Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-06. ẢO TƯỞNG TỰ DO

Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn: “Bây giờ người viết hoàn toàn tự do. Chỉ trong một tích tắc, người viết hoàn toàn có thể xuất bản tác phẩm của mình ở bất cứ một blog nào hoặc gửi cho các trang mạng văn chương khắp nơi… Bây giờ mọi người đổ lỗi cho không có tự do sáng tác, không có tự do nghệ thuật. Điều đó không hẳn” (báo Thể thao & Văn hóa, ngày 8-2-2011).

“Bây giờ người viết hoàn toàn tự do” là thứ ảo tưởng tự đánh lừa.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-05. THÓC MÁCH

Thóc mách là tật xấu nhất của giới văn nghệ, xấu kéo dài đến lậm thành bệnh, khó trị. Tôi hay nói vui:

– Tụm bốn tụm năm, văn nghệ sĩ Việt Nam chưa bao giờ việt vị khỏi 3 thứ: Nói xấu chính quyền, nói xấu nhau, và nói tục tĩu. Chú ý, nói xấu, chứ không [dũng cảm] đối mặt hay [khả năng] đối thoại. Rồi khi nói xấu kia hóa thân thành hỏi & trả lời, nó lên đỉnh.

Trên Litviet, 3-12-2011, Phan Nhiên Hạo hô:

“… Inrasara là người xiển dương cách tân thơ, đặc biệt tích cực truyền bá chủ nghĩa Hậu Hiện Đại. Nhưng Hậu Hiện Đại thì không thể nào đi cùng với Hội Nhà Văn, vốn là một tổ chức được tạo ra để thực hiện chủ trương chính trị chuyên chế, đi ngược lại tinh thần đa phức Hậu Hiện Đại.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-04. SỢ

Hãi cái lớn, ta nghĩ ra chữ “tàu lạ”, sợ nỗi cao, ta bày ra từ “đồng chí X”.

Chánh trị đã vậy, văn nghệ lại càng. Ta sợ ý tưởng lạ, sợ sự thật trắng, sợ cả con chữ nhạy cảm. Sợ cho mình, sợ giùm cho nhau. Còn đỡ, ta sợ cả nói hay bàn về cái sợ. Nhà văn Phạm Lưu Vũ đặt cho biệt ngữ “văn hóa sợ”, tắt một lời: bệnh sợ.

Thông báo chủ đề Bàn tròn Văn chương “Nhà văn né tránh hiện thực, tại sao?” – Vắng hoe! Có mỗi Nguyễn Đình Chính, nhưng đến giờ chót thì: “anh bận đi Pháp rồi, Sara ơi”. Để rồi, mỗi nữ sĩ Dạ Ngận chịu chơi đóng thế!

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm tên vài con bệnh-02. KHÔNG HIỂU MÀ CHỐNG

Bệnh không hiểu mà chống, ở đó chống trào lưu nghệ thuật mới, là một.

Tôi gặp rất, rất nhiều nhà chống Hậu hiện đại, cả những người được cho là có đầu óc mở, trong khi họ không đọc tí ti những gì liên quan đến trào lưu này.

Bàn tròn Văn chương Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam tại Vũng Tàu mùa hè 2015, ngồi bàn chủ trì, khi tôi nhắc tới phong trào Hậu hiện đại và Tân hình thức, dưới hội trường bật lên vài tiếng khúc khích, rồi lây lan. Nhà thơ Lương Định khúc khích to hơn cả. Đồng chủ trì với tôi: nhà thơ Mãi Liễu ngó qua hướng khác.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-01. CHỦ QUAN

Loạt bài về vụ giã từ Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, thu hút vài trăm bạn facebook comment, trong đó bạn văn Chip Chip “dạy” một ý rất thực tế, rằng “rời bỏ nhưng không vắng yêu thương”. Tôi, chẳng những không vắng, mà còn đầy tràn nữa! Hôm nay, “yêu mới nói”.

17 năm trước tôi từng chẩn “10 căn bệnh phê bình văn học Việt Nam hôm nay” in trong Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo-2006, nay tách bạch và chi tiết hơn, làm thành serie. Mời bà con, và các bạn theo dõi.

Continue reading

SARA GIÃ TỪ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƠ

[Chân dung Cát-2006: “Chẳng có gì trầm trọng cả!”]

Gửi các bạn thơ & những người yêu thơ Inrasara.

Bà con & các bạn facebook yêu mến!

Lời đầu tiên của tôi là tiếng xin lỗi, bởi đã không đi hết hành trình.

Nhiệm kì 2010-2015, tôi được BCH Hội Nhà văn Việt Nam đề cử vai phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, tôi nhận. Sau 2 năm lăn xả, tôi quyết giã từ [và đã thông báo], nhưng phải tới năm cuối nhiệm kì, bởi tôi không muốn tạo xì-căng-đan.

Thời gian đó, tôi cũng nghỉ Ủy viên BCH Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam, nghỉ chủ trì Cà-phê thứ Bảy, bàn giao đặc san Tagalau cho thế hệ trẻ, và vài thứ khác. Để được rảnh rang và hoàn toàn tự do cho chữ nghĩa.

Continue reading

Giải trí trên đường-ngày cuối. Lãng du thế giới chữ nghĩa

1. CHAM

Từ Ban Mê qua Đăk Nông, tôi lang thang các huyện xã, đất, vườn. Ghé anh Dung, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đăk Nông, tán và cơm trưa. Sáng nay vừa về đến Chakleng.

Kết thúc chuyến đi, vui, kể chuyện giải trí mình.

Không kể tác phẩm cùng vài trăm bài báochí, ngoài non trăm buổi nói chuyện ở các Đại học, lớp Chuyên văn, Hội Văn học Nghệ thuật, tổ chức phi chính phủ và hội thảo các loại, tạm kê vài mục chính tôi đã nhập cuộc thế giới chữ nghĩa…

[1] Tổ chức –  5 hình thức:

Continue reading

Giải trí trên đường. NHÀ VƯỜN HÒA ANH

Từ nhà bạn Trần Can qua khách sạn, đúng một phút cuốc bộ. Lại khách sạn của 6 năm trước. Gặp Pham Hoa Anh ở đó. Hai buổi cà-phê ngắn mà vui đáo để, bởi tôi gặp được kẻ đồng điệu.

Không đảng viên, bác sĩ 30 năm, Hòa Anh không bằng khen, tôi cũng hệt. 4 năm ở Tỉnh thêm 6 năm Đại học, tôi tuyệt không nhận nó về mình, mà dành cho đồng nghiệp.

Continue reading

KIỂU NÀY, TÔI ĐIÊN MẤT!

[Sau tút này, tôi nghỉ mươi ngày, để thoát cơ hội… điên]

Tiểu thuyết Chân dung Cát viết năm 2000, tôi phác họa nhân vật Thuman: 

“nông dân – thi sĩ, sẵn sàng vác giạ lúa cuối cùng trong nhà đi đổi rượu, gầy cuộc nhậu thuyết về trường thơ hậu hiện đại tận trời Tây với “định mức tinh thần” mỗi ngày phải sản sinh một ý tưởng mới.”

Mỗi ngày một ý tưởng mới, rồi nghỉ. Không gì thêm, không gì khác.

Hệt Thuman, tôi thuở trai tráng cũng thế, kéo dài tận lục thập. Lạ, thời gian gần đây, đầu óc tôi nó sanh sự. Có lẽ tôi không còn đủ sức mạnh tinh thần chế ngự nó nữa. Mỗi ngày một ý tưởng mới lòi ra, nó vẫn chưa chịu ngưng. Mới, rồi mới rồi mới. Đứa nào nấy cũng đòi có mặt qua chữ nghĩa tôi. Sớm nhất! Đến không kịp thở, tôi điên mất!

Continue reading

THẾ GIỚI TRONG NGÀY

Mưa hơi nặng hạt. Tối qua

Ngoài sân vài bông giấy rụng muộn

Xác chú ong mắc kẹt cửa sổ, nó không kịp thoát, có lẽ

100 đến 200 sinh linh thành phố Sievierodonetsk không kịp thoát

Có cả phụ nữ và trẻ em

Gia đình Chàm kiều vừa về, hôm qua

Mấy em bé Chàm mà kháu hết biết, em vợ nói

Continue reading