Họ đã nói 23

Theo TS. Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế TPHCM, năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần. “Nếu coi lao động giá rẻ như một lợi thế thì sai lầm, bởi yếu tố quyết định đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp chính là năng suất lao động”, ông Hùng nói.

Vietnamnet, 1-9-2012

 

Họ đã nói 22

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân thì “cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), bao gồm một phạm vi rộng lớn các vấn đề từ các cơ sở và thiết bị liên quan cho đến khuôn khổ luật pháp, nguồn nhân lực và nguồn tài chính… còn đang ở trình độ phát triển thấp”. Continue reading

Họ đã nói 20

Trong bài báo mang tựa đề “Hãy để cái chết chứng thực”, ông viết: “Chết là một từ nặng nề, nhưng ở Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, không chết thì xã hội không tỉnh dậy mà để ý và chẳng giải quyết được vấn đề gì”. Continue reading

Họ đã nói 19

Đối với các dân tộc bị thực dân đô hộ và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Tolstoi cảm thông sâu sắc với tình cảnh của họ, nhưng không đồng tình với chủ nghĩa yêu nước quá khích và óc dân tộc chủ nghĩa…

Tolstoi viết trong “Thư gửi một người Ấn Độ”: Continue reading

Họ đã nói 16

Sau 48 năm và hai tuần chịu cảnh kiểm duyệt, từ ngày 20-8-2012, Miến Điện đã dở bỏ kiểm duyệt báo chí. Hãng tin Pháp dẫn lời một biên tập viên của một tạp chí ở Rangoon nói: “Hôm nay là một ngày trọng đại cho tất cả các nhà báo ở Miến Điện – những người đã làm việc dưới những hạn chế khắc nghiệt trong hàng bao nhiêu năm trời.”

Theo BBC, 20-8-2012

 

Họ đã nói 17

Vai trò của trí thức cũng sẽ phải đặc biệt quan trọng với tư cách là những người canh chừng sự vận dụng truyền thông bất chính, canh chừng sự chọn lọc và uốn nắn thông tin. Vai trò chủ yếu của họ là sẽ phải nói lên những gì không được nói, vạch ra những gì không được vạch ra, bàn luận về phần của hiện thực mà có thể không đi vào được cuốn phim ăn khách hay không thể chen chân lên được màn ảnh truyền hình. Continue reading

Họ đã nói 13

Nguyên nhân khiến chỉ số về trí tuệ của Việt Nam đang ngày càng thụt lùi không phải do con người Việt Nam kém cỏi mà là do sự bất cập của Tổ chức quản lý nhà nước và  sự yếu kém trong chăm lo đầu tư cho Vốn con người. Continue reading