Minh triết Cham-7. MA HỜI HẬU HIỆN ĐẠI

[Giải trí cuối tuần. Chuyện Xakawi và Cham bị Pô Yang Cham đọa, giải trí không vui]

Chuyện 1.

Năm ngoái, trong loạt bài về “Câu chuyện Cham”, tôi đố vui có thưởng: “Tại sao Pô Yang Cham chỉ đọa Cham, mà không đọa người ngoài?” Qua năm mà chả thấy bóng em đâu. Hôm qua, bạn trẻ Yaung Kull Tín nhắn tin hỏi thăm, tưởng đòi cái phần thưởng, ai dè – nhờ cei Sara giải giùm luôn.

Tôi nói, dễ ợt à. Thứ nhất, dân quê nói “có tin có thiêng”, không sai.

Continue reading

Minh triết Cham-6. NHÀ VĂN, KẺ KỂ CHUYỆN XUYÊN THẾ HỆ

Chiều hôm qua, tôi có buổi nói chuyện với sinh viên Fulbright. Nhiều chuyện để kể, nhiều câu hỏi đòi hồi đáp, nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Sẽ kể ở một ngày đẹp trời nào đó…

+

Inrasara: “Nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc”; Wakamatsu Jataro: “Nhà thơ là người sáng tạo ước mơ của dân tộc” (“Đối thoại Fukushima”, 6-2019).

Continue reading

Chuyện thơ-3. TỪ TÌNH CHÂN THẬT ĐẾN THƠ TÌNH RẺ TIỀN

[hay. Nguyên Sa đã niêm hoa vi tiếu như thế nào?]

Thi sĩ khó tránh lụy tình, lụy tình và làm thơ tình.

Thơ đầy tâm trạng, càng chân thành càng tốt, chuyện tình càng đẹp càng đau càng thật, thơ càng hay – ta ưa nghĩ thế. Có thế đâu!

André Gide: Với tình cảm đẹp, chúng ta chỉ làm ra thứ văn chương rẻ tiền. Loài thơ ấy, kẻ si tình làm xong nên chép tặng riêng người yêu, hay đến trước cổng nhà nàng mà đọc qua cửa sổ, mới hi vọng được nàng hồi đáp.

Continue reading

Chuyện thơ-2. SAO GỌI LÀ TRUYỀN ĐẠO THƠ?

Từ mùa xuân 2017, “một ngày biếc thị thành ta rời bỏ” (thơ Chế Lan Viên) về quê nhà, để nhập cuộc Cham sâu hơn, tôi nguyện làm luận sư “Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahier Awal”.

Ở đó khác với vài “trí thức” ưa tranh hơn các vị chức sắc, tôi – lắng nghe và thấu hiểu, hỗ trợ giải minh bề tối, chiều sâu cùng mặt trái của AGAL, DANAK, để hoàn chỉnh công cuộc san định Kinh sách Cham, văn bản lá buông có mặt từ hơn 3 thế kỉ trước.

Sau hơn 5 năm khiêm cung và miệt mài, tôi đã làm được. 

Continue reading

Chuyện thơ-1. THẾ NÀO LÀ NHÌN TOÀN CẢNH THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI?

Tại sao phải nhìn toàn cảnh?

Nhìn toàn cảnh, ta tránh bất công với một tài năng; tránh cho độc giả thiệt thòi không tiếp cận được tác phẩm hay, và nhất là thiệt hại với một nền văn học.

 +

Thói tật không biết mà nói, không hiểu mà phán, tôi đã vài lần luận qua, miễn lặp lại. Để cắt đuôi nỗi ấy, đặt vấn đề nhìn toàn cảnh một sự thể nào đó, là điều cần thiết. Đâu là toàn cảnh thơ Việt đương đại? Chú ý, thơ Việt chứ không phải thơ Việt Nam.

Thử kê 3 DÒNG lớn: Thơ truyền thống, Thơ cách tân các loại và Thơ phiêu lưu khai phá. Riêng dòng thứ ba, có: Thơ hậu hiện đại, Thơ Tân hình thức, Thơ nữ quyền, Thơ trẻ Cham, Thơ trình diễn, Thơ phản tỉnh và phản kháng.

Continue reading

Y PHƯƠNG, NGƯỜI ĐÀN ÔNG LÀNG HIẾU LỄ ĐÃ CHÁY, NHƯ THẾ!

Y PHƯƠNG

Họ và tên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày.

Sinh ngày 24-12-1948

Quê quán ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh – Cao Bằng

Tác phẩm

Tiếng hát tháng Giêng, Sở VHTT Cao Bằng, 1986

Lửa hồng một góc, NXB Tác phẩm mới, 1987

Lời chúc, NXB Văn hóa Dân tộc, 1991

Đàn then, NXB Tác phẩm mới, 1996

Chín tháng (trường ca), NXB Quân đội Nhân dân, 1998

Thơ Y Phương, NXB Hội Nhà văn, 2002

Thất tàng lồm (song ngữ Tày – Việt), 2006

Tháng Giêng một vòng dao quắm (tản văn), 2009

Đò trăng (trường ca), 2009

Continue reading

LÁT CẮT CHÂN DUNG THI SĨ QUA LỤC BÁT

[cảm nhận về tuyển Chân dung thi sĩ nhiều tác giả]

8 năm qua, tôi không còn viết giới thiệu tác giả tác phẩm hay trào lưu thơ nữa, dù đã đọc được không ít tập thơ xứng đáng cho vào hồ sơ, có nguyên do chánh đáng của nó.

Giai đoạn-1 “Phê bình Lập biên bản” đã qua,

giai đoạn-2 “Hồ sơ Biên bản so sánh” đã hết,

giai đoạn-3: “Phê bình khai phóng” vừa khởi động với “Giải thưởng nào cho Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng của Ngô Thế Vinh” thì tắt, chưa thể nổ máy lại.

Continue reading

Bắc tiến-22. 17 PHÁT NGÔN THƠ CỦA INRASARA

Đề từ.

Em nhoẻn nụ cười bông cứt lợn

Giữa trưa hè ướt sũng trái tim anh

Đôi mắt đổ ghèn trời chiều trở gió

Ba giọt Rohto nhất cố đủ khuynh thành

[1] [Nhà thơ Việt Nam] chưa đủ cô đơn cho sáng tạo. Ta chưa đi xuống ba tầng cô đơn: Cô đơn giữa hội hè, đoàn nhóm, cô đơn trước trang giấy hay màn hình trắng, và cô đơn sau khi tác phẩm ra đời (tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004).

Continue reading

Bắc tiến-cuối. SAO GỌI LÀ BẮC TIẾN?

Nhại nghiêm trọng, để giải nghiêm trọng. Cái chữ Nam tiến ấy – giải, không phải hủy hay quên, mà làm cho nó nhẹ đi, tan ra và bay bổng lên như cánh chim của bầu trời. 

Nam tiến, người Việt mở cõi vào miền đất có chủ. Với gươm, mĩ nhân và “ở lại” – thể hiện đủ đây qua câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Bắc tiến của tôi ngược lại: Giải sân hận, truyền đạo Thơ, nghĩa là làm lan tỏa cái ĐẸP viết hoa. Không đao búa, không gái gú, rồi… quy hồi cố hương, vẹn nguyên.

Continue reading

Bắc tiến-20. TÌM KHƠI MẠCH NƯỚC NGẦM…

[hay. Sao cứ muốn văn chương “đi vào lòng người đọc”?]

Chiều 25-8, bạn thơ kêu xe từ thị xã Hồng Lĩnh về thành phố Hà Tĩnh.

– Dành trọn cho bạn, hôm nay – tôi nói.

Thế là cả hai hào hứng đi, không hẹn, cả không phon trước. Tới đâu vắng hoe tới đó.

May, tại văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh, hai chị ngồi tiếp, phon – một bạn văn chưa kịp trang hoàng, chạy xe sang.

Continue reading