HÔM QUA TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ MỚI?

Ở anh Long trong đối thoại với đạo sĩ Minh Tuệ, và từ một bạn thơ.

Tháng 7 vừa qua…

Hành giả Trần Thanh Long từ Sài Gòn lên Gia Lai tìm gặp và được gặp đạo sĩ Minh Tuệ – là chuyện hiếm. Anh hỏi, con đã từ thiện nhiều, thầy có điều gì chỉ bảo thêm không? Minh Tuệ nói: “Anh từ thiện lớn cỡ nào, cũng không bằng anh BỐ THÍ GIỚI CHO CHÍNH ANH.”

Continue reading

Tôi dạy con-32. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC MAY MẮN?

Tin về Giải S.E.A Write Award, tôi trả lời Văn Bẩy trên báo Vietnamnet, 8-2005: “Inrasara, May mắn luôn đến kịp thời”. Đó là thật, không ra vẻ khiêm tốn gì cả. 12 năm sau, nghiệm lại mình, tôi tút: “Tôi sinh ra dưới ngôi sao may mắn”, trên Inrasara, 1-2020.

Rồi ngó quanh, sao anh em, bằng hữu ít được như vậy, dù họ điều kiện thuận lợi hơn tôi, nhiều.

May mắn không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của đức hạnh – Khổng Tử. Cụ dùng chữ “đức hạnh”, chứ không phải nỗ lực, kiên trì để thành công như bên Tây, với 1% là tài năng, 99% là mồ hôi, đại loại vậy.

Continue reading

LẠI BÀN VỀ THÔNG MINH

[Hiểu, tự tri để cùng tiến]

Tút “Giải trí cuối tuần. Người Việt thông minh hơn các dân tộc khác”, có bạn còm: rằng người Việt thông minh thiệt chớ không đùa, trong khi dân Tây còn rất lạc hậu, thì “500 TCN số lượng đồ đồng ở Việt Nam còn nhiều hơn cả Châu Âu, nghĩa là công nghệ và kỹ thuật đã rất cao rồi!”

1. Nói chuyện xưa thì xa xưa lắm. Ừa thì cứ cho là chuẩn không cần chỉnh.

Continue reading

Tôi dạy con-31. CÓ CẦN HỌC ĐẠI HỌC KHÔNG?

Mùa Đại học, thêm một bạn hỏi: Cei Sara bỏ Đại học và thành công, ctheo cei con có cần học Đại học không? Tôi nói cần và không, cần cho 999 người và không cho 1 còn lại.

Trước Covid-19, VTV9 có buổi phỏng vấn “Khoảnh khắc Inrasara”, tôi kê ra 9, và họ chọn 1: “Bỏ Đại học”.

Năm 1977, vào Đại học Sư phạm TPHCM khoa Văn, được một tuần, tôi thi qua khoa Anh. Ngồi giảng đường chưa hết năm, thấy Đại học chẳng có gì để học, tôi bỏ về quê cày thuê mua sách đọc, thu nạp tri thức tôi thực sự cần cho vấn đề của tôi. Quyết định đó đã bẻ ngoặt đời tôi.”

Continue reading

Tôi dạy con-30. 7 CÂU HỎI CON CẦN TRẢ LỜI

Tình cờ tôi đọc được 7 câu hỏi này, không nhớ ở đâu mà thực tế rất mực. Cho các con tôi và bạn trẻ hôm nay hỏi và tự trả lời cho chính mình. Ở đó tôi cũng thử “nghiên cứu mình”, để ra đáp án.

1. Mục tiêu của đời tôi là gì?

Lan tỏa tâm hồn con người Cham và tinh thần văn hóa Cham. Phát triển tư tưởng tôi qua văn chương, chữ nghĩa và diễn đàn các loại.

Continue reading

Inrasara BA TRONG MỘT

Inrasara is a pen name of a Cham writer. His career is much attached to the culture of the Chams, leaving a deep-felt remark on various fields of poetry, literature criticism and folklore collection.

In every field of his expertise, he had always created features with could not be confused with that of others. Being a researcher, critics and poet at the same time have helped serving each other and complemented each other to give him this knowledge.

Continue reading

Sống tôn giáo-39. SỐNG KHỎE, SỐNG VUI, SỐNG CÓ ÍCH & SỐNG TRÀN Ý NGHĨA

Nhại tiêu đề cũ nói chuyện mới. Mới – từ trải nghiệm riêng và rất THỰC, chứ không qua sách vở.

Tạm phân người trần gian theo 4 bậc cấp sở hữu, từ thấp đến cao.

[1] Làm chủ tiền của, điều ai cũng có thể, doanh nhân là đại biểu;

[2] Làm chủ kiến thức, là đất sống của nhà nghiên cứu hay học giả;

[3] Làm chủ tư tưởng – nơi triết gia, kẻ sáng tạo, nhà phát minh thi thố. Dẫu sao kẻ ở bậc này vẫn còn mang vác tâm cảm của người đời thường hỉ nộ ai lạc; mà phải qua cấp bậc…

Continue reading

Tôi dạy con-29. LÀM THẾ NÀO THOÁT KHỎI Ý ĐỊNH TRẢ THÙ VẶT?

Lời cuối của Chúa Jesus khi bị đóng đinh: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Luka 23:34). Đạo sĩ Minh Tuệ sau khi bị đấm chảy máu mồm, đã chúc phúc cho người đánh mình.

Cả hai là người đắc đạo, còn ta kẻ phàm trần, phải hành xử thế nào?

Tagei dalah habar klah di kek gaup’: Răng với lưỡi làm sao tránh khỏi cắn phải nhau – ông bà Cham nói thế.

Continue reading

POWER POINTS

Diễn, làm thế nào để thu hút công chúng ngay câu đầu tiên? Các buổi nói chuyện của tôi, tuyệt không có nỗi buồn ngủ hay một ai bỏ ra ngoài, ở đó. Sau đây là 10 phát ngôn.

[1] Buổi giao lưu Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, 2005:

Bóng đá Đông Nam Á chịu phận vũng trũng của thế giới đã đành, văn học chẳng có gì dính dáng đến thể tạng, ta vẫn cứ là vùng trũng, là sao?

[2] Hội thảo thơ TP Hồ Chí Minh, 25-8-2006:

Continue reading

Tôi dạy con-28. TẠI SAO KHÔNG “LÀM VỚI”, MÀ “LÀM CHO” CHAM?

[1] Tôi đã hai lần LÀM VỚI Cham:

– Năm 1984, ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm, tôi viết bài báo tường bàn về ‘lang likuk’ tiền tố, bị quý thầy xì xào. Ở phiên họp sau đó, tôi nói đó chỉ là ý kiến riêng, về mặt sư phạm quý thầy đúng. Thế là yên!

– Năm 1991, mở quán Tạp hóa ở quê, tôi phải vận dụng tối đa sự khôn khéo, nhân nhượng hết cỡ mới tránh mất lòng. Bởi quán tạp hóa tôi khi ấy thuộc hàng đầu Cham, dễ xung đột.

Thế nên sau khi nghỉ quán vào Sài Gòn, tôi đốt nguyên sổ nợ khoảng 5 cây vàng. Tháng sau Hani về tìm, tôi nói: anh đốt rồi! Để mọi người còn là bà con, anh chị em mình chớ không phải là con nợ của mình.

Continue reading