Năm mới. KIỂM THẢO VÀ/ ĐỂ TẤN TỚI

Con người là một văn bản, – hậu hiện đại nói thế. Văn bản được viết nên bởi: Gien cha mẹ ta di truyền, quá khứ ta gánh vác, môi trường tự nhiên ta sinh ra và lớn lên, giáo dục gia đình và nhà trường ta thụ hưởng; văn bản được vẽ thêm bởi người thân và bạn bè, cuốn sách ta đọc, bị tô đậm hơn bởi ý hệ tôn giáo ta rơi vào và chịu đựng…

Đâu là một văn bản-sinh linh Cham?

Kí ức Champa oanh liệt và suy tàn;

Continue reading

LÀM CÁI NGƯỜI KHÁC KHÔNG [/ THỂ] LÀM-2. VIỆT NAM

Năm 2006, bạn thơ Hải Phòng vào Sài Gòn ghé nhà tôi ở quận Tư thăm mươi phút rồi đi.

Sau đó chị nhắn tin bảo mình “phò suy” trong khi Sara “phò thịnh” trong phê bình văn học, khó hạp.

Tôi không hiểu đằng ấy muốn nói gì!

Tôi bấm nhiều tin nhắn, rằng: Nếu phò thịnh, Sara phải viết về Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều hay Nguyễn Trọng Tạo chứ, họ cũng rất xứng đáng, nhưng tôi đã không. Tôi cả ngày lập biên bản thơ ngoại vi: Từ Mở Miệng đến Dân tộc Thiểu số, từ sáng tác người Việt hải ngoại đến thơ các cây bút tỉnh lẻ, vân vân.

Continue reading

Hành trình Cham-52. ĐẮC ĐẠO CHAM, TÔI LÀM GÌ?

Tôi hiếm khi bước vào trong lòng tháp, nêu không có lễ. Ở thế buộc, tôi phải quỳ gối, chấp hai tay ‘patom hatai’ thiền định khá lâu. Thiền định thôi, chứ không khấn vái.

Bởi tôi không xin Ngài gì cả, mà chỉ để cho tâm rỗng trước Ngài.

Tôi không bao giờ dùng lời lẽ không hay về ‘Halau janưng’ Cham, cả ‘Ahiêr’ lẫn ‘Awal’. Dù các vị có lầm sai tới đâu. Tại sao?

Continue reading

Hành trình Cham-33. TÔI TIN VÀO PÔ YANG

[Orchid Island Taiwan đang lốc xoáy lớn. Hai chuyến máy bay bị hoãn, thêm một chuyến tàu, mãi lần thứ tư mới ổn. Chuẩn bị lên tàu qua miền đất xinh đẹp ít lành nhiều dữ ấy, tôi ghi vài ý nhỏ, như tự dặn lòng]

Tôi tin vào sức khỏe thể chất lẫn sức mạnh tinh thần

tin vào khả năng thực, không tìn vào bằng cấp hão

Continue reading

THẾ NÀO LÀ CAO THỦ?

Nóng tính, hấp tấp, bộp chộp… để rồi nhận lấy đòn chí mạng đến ngã đài không kịp ngáp, chắc chắn không là cao thủ rồi.

Hơn nửa đời hư lăn lộn cộng đồng và quan sát, tôi nghiệm thấy sinh linh Cham sở hữu hầu hết đức tính trên. Từ người ít học đến kẻ học cao, không chừa. Hở chút là nóng giận nhắm mắt nói bừa. Bị bắt bẻ xíu là sôi máu lên chưởi bới bất kể tuổi tác, máu mủ. Tưởng mình nắm cán chân lí, chưa nghĩ đầu đuôi đã vội vã ra búa tạ để phải nhận đòn hồi mã thương.

Cao thủ phải là cao thủ ở mọi tình huống, hoàn cảnh, thế trận. Continue reading

Suy nghĩ cuối tuần.5- LƯỢM NHẶT VÀI PHÁT NGÔN CỘM CỦA TÔI

Suy nghĩ cuối tuần.5- LƯỢM NHẶT VÀI PHÁT NGÔN CỘM CỦA TÔI

 

“Cộm”, bởi chúng gây xôn xao dư luận chút chút. Mỗi phát ngôn đều có các lí giải đính kèm chứng cứ. Tạm trích ý chính.

 

  1. Thứ thơ rác [rưởi] đặc hiệu này mang trong mình làn gió thối thổi vào không khí thơ Việt. Nó buộc nhà thơ hôm nay quay lại nhìn nó. Và nhìn lại cả mình nữa! Lâu nay, mình có quá thơm, quá diêm dúa lắm không! (Tienve.org, 2004)

 

  1. Tuyệt đại đa số nhà văn Việt Nam vẫn “chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” (tạp chí Văn, tháng 11-2004)

 

  1. “Độc giả hôm nay cũng cần phải được đào tạo” (tạp chí Thơ, số 1, 2006)

Continue reading

Inrasara: HÀNH TRÌNH PHÊ BÌNH LẬP BIÊN BẢN

(diễn từ nhận Giải thưởng Vanviet, 3-3-2016)
1. Đất nước mở cửa, được cởi trói, văn nghệ sĩ hối hả đi ra thế giới, nhìn ra thế giới bên ngoài, ở đó họ bị choáng ngợp trước mênh mông tác giả với trào lưu văn chương lạ lẫm, độc đáo.
Họ háo hức tiếp nhận và thử nghiệm, tìm tòi và khai phá, phiêu lưu và sáng tạo. Thế rồi, chỉ trong thời đoạn ngắn, họ để lại trên văn đàn tiếng Việt bao ngổn ngang dấu vết, nỗi niềm.

Họ biết…
văn chương tiếng Việt đương đại không chỉ tiếp nhận văn học miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mà còn nhận ảnh hưởng từ văn học miền Nam;
không chỉ của riêng người Việt, mà còn là của cây bút người dân tộc thiểu số khác;
không chỉ của tác giả cư trú tại trung tâm văn hóa lớn, mà cả người viết đang sống nơi vùng sâu vùng xa;
không chỉ của nhà văn Việt Nam, mà cả nhà văn trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Continue reading

SARA. TỔNG KẾT 04-10 PHÁT NGÔN CỘM

2015-7-4-Caphethu7-7

“Cộm”, bởi nó có… gây xôn xao dư luận chút chút. Mỗi phát ngôn đều có phần lí giải dài dòng. Bà con có phản biện cứ tùy nghi góp công điểm vào hợp tác xã văn học này, cho vui. Trích theo trật tự thời điểm…

1. Thứ thơ rác [rưởi] đặc hiệu này mang trong mình làn gió thối thổi vào không khí thơ Việt. Nó buộc nhà thơ hôm nay quay lại nhìn nó. Và nhìn lại cả mình nữa! Lâu nay, mình có quá thơm, quá diêm dúa lắm không! (Tienve.org, 2004)

2. “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” (tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004)

3. “Nhà thơ cần học biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ” (tạp chí Tia sáng, 20-5-2006) Continue reading

SARA.TỔNG KẾT 02. 5 Ý TƯỞNG CÓ THỂ SUY TƯ LẠI

[5 đoạn văn sau có thể giúp bạn suy tư lại, tạm trưng ra cho bà con đọc]

1. “Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Việt đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cần nắm vững chính sách dân tộc của Chính phủ. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn là mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Như thế, nếu không sợ những điều không đáng sợ, giới trí thức Cham vẫn có thể làm được nhiều chuyện” (tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1-2006).

2. “Người Việt ở Ninh Thuận số dân nửa triệu mà chỉ 4 người kí; trong khi Cham có 74.000 mà số người kí tên vào Kháng thư phản đối Dự án Nhà máy Điện hạt nhân lên đến 68. Tại sao? Continue reading

SOREN KIERKEGAARD (1813-1855)

2015-8-1Caphethu7-02
Ông không phải là triết gia, bởi triết học không làm gì hơn tham vọng nhận thức thế giới để thu tóm thế giới vào một hệ thống. Mà ông là kẻ chống hệ thống quyết liệt, ở đó Hegel là tiêu biểu.
Ông tin Thượng đế, nhưng cả đời ông chống Giáo hội. Bởi Giáo hội không thể đại diện cho Thượng đế, Giáo hội không gì khác một hệ thống khép kín ở chiều ngược lại với triết học.
Ông chống cả thái độ thỏa hiệp ý hướng dung hòa Hegel và Giáo hội.
Là cuộc chiến không cân sức: một chống lại muôn người. Continue reading