Chuyện tươi Katê-01. TÔI &… CHỊU CHƠI NHƯ THẾ NÀO?

[hay. Huyền nghĩa của cho & nhận]

Một tuần nữa là Katê rồi, kể chuyện tươi vui cho nhau nghe.

Thi sĩ Trầm Ngọc Lan phát cái ý rất chân lí: Muốn làm ăn thì qua vấn kế Tàu, đánh giặc xin ý kiến Việt, còn làm đám lễ các thứ, cứ hỏi Cham – là chuẩn. Đồng thanh đồng khí, thầy Nguyễn Văn Tỷ thêm: Cham giúp nhau làm đám thì được, đừng hòng họ giúp nhau làm ăn.

Tôi thì khác, làm ngược chân lí trên: Giúp làm ăn, không giúp làm đám; và hỗ trợ từ vụ việc cộng đồng đến giúp cá nhân.

Continue reading

Tôi dạy con-42. 5 ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH THÀNH BẠI

Đây không là ý của tôi, mà từ kho trời chung, tôi lọc ra làm hệ quy chiếu qua trải nghiệm của tôi, cả chuyện tôi biết.

[1] Bạn thích gì?

Nghĩ mình thích văn chương mà “cầm cuốn sách khó hơn cầm li bia”, suốt ngày bù khú bạn bè, giấc mơ bạn tiêu đời là cái chắc. Bạn muốn giàu, nhưng cả đời vạch kế hoạch lớn nhỏ cho người khác… làm, cũng không khác.

Tôi biết khối bạn Cham mang cao vọng hổng chân như thế.

Continue reading

Tôi dạy con-41. 5 ĐIỀU CHỦ NGHĨA KHẮC KỈ ĐÃ DẠY TÔI

Đoản tho kỉ niệm ngày sinh 67:

“Sinh nhật cây xương rồng

có ngọn gió nồm reo đồi trọc

có loài côn trùng đùa bãi cát

có tháp Chàm giữa nắng đơn ca”

Tạm kê 5 điều tôi học được từ Chủ nghĩa Khắc kỉ. Học, về những gì tôi đã có. Nói như sách Đại học: “Minh minh đức”, nghĩa là Triết học này làm sáng cái đức sáng trong tôi.

[1] Rời khỏi vùng an toàn

Chỉ rời khỏi vùng an toàn, ta mới nói đến sáng tạo.

Đây chính là ngón ruột của tôi. Tuổi niên thiếu, tôi đã lang thang qua khắp làng Cham Ninh Thuận. Nhập cuộc văn chương chữ nghĩa, tôi đi từ nghiên cứu đến thơ, từ tiểu thuyết sang phê bình, từ diễn thuyết đến tổ chức sự kiện. Thơ, tôi phiêu lưu qua các hệ mĩ học: Lãng mạn hậu thời, hiện đại, hậu hiện đại, tân hình thức…

Continue reading

Tôi dạy con-40. VÀO ĐỜI, NGHÈO, BẠN LÀM GÌ?

Đây là câu hỏi tôi thường xuyên gặp phải, từ các bạn sinh viên mới ra trường. Tôi nói, nếu bạn có ước mơ lớn, đừng làm thuê, mà hãy khởi nghiệp. Bắt đầu ngay “từ con số không, từ con số âm – có lẽ” [Tháp nắng-1982]!

Làm thuê, dù thấp cấp như thợ may hay trung cấp như nhân viên công sở, bạn chỉ có thể ổn định, đủ ăn chớ khó mà đổi đời được.

Tôi lấy ví dụ từ thực tiễn Cham.

Continue reading

ĐÍNH CHÍNH VĂN NGỌC SÁNG TRÊN RFA

Dù đã “ẩn” ở quê, mỗi ngày tôi trả lời ít nhất mươi cuộc: Thư, tin nhắn, điện thoại từ nhiều bộ phận độc giả khác nhau, về nhiều chủ đề khác nhau. Vô phân biệt. Và nếu ai đó tính đưa lên mạng hay báo, tôi yêu cầu dựa vào văn bản tôi kèm theo, và cho tôi xem lại trước. Gần như 100% chấp hành nghiêm chỉnh.

Thế nào rồi cũng có tai nạn, và vụ hôm nay là đầu tiên(*).

[1] Câu chuyện

Continue reading

TÔI HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ SINH LINH CHAM HÔM NAY?

“Bạn là trung bình cộng 5 người bạn thân nhất”, được cho là câu nói phản ánh đúng vị trí cuộc sống của 1 người. Với ai khác thì có thể, với tôi: SAI.

Tôi khó bị tác động, mà CHỦ ĐỘNG HỌC từ cái độc đáo nhất của người ấy, dù chỉ gặp vài lần, cả khi tâm tính hay nếp sinh hoạt cách nhau vực thẳm.

Học, không phải kiến thức, mà cái khác.

Continue reading

NHÂN LOẠI DỄ QUÊN

[nghĩ từ thiên-nhân tai hôm nay]

“Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng…” – Trịnh.

Hôm nay không còn hàng vạn, mà hàng triệu; cũng không trút xuống đầu làng hay ruộng đồng Việt Nam, mà là trút thẳng xuống đầu người, nơi tập trung dân cư đông nhất, dải Gaza hay các thành phố Ukraine.

Nhân loại lao vào nhau, trút bừa bãi bom đạn lên đầu nhau.

Continue reading

Nỗi Cham-6. THẾ NÀO ĐỂ SỐNG SÓT?

[Tặng vật: cho & nhận = thành công. Hay. Thư cho bạn trẻ-1]

Katê năm nay duyên lành sao ấy, để CHO ĐI, tôi tặng cháu Davy trăm đầu sách, cháu Phú Nhân Tâm gấp hai số đó. Tôi vui, khi biết hai cháu biết trân trọng sách.

Trăm bản sách nữa cho một sinh viên, và mươi cuốn độc cho cô giáo…

Rồi NHẬN VỀ loài bút quý [nhà văn mà], của thầy Thành Phú Bá từ Mỹ, bạn thơ từ đất Bắc, bạn sinh viên từ miền Tây, quà Trung thu của nhà nghiên cứu Ấn Độ, và mới nhất: chai rượu, bộ tách trà, và cây Pilot từ 4 giáo sư Nhật!

Continue reading

Tôi dạy con-39. TÔI ĐÃ LÀM GÌ ĐỜI TÔI?

[nhại tên tác phẩm tự truyện của Vũ Hoàng Chương: Ta đã làm gì đời ta?]

Nếu tôi vì mình, khôn hơn cả là cứ im lặng mà hưởng thành quả. Lâu lâu hắng giọng xíu, cho đời nó ngán. Dẫu sao kiểu ấy thì khôn quá đỗi, và chán chết đi. Cần làm khác, để “Tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal” – hôm nay và ngày mai.

Biết lo cho mình thì tồn tại, biết lo cho người khác sẽ tồn tại lâu dài hơn – ai nói thế!

Ngoài đời tôi kiệm lời, làm thơ và nghiên cứu từ tuổi 15, mãi 25 năm sau tôi mới ló mặt, và nổ. Hà cớ? – Thấy Cham “khiêm tốn” quá, khiêm tốn một cách đáng phiền.

Continue reading

Tôi dạy con-37. ĐỪNG LÀM NÔ LỆ TỰ NGUYỆN

Chàm thông minh thì có, chớ còn khờ lắm. Vụ lưu dân Đảo Sulu – Philippines là điển hình [đã kể]. 800 năm đi qua, hôm nay khờ kiểu này vẫn còn tiếp diễn. Tôi biết 2 Chàm mình, một thì ma lanh làm gì cũng tính toán lợi riêng; một còn lại, cứ làm tới, bỏ hoang luôn trí thông minh trời cho.

Trích Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal:

Giận chồng lẩy mẹ tí, tối về ta quẹt vội vài dòng đăng lên facebook. Bị bạn thân chơi khăm hay “bức xúc” chuyện đại sự ngoài kia, ta tút mấy câu tương ngay lên mạng, bất cần biết trời trăng ra sao.

Continue reading