TỪ MỘT HẠT BỤI Ý TƯỞNG ĐIÊN RỒ BAY LÊN…

 Lời giới thiệu tập truyện Trinh nữ Ma-nơ-canh của Lê Anh Hoài, NXB Trẻ, 2014

trinh_nu_ma_no_canh

Một sự kiện lớn, ảnh hưởng cả đời người hay quyết định số phận một dân tộc, một đất nước lắm khi có một xuất phát điểm quá ư tầm phào. Một quyết định nông nỗi, một ý nguyện vô lí, một nguyên do không đâu vào đâu, thậm chí chỉ là một nhầm lẫn đầy sơ hốt. Sự kiện lịch sử hay tác phẩm văn chương, chẳng khác nhau là mấy.

Lê Anh Hoài mở đầu truyện “Công ty Khai thác và Phát triển ngôn ngữ” với ý tưởng điên rồ và vô lí như thế. Của nhân vật Mr. T: Continue reading

Inrasara: Tiếp nhận thông điệp từ nhà văn – nghệ sĩ Lê Anh Hoài qua tập thơ Mảnh Mảnh Mảnh

* Ảnh của bạn FB ở Buổi Giao lưu với Lê Anh Hoài tại Nhật Nguyệt Coffee Shop, Sài Gòn, 2-11-2014.Sara-LeAnhHoai-2-11-2014

Từ mở mắt chào đời, tôi được bú mớm văn hóa Cham, nền văn hóa đẫm chất hậu hiện đại, nhất là qua câu chuyện kể trong các lễ Rija. Lớn lên, tôi tự dưỡng nuôi trong các tuyệt phẩm của Phật giáo Thiền tông, Krishnamurti và Heidegger ở đó tinh thần hậu hiện đại ngập tràn. Vào Sài Gòn, tiếp xúc với nhóm Thơ Tự do, tôi biết và bắt đầu làm quen với chủ nghĩa hậu hiện đại qua các tiểu luận của Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn, sau đó trực tiếp đến với Foucault, Derrida, Deleuze…

Thế nhưng có thể nói, chính thi sĩ Bùi Chát đã dẫn tôi nhập lưu tinh thần sáng tác hậu hiện đại. Continue reading

Đọc hậu hiện đại. Tác phẩm 14. “Ở nơi ấy, hảo hảo hảo” của Inrasara

[nhà thơ tuyển thơ mình]

Bài thơ được viết trong giai đoạn Sự kiện Hoàng sa-Trường Sa kì 1, 12-2007, để ủng hộ “Chuyên đề Viết cho Hoàng Sa & Trường Sa” do Tienve.org khai mào. Có thể coi đây là sáng tác theo phong trào “thi đua yêu nước hậu hiện đại”. Bài thơ sau đó được Đài radio.sbs.com.au, (Australia) chọn đọc, phỏng vấn và bình vào lúc 19 giờ, ngày 29-12-2007. Continue reading

Đọc hậu hiện đại. Tác phẩm 12. “Khóc Văn Cao” của Bùi Chát

1. Văn Cao mất, hàng trăm bài điếu Văn Cao xuất hiện, nhưng có lẽ có rất ít bài được người đời nhớ. Không phải nó không hay mà, bởi nó “nhảm”! Nhảm này có gốc gác từ mĩ học: chúng chìm khuất giữa bao “khóc” khác. Nếu tại đó có cái mới, chúng chỉ có mặt như thể vài nhấp nháy kì khu đầy toan tính của mánh khóe cũ. “Khóc Văn Cao” của Bùi Chát là biệt lệ. Biệt lệ vì nó đi ra khỏi quỹ đạo của lối thơ điếu như lâu nay chúng ta được biết. Continue reading

Đọc hậu hiện đại. Tác phẩm 8. Cắt của Lê Anh Hoài

Cat-LeAHoai-1

Trong Ngày thơ Việt Nam ở Văn Miếu, năm 2007, nhà thơ hiện đại Dương Tường đã quấn giấy vệ sinh khắp người trình diễn trên sân khấu, để một nhà thơ nữ cởi từng vòng giấy cho lộ nguyên hình hài nhà thơ, một “nhà thơ như thực”, không trang trí, không mặt nạ. Quá ư là lãng mạn. Hay! Nhưng đó là cái hay hiện đại(1). Continue reading

Đọc hậu hiện đại 3. Tác phẩm 4: Thơ ảnh của Lê Vă[ĩnh]n Tài

LeVanTai01

Thơ cụ thể concrete poetry của Lê Văn Tài là sáng tạo độc đáo.

Loạt bài “Văn bản toàn trị” đăng trên Tienve.org, gồm “Văn bản toàn trị [nhìn thẳng]”, “Văn bản toàn trị [đọc gần]”, “Văn bản toàn trị [nhìn từ dưới lên]”, “Văn bản toàn trị [nhìn nghiêng]” tạo hiệu quả nghệ thuật đặc biệt.

Ở “Văn bản toàn trị [nhìn sâu]”, chữ và nghĩa hoàn toàn vắng mặt, dành chỗ cho màu sắc và hình khối. Một bức tranh nhiều màu án ngữ giữa màn hình vi tính. Vòng ngoài là loạt bàn chân cùng đi một chiều, tạo cảm giác trăm bước đi trên một lối mòn đã định hướng sẵn Continue reading

Đọc hậu hiện đại 03. Tác phẩm 2. Tôi là cột điện của Lê Anh Hoài

ntcd2

Tối 1-12-2012, tại Nhà Hát Lớn – Hà Nội, trong đêm nghệ thuật Bay cùng ViLi với sự góp mặt của không ít tên tuổi văn nghệ cộm cán, nhà thơ Vi Thùy Linh làm cuộc hôn phối vài loại hình nghệ thuật, với mục đích “tôn vinh văn chương Việt Nam”. Theo một tờ báo, “đây là một đêm diễn đặc biệt… chưa từng có một tác giả văn học nào làm”.

Đúng! Nhưng để làm gì, cái đêm ấy? Continue reading

Inrasara: Bất ngờ nhà văn Nhật Bản Masatsugu Ono

Báo Tiền phong, 26-2-2012

TP – Trong cuộc “Trò chuyện với Masatsugu Ono về tập truyện Tiếng hát người cá” vừa ra mắt bản tiếng Việt sáng ngày 23-2-2012 tại Đại học Hoa Sen – TP Hồ Chí Minh, nhà văn thuộc thế hệ mới người Nhật Bản (Masatsugu Ono sinh năm 1970) đã làm tôi khá bất ngờ.

Bất ngờ, không phải ở không khí hội trường – một hội trường chứa chưa đầy trăm người nhưng khá trầm lắng: vẫn là ý kiến chỉ định, thậm chí có khách thính còn viết câu hỏi ra giấy chứ không trực tiếp “giao lưu”,… – mà ở cách anh trả lời. Continue reading