có phải quay nhìn lui về quá khứ hay đi giật lùi về nguồn? Còn phải đi tới đâu mới gặp nguồn như là nguồn? Và đâu là cội nguồn văn hóa dân tộc Chăm? Hay bản sắc, giọng điệu đích thực của thơ Chăm?

Ưu tư, tìm tòi và khám phá lại – Jalau Anưk đã đi suốt hành trình nhọc nhằn đó. Continue reading

Inrasara: Nhận diện 6 khuôn mặt thơ Cham 4: Tuệ Nguyên, bừa bộn cái tôi, bề bộn chữ nghĩa

2013-4.Dongnai.3

* Tagalau 14.

Chính vì bừa bộn và bề bộn kia, ta thử xét nhà thơ trẻ này qua vài điểm nhìn khác… Năm 2007, Tuệ Nguyên (bút danh Michelia) in photocopy tập thơ đầu tay Khúc tấu rối bù; năm sau, tập thơ in chung: Ch[tr]ào & Những vết bẩn vẫn xuất hiện dưới dạng này. Sau đó là ở trang website thanh niên Chăm.

 

Jaya Bahasa viết…

Inrasara.com, 23-1-2008 13:45 Continue reading

Inrasara: Nhận diện 6 khuôn mặt thơ Cham 6: Kiều Maily, từ hoang mang Giữa hai khoảng trống đến bước nhảy khẳng định nữ quyền

2013-9-SachHay01

* Kiều Maily & tác giả ở Thính phòng REX – Buổi lễ trao Giải thưởng Sách Hay 2013.

Tagalau 14, 2013

Tập thơ Giữa hai khoảng trống của Kiều Maily được NXB Thanh Niên ấn hành tháng 6-2013, là sự kiện lạ. Lạ trước nhất là, mới xuất hiện mà đã xuất hiện khá dày trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Từ Văn nghệ Quân đội, Sông Hương đến Văn hóa Dân tộc; từ Văn nghệ trẻ, Tiền Phong chủ nhật, Văn nghệ TPHCM cho đến Tuổi trẻ Chủ nhật… Lạ khác là, sau chưa đầy nửa năm, cô gái Chăm đã cho ra đời một tập thơ. Lạ nữa, tập thơ được Quỹ Hỗ trợ Văn chương & Cuộc sống tài trợ toàn phần. Đây là điều hiếm. Rồi ca sĩ kiêm nhạc sĩ Chế Linh, sau khi đọc bản thảo, đã không ngần ngại ủng hộ thi phẩm ra đời. Điều nữa không thể không nói, là tập thơ được trình bày trang nhã, bắt mắt. Có thể nói, lạ và đẹp.
Giữa hai khoảng trống của Kiều Maily có gì lạ? Continue reading

Inrasara: Nhận diện 6 khuôn mặt thơ Cham 3: Đồng Chuông Tử, đi & về

Tagalau14-PhThiet.11

Tagalau 14, 2013.

* Thi sĩ Đồng Chuông Tử đứng thứ ba từ trái sang – Photo Kiều Maily.

giữa Inrasara và Đời là một chuyến buôn. Chuyến buôn không vốn ở khởi thủy nên, đừng mong lãi ở chung cục. Ra đời là bắt đầu đi, đi hoài đi hủy, cô độc và đầy bất trắc. Để khi mãn cuộc buôn, ta phủi tay về nhà, không ngoảnh lại. Sống và không để lại dấu vết. Triết lí Ariya Nau Ikak tác động ngấm ngầm lên tinh thần bao thế hệ Chăm, hôm qua và hôm nay, quy định tư tưởng họ. Rõ nhất qua tâm hồn thi sĩ. Ở anh, ở tôi, và cả Đồng Chuông Tử. Continue reading