Bắc tiến-16. TÔI TIN TƯỞNG VÀO CÁ NHÂN

Khi Việt Nam đang khủng hoảng bản sắc, khi mất niềm tin tràn lan, khi tuổi trẻ nguy cơ bị đánh bật gốc – làm gì? Là câu hỏi thường xuyên được đặt ra với tôi suốt hành tình “Bắc tiến”.

Tôi nói, tôi tin tưởng vào cá nhân.

Chủ trương [có thể, và thường] đúng, tập thể [hay tổ chức] làm đa phần hỏng, ta chỉ còn trông cậy vào tấm lòng và nỗ lực của cá nhân. Cá nhân nghĩ đúng, kế hoạch đúng, làm đúng… quần chúng mới được nhờ.

Sử thi Tây Nguyên là điển hình tiên tiến.

Continue reading

VĂN CHƯƠNG TAN RÃ-02

[hồi đáp 5 câu hỏi được gợi hứng từ Vanviet]

1. Từ cuốc bộ đến đi xe đạp, từ chạy xe máy đến đu máy bay, từ máy bay siêu thanh đến phi thuyền không gian, tiến bộ về khoa học kĩ thuật thì có tiến bộ – nhanh, mạnh và vững chắc nữa là khác, chớ nhân loại muôn đời vẫn đối mặt với bao vấn đề cũ. Đói no, dịch bệnh, yêu và ghét, chiến tranh và hòa bình, sống và chết. Vẫn bấy nhiêu ám ảnh đó, lặp đi lặp lại đến muôn năm.

Bề mặt có thể thay hình đổi dạng, ở nền móng, nó vẫn thế. Bất cứ thời nào ở cộng đồng dân tộc nào trong bất kì không gian văn hóa nào.

Continue reading

Bắc tiến-14&15. TÌM DẤU VẾT CHAM

[& thoái trào về Trung]

Hơn mươi năm trước, tôi đã đặt vấn đề Dấu vết Cham và Champa ngoài Bắc: Thăng Long và vùng phụ cận. Cũng đã gợi ý cho vài người, nhưng rồi nó cứ trôi tuột đi, để nỗi ấy cứ mờ nhạt dần. Chúng ta chưa đủ YÊU chăng?!

Đâu là công trình ta có thể cầm trên tay để nhận diện nó, dù khái quát nhất? Không đâu cả. Chuyến này ở Viện Ngôn ngữ, sau đó ISEE, và VICAS, tôi thử lặp lại câu hỏi…

Phần mình, bên cạnh truyền đạo Thơ,

Chiều 4-8-2022, từ Cam Ranh bay ra Nội Bài; sáng ngày 5-8, dự tính nói chuyện với CLB Lục bát Thủ đô, hoãn để buổi chiều cùng vài bạn thơ lên Suối Hai, Tản Viên dự bế mạc “Lớp tập huấn thơ K10”.

Continue reading

Bắc tiến-13. Tôi nói gì? TÌM TRONG ÁNH MẮT – BÙI NGỌC HÀ

Khách sạn Thái Bình – Hưng Yên, 21-8-2022 – phát biểu ngắn.

Lễ Ra mắt sách do Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy thơ ca Đất Việt & CLB Thơ Phố Hiến, thành phố Hưng Yên.

+

Đi qua hai phần ba chương trình, lạ quá. Sài Gòn chưa hề có lễ ra mắt sách như thế. Chúng tôi làm khác: không tham luận, không khen không chê, thơ không tặng mà bán!

Tâm tình đã có người tâm, phân tích nội dung tập thơ cũng đã có kẻ phân, tôi thử nói về cái KHÁC.  

Continue reading

Inrasara: Nói chuyện ở Hội VHNT Tuyên Quang, 19&19-8-2022

Ngày 1. Sáng: CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Tìm trào lưu thơ Việt ở đâu?

Nếu không có thơ cách tân, không có tân hình thức, hậu hiện đại, văn chương mạng, thơ trình diễn… không biết chúng ta hình dung thơ Việt hôm nay ra sao nữa.

Vậy mà chúng cứ bị kì thị, bị đẩy ra ngoài lề, nghĩa là phía chính thống ít/ không chấp nhận chúng, luận bàn về chúng – ngoại trừ thơ cách tân.

Toàn cầu hóa và phương tiện internet cho ta cái nhìn khác.

Continue reading

Bắc tiến-11. NÓI CHUYỆN Ở ISEE

9g sáng ngày 15-8-2022

Nói đến Cham, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra: Đó là Cham nào, họ đang ở đâu, và tại sao là “họ” chứ không phải Cham khác?

1. 10 “loài” Cham sau Nam tiến của Đại Việt

Nam tiến, người Việt mở cõi vào miền đất có chủ

Với gươm, mĩ nhân và “ở lại” thể hiện qua câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

2. Thế nào là Cham Pangdurangga?

Continue reading

Bắc tiến-10. TÔI LÀM GÌ?

[1] Năm 2005, sau hành trình dài sáng tác, tôi dấn vào phê bình. Qua con mắt hậu hiện đại, tôi khai mở văn học ngoại vi Việt Nam, mục tiêu: Các khu vực văn học hiểu nhau, từ đó là giàu nền văn học tiếng Việt đương đại.

Đó là giai đoạn tôi hoạt động văn học mạnh nhất: Bàn tròn Văn chương, Cà-phê thứ Bảy Văn học, Tổ chức Ra mắt sách, xét giải…  

+ Sáng tác 7 tập thơ đầu Tháp nắng in 1996, tập cuối Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài Tân hình thức-2006; rồi văn xuôi…

Continue reading

Bắc tiến-9. Giải trí mình: HAY LÀ TÔI ĐIÊN?

[chuyện giờ dây thun của Việt Nam, và còn hơn thế…]

Nhân…

Wa Praong Sohaniim hẹn đến nhà bạn thơ đón tôi đi cơm trưa. 10g. Nửa tiếng đồng hồ đi qua, chả thấy bóng em đâu. Điện thoại, không; tôi gọi đi, bận. Tệ thế! Đồ đạc đã đâu vào đấy.

Tôi mới mở lại laptop, úi zdào: 7 cuộc nhỡ. Tôi vội vã chạy xuống, so đọ smartphone cháu với cù bắp tôi, mới hay có trục trặc lớn. Sohaniim phon đi các nơi, được; tôi làm thế cũng được luôn. Giữa chúng tôi thì không. Hai Chàm xa xứ được một phen cười lớn, nên mới có chuyện này…

Continue reading

Bắc tiến-7. KẺ ÁM SÁT QUÊ HƯƠNG

Chiều hôm qua, gia đình [chị-] anh bạn thơ rủ tôi qua làng Lụa Hà Đông.

Hay quá! 24 năm trườn qua đời người, nay trở lại. Cảnh cũ không còn, hỏi thăm người xưa – chủ nhiệm HTX, người đã đi theo ông bà từ lâu lắm.

Chuyện đã kể, đã thành cổ tích…

Đó là mùa xuân năm 1998, ra thủ đô nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho thi phẩm đầu tay: Tháp nắng, tôi rủ bà xã qua Viện Đông Nam Á, hỏi thăm về làng lụa. Khi ấy, thổ cẩm Inrahani của Cham chiếm lĩnh thị trường, rền vang khắp nước, tiếng nổi cuồn cuộn.

Hai năm trước, sau thành công “cách mạng” hàng hóa Thái – Mai Châu, bà xã muốn làm cuộc cách mạng “kĩ thuật”, bán công nghiệp hóa khung dệt Cham. Bằng lai tạo khung Cham Chakleng với khung Việt nơi đất lụa nổi tiếng này.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-17. LÀM SAO CHỮA LÀNH?

“Tôi đâu dám mỉa làng tôi nhỉ!” – Tú Xương.

Tút “con bệnh nói càn” đăng lên, Hậu Hc Nguyễn comment: “Mắt có vấn đề thì mở cửa cũng như không thôi”. Cận, viễn thị hay mù màu là có vấn đề về mắt, chứ tôi biết có nhiều nhà không chịu mở mắt. Cũng không thèm đến bác sĩ nữa!

Chuyện ngụ ngôn về bốn đứa cún Ba Lan vừa nhắm mắt chào đời đã là cộng sản, người thiên hạ nghe rồi, miễn kể lại. Nhắc, để biết nhiều nhà văn Việt Nam rất lạ, dù đất nước có mở cửa tới đâu, đôi mắt kia vẫn hạ quyết tâm không mở! Nghĩa là không muốn khỏi bệnh, cố thủ trong lô-cốt, quyết ngồi lại ao nhà, mặc ngoài kia nhân loại đi tới đâu thì tới.

Continue reading