Có thể chấp nhận hay không chấp nhận điện hạt nhân, nhưng quyết định ấy phải dựa vào những kiến thức khoa học chính xác và khách quan, trên cơ sở cân nhắc lợi–hại một cách thận trọng, với ý thức tỉnh táo về nguy cơ không thể tránh khỏi của tai nạn hạt nhân. Không thể ru ngủ cộng đồng bằng những lời hứa hão huyền. Không thể vì quyền lợi trước mắt của một số người mà gây hại lâu dài cho lợi ích của muôn dân. Continue reading
Category Archives: Phát ngôn
Họ đã nói 01
Trong bối cảnh Việt Nam thiếu diễn đàn tranh luận trí thức và gần như là số không trong lĩnh vực phê bình học thuật, văn chương, người ta lại thấy một hiện tượng bất thường là những nhóm lợi ích trong lĩnh vực này đang nổi lên cướp vai trò chính thống của giới phê bình để thủ lợi. Continue reading
Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn: hành xử văn minh & phấn đấu
“Người Chăm có tồn tại và đất Ninh Thuận có phồn vinh không là do cách hành xử của người Kinh và cách phấn đấu của người Chăm mà thôi. Ở đời, luật rừng là mạnh được yếu thua, mong rằng ở thế kỷ 21 ta sẽ hành xử văn minh hơn với dân tộc Chăm một thời hùng tráng, cũng như ta muốn Trung Quốc hành xử văn minh hơn với ta.”
Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn trả lời bạn đọc phản hồi
Phát biểu của Cựu Thủ tướng Nhật
(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)
Ông Naoto Kan, cựu Thủ tướng Nhật vừa lên tiếng yêu cầu quốc hội loại bỏ năng lượng hạt nhân, và nói ông cũng có một phần trách nhiệm, với tư cách là người đứng đầu chính phủ, về tai họa hạt nhân do thiên tai động đất và sóng thần khủng khiếp gây ra hồi năm ngoái.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trả lời phỏng vấn: “Không nên đặt cược tính mạng dân tộc”
(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)
(sau trích đoạn phát biểu này của NMT, thứ Hai tuần tới Inrasara sẽ có bài trả lời thắc mắc bạn đọc xung quanh ĐHN, rồi Inrasara.com tạm nghỉ thảo luận ĐHN kì 2)
“Một dự án phát triển kinh tế – xã hội phải được đánh giá trên ba phương diện: sự cần thiết, tính khả thi và tác động của dự án… Continue reading
3 “nếu” của Nguyễn Thị Từ Huy với sinh viên hiện đại
Nếu đa số từ chối nô lệ cho điểm và từ chối nô lệ cho giảng viên, nếu đa số chấp nhận điểm thấp, thì lúc đó điểm sẽ không còn là vấn đề nữa, hoặc vấn đề sẽ được đặt ra theo một cách khác, theo một cách có ý nghĩa hơn cho việc đánh giá thực chất nền giáo dục này; rồi biết đâu, điều đó cũng sẽ làm thay đổi quan niệm của các nhà tuyển dụng và các nhà quản lý, sẽ làm thay đổi quan niệm của chính thầy cô của các bạn. Continue reading