Tôi dạy con-27. HÃY SỐNG, ĐỪNG DIỄN

Nietzsche: “Các thi sĩ, bọn chúng luôn cần khán giả, dù khán giả đó chỉ là những con trâu”. Hỏi chớ, con có giống loại thi sĩ ấy?

Đời là những trận đi, để đi được dài và xa, hành trang cần nhẹ. Vậy đâu là những gì con phải loại bỏ?

[1] Với người 

Kẻ có tâm đố kị, ưa thị phi, thích chỉ trích, hay chê bai người khác trong khi mình chả ra gì – hãy tránh càng xa càng tốt.

Continue reading

Tôi dạy con-26. HỌC YÊU THƯƠNG NỖI PHÙ DU

[1] Tết vừa qua, tôi ghé thăm bạn học cũ. Chiếc chiếu cũ trải ngoài hiên, hai tôi ngồi. Bạn gầy đến khó tưởng tượng. Bạn kêu vợ đun ấm trà, mãi không thấy đâu. Bạn không có trà, có lẽ. Bạn càng không “uy tín” với mấy quán tạp hóa trong làng để mua chịu. Tôi liếc qua kệ sách cũ, ở đó có mấy cuốn tôi tặng bạn mấy năm trước.

Bạn học khá, yêu văn chương, có vài bài thơ đăng Tagalau, và từng hãnh diện về nó. Mươi năm qua bạn sống như bóng mờ, hơn cả cái bóng mờ – tận cùng của vô danh.

Continue reading

Sống tôn giáo-29. BỐN GIAI ĐOẠN ĐẠO SĨ BÀ-LA-MÔN CỦA TÔI

Bài đầu tiên trong serie “Sống tôn giáo” post ngày 17-2-2024, rồi khi hiện tượng Minh Tuệ xảy đến, sẵn rạp hát luôn. Tút hôm qua “Làm sao biết Minh Tuệ đã đắc đạo?”, bạn Đoàn Xuân Mỹ còm đúng: “Muốn biết ai đó đắc đạo chưa thì cần biết anh ta tu đạo gì trước đã.”

Nay kể câu chuyện tôi đắc Đạo Bà-la-môn Cham thế nào, như một đối sánh với câu chuyện về Phật giáo đang diễn ra ở hôm nay.

[1] Trích “Bốn cứu cánh đạo sĩ Bà-la-môn & thơ”-2008:

Triết học Ấn Độ chỉ rõ bốn cứu cánh đời người, nơi ấy ở chặng cuối, đạo sĩ Bà-la-môn nỗ lực tự giải thoát để vươn đến cứu cánh tối hậu. Các hạn từ Mokca, apavarga, nirvrtti, và nivrtti “buông, thả, trả tự do, phóng thích, ra đi, từ bỏ, rời khỏi” để chỉ mục đích này.

Để vươn tới, tu sĩ Bà-la-môn cần trải nghiệm bốn giai đoạn.

Continue reading

RIÊNG & CHUNG

Sau loạt bài “Tôi dạy con”, “Sống tôn giáo”… tôi nhận về 4 ý kiến:

[1] Inrasara đa sự nghiệp: Sự nghiệp trí thức, Nghiên cứu, Sáng tạo…

[2] Cái nào Sara cũng làm đáo để: Do có triết học phân tích, tinh thần phản biện, và tâm thành…

[3] Cuối cùng là buông bỏ. Từ 65 tuổi, tôi buông hết, buông cả “sự nghiệp”, để sống vui và sống có ích.

[4] Có ích thế nào? – Là Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal, kể câu chuyện Cham đến với thế giới.

Continue reading

Tôi dạy con-23. CHIẾN, TẠI SAO THẤT BẠI?

Chúng ta không đâm nhau, chém nhau

sau lưng chúng ta bắn phá nhau bằng nước bọt

cả hai tâm hồn chúng ta đều chết

(“Phác thảo ở biển Vũng Tàu”, 2002)

Sau vụ Yeah-1 và Quán nước lối lên tháp Pô Klong Girai, tôi viết loạt bài: “Đấu tranh thế nào để hiệu quả?’, nay tóm làm bài học. Nguyên tắc chung, trước một vấn đề hay sự cố:

– Biết sớm, biết cụ thể và đầy đủ;

Continue reading

Tôi dạy con-20. THẤT BẠI, SAO PHẢI BIỆN MINH?

Bệnh, do lỗi của con, chứ không bởi đâu khác!

Hỏng, thất bại, ta luôn tìm ra cái cớ đổ lỗi.

Người, do lấy phải con vợ tệ quá; đứa, tại mấy tên bạn phản trắc; chị, bởi bố mẹ không ủng hộ; anh, vì cộng đồng Cham không hiểu mình; kẻ nữa không thể triển khai tư tưởng cao siêu được bởi chế độ; thậm chí bị cảm lạnh, ta cũng nghĩ lỗi do ông Trời.

Continue reading

Tôi dạy con-19. TỪ CHAM ĐẾN VIỆT NAM QUA THẾ GIỚI

[ý kiến của Sara về vụ mới nhất ở Cham]

Hai ngày Sài Gòn về, mở laptop thấy tin nhắn của bạn thế hệ mới, nguyên văn: “Qua vụ Brian wu với Ts Món, hình như rối ren nhất định, cháu mới đọc hai hôm, thực hư thế nào, cei cho ý kiến.”

Xin nói ngay: Tôi có nghe vụ này, nhưng tuyệt chưa đọc và không đọc, vì không quan tâm.

Ngay khi bước vào thế giới chữ nghĩa Cham, tôi đã nói ngay [ở phần kết Văn học Cham khái luận, 1994] rằng tôi không là nhà nghiên cứu, càng không ý định “làm khoa học”, mà từ lòng đời sống và văn hóa Cham – tôi kể câu chuyện Cham đến thế giới.

Continue reading

Tôi dạy con-18. HÃY ĐẨY KHẢ NĂNG LÊN TẦM CAO NHẤT CÓ THỂ

[hay. Từ khiêm tốn đến Kiêu hãnh sang trọng]

Không phải hàng đầu, cũng không phải số 1 hàm ý so sánh, mà – ở mỗi công việc, con hãy đẩy khả năng của chính con lên tầm cao nhất có thể. Hay nói đầy hình tượng như Nietzsche: Nắm lấy tóc mình mà kéo lên!

Thế hệ tôi, Chakleng từng sở hữu 3 sinh linh có tài năng thiên phú – gần như toàn diện, nhưng rồi 2 người do tâm tính, đã tự phá hoại chính mình, 1 còn lại cũng đang mang nguy cơ đổ bể. Sau đó, Chakleng sản sinh 1 thiên tài siêu hạng nữa, nhưng do “không ai hiểu cháu cả, cei Trạm à”, thế nên chàng trai cả ngày đi lang thang và lang thang…

Continue reading

Tôi dạy con-17. TƯ DUY… THẢM

Nghĩ ta bị đối xử bất công trong khi ta từng hi sinh cho gia đình, thế là ta lên facebook rên rỉ ỉ ôi. Rên, ăn mày được mấy tiếng “ôi thương quá”, thế thôi ta đã… sướng.

Ta nghĩ ta cống hiến cho cộng đồng ghê lắm, vậy mà Cham chả quan tâm tới ta, vậy thôi ta thở than đời sao mà bạc. Con sổ mũi, vợ ốm [nghén], ta cũng lên mạng toàn cầu bố cáo cho thế giới biết. Than, mục đích không gì hơn là xin tí… tiền.    

Continue reading

Thơ của bạn thơ-50. BIỆN SĨ THƠ

[hay. Tôi đã đấu như thế nào?]

Bỏ qua mấy thị phi là chuyện ngoài lề, có nói cũng là nói cho vui. Còn thì, từ khi hành cước qua cánh đồng chữ nghĩa Việt Nam, với tư cách biện sĩ – tôi nhấn về sai lầm chuyên môn, các sai lầm lặp đi lặp lại làm vẩn đục khí quyển văn chương. Là chuyện không thể không nói.

22 năm hành cước thơ, tôi dự nhiều cuộc “đấu” mà tôi gọi là “đính chính”, “minh định”, “giải minh”. Tạm nêu 5 trong các điển hình:

[1] Ngay ở phương Tây, nơi Hậu hiện đại sinh ra, họ không còn bàn đến nữa, hoặc chỉ nói đến như thứ đã bị nhét vào sọt rác của lịch sử.

Continue reading