12 CHỈ DẤU TÔI ĐƯỢC CHỌN?

Bạn thơ trẻ Kiều Dung trù: “Triều đại Inra sụp đổ rồi”, thấy hay quá, tôi đã dùng đặt tên cho một tút. Cũng vậy, vài Việt lẫn Cham cho “Inrasara là người được chọn”. Hôm nay vui, cứ “nghiên cứu mình” – chữ của phó GSTS Phạm Quang Trung, xem nó trúng trật ra sao, thử:

01. Tôi mang tinh thần độc lập từ bé, và tự do sống theo cách riêng của mình, đến tận hôm nay. Tôi làm những điều kì quặc hiếm Cham nào làm, khoái hoạt. Biệt danh “Thằng Trạm mát” dân làng với bạn bè tặng, đích thị luôn!

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-12. CÓ THỂ DẠY VIẾT VĂN?

“Văn chương nào phải là đơn thuốc

Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu”

Bác Tú Xương nhà ta cánh giác đó, chớ có đùa!

Dân chữ nghĩa Việt Nam lạ lắm, nặng mang thứ mặc cảm thừa ơi là thừa. Nguyễn Tiến Văn la, nhà văn lo sáng tác đi lại mày mò dịch, chỉ để tỏ ra ta đây biết ngoại ngữ. Tiến sĩ hay quan lớn về hưu thì làm thơ, nhằm tô sang bộ mặt. Còn kẻ sáng tạo lại thích đi… dạy thiên hạ viết văn.

Continue reading

TCHERFUNITH SẼ RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

[về tiểu thuyết mới nhất của Inrasara, tặng Liêm Vol de Nuit đọc vui]

Ngoài vài cuốn lẻ in biếu tặng chơi, còn thì bản thảo xong, tôi có 3 hướng:

[1] Nhà xuất bản lo tất, cả khi tái bản cũng hệt. Tiểu thuyết như Chân dung Cát, tùy bút như Những cuộc đi & cái Nhà, phê bình như Song thoại với cái mới, cùng toàn bộ tác phẩm nghiên cứu của tôi đều làm theo cách này.

Sách ra, tôi chỉ việc kí nhận nhuận bút.

Continue reading

SUÝT NỮA TÔI LẠI KHÓC

Yểu điệu thục nữ vậy chứ!

Con chó cháu nuôi sau khi cho ra đời 4 con, bị bệnh. Tôi 3-4 lượt kêu 3 đứa lớn lo chạy chữa cho nó, cứ hẹn. Hẹn mãi đến chó con mở mắt thì bệnh mẹ trở nặng, trưa hôm qua nó chạy vào phòng tôi cầu cứu. Đuổi đi, nó ra nằm dưới bàn phòng khách, chuẩn bị cho giây phút từ trần.

Continue reading

KHỞI ĐỘNG GIÁO DỤC KHAI PHÓNG

[nói thêm về Hannah Arendt & Giữa quá khứ và tương lai: 8 bài thực hành tư duy chính trị]

Inrasara-TV. “Mỗi kì 1 chân dung-04. Hơn cả 1 tác phẩm hay”, tôi cho Hannah Arendt là một khuôn mặt triết học vô cùng độc đáo, và Giữa quá khứ và tương lai là một tác phẩm cần thiết. Cuốn sách nhận Giải Thưởng Sách Hay năm 2022, với số phiếu tuyệt đối. Tôi là 1 trong 5 thành viên ấy.

Vô cùng cần thiết, bởi nó dành cho trí thức Việt Nam hôm nay. Nếu cuốn Chính trị Bình dân là cho chung như tên gọi của nó, thì đây là cho trí thức tư duy chính trị ở cấp độ cao. Inrasara-TV đã bàn lướt, ở đây xin tập trung vào “giáo dục & chân lí”.

Continue reading

3 bí kíp của tôi-Phụ lục. BÍ KÍP, BIẾT RỒI THÔI?

Bí kíp, biết rồi thôi thà không biết còn hơn; biết và vận dụng bí kíp chưa đủ, mà cần biến chúng thành thói quen.

[1] Tập, bạn không nên quá, hay tùy hứng để rồi bữa đực bữa cái. Càng không cần tốn quá nhiều thời gian cho nó, mỗi ngày 30 phút là đủ. Không thì bạn nại đủ nguyên do để không tiếp tục.

Các thao tác lẻ vẫn có thể kết hợp, như cà-phê sáng kết hợp với bấm day huyệt, ngồi bàn kết hợp với thở sâu, vân vân.

Continue reading

3 bí kíp của tôi-01. TẬP

“Hãy biến thân thể bạn thành cỗ xe tốt nhất chở linh hồn bạn vượt qua biển đời” – Kinh Mật Tông.

Hôm nay tôi nhận cùng lúc 2 tin vui. Thứ nhất, một lèo qua 5 ngày tôi đã xong bản thảo tiểu thuyết dở dang mươi năm trước, ngon lành. Thứ hai, Jaya hứa cách mạng bản thân. Hứng quá, viết 3 bí kíp này, giải trí.

Năm ngoái, Jakha ghi hình tôi thể dục buổi sáng, để luyện theo. Nay chơi toàn tập luôn, dành riêng Jaya – như quà tặng. Nhân tiện, đăng lên để bạn nào thấy gương sáng thì noi, chớ tôi không có ý thầy đời ai cả, hén!

Continue reading

3 bí kíp của tôi-02. HỌC

Tết vừa qua, 4 anh em ngồi lai rai, bạn khen người cũ mới ghê, bài không học cũng thuộc, ba gai thì ba gai, mà luôn dẫn đầu lớp. Ỷ lại trí thông minh với năng khiếu, không khiêm tốn học, rồi đời cuốn sinh linh ấy về đâu?

Cháu gái lớp 6 cũng hệt, hết cãi cô lại phá bạn, cũng dẫn đầu lớp. Xinh, sáng, giỏi, “phá với cãi” hết biết luôn, mới nhờ đến tôi. Tôi nói:

Cháu mơ làm luật sư, hay lắm. Thắng cãi đâu phải chỉ biết riêng luật, mà cần kiến thức đa và liên ngành. Thuộc hết bài trên lớp, cháu tìm học trên mạng, đọc sách. Luyện thật giỏi ngoại ngữ để hướng ra thế giới rộng lớn hơn. Chớ tranh giỏi với bạn học hay cãi nhau mấy kiến thức trên lớp thì ích gì!

Continue reading

BIẾT KHÓC LẠI, SAU 31 NĂM

Mấy ngày qua tôi tập trung đọc, chỉnh sửa, bổ sung và viết lại, để sớm kết thúc tiểu thuyết, thì… khóc.

Sáng ngày 9-5-2023, chương 3, trang 36, đúng 3:30 giờ. Đọc đến khúc đối thoại mẹ con Mai Văn Kuan, chưa hết ba trang thì nước mắt cứ chảy ra, cay sè, đến tôi không thể tiếp tục.

Cải lương vậy chớ! Nhớ xưa thi sĩ Huyền Hoa nhảnh mấy chị em Cham: Cha mẹ chết nó không khóc, mà mỗi lần đi xem Lệ Thủy về là mỗi lần khóc…

Trước, tháng 11-1992, tôi đã khóc vì nỗi… Từ điển [đã kể]. Khi ấy, tôi bị hầu hết “trí thức” Cham cô lập, đòi tôi phải ngưng soạn Từ điển mới. Tôi chịu nghỉ là Trường Đại học ngưng, đồn thế. Lạ quá, họ mời tôi tới [tôi có xin đâu] rồi chỉ bởi tác động từ ngoài, lại bảo tôi ngưng, trong khi việc dang dở.

Giám đốc Trung tâm chủ trì biên soạn có vẻ nghe theo! Và tôi bị cô lập.

Nước mắt tôi ứa ra, tối ấy, ít thôi. Trắng đêm, đến 4g sáng tôi vùng dậy, và hét: Tôi phải chiến. Cuối cùng tôi thuyết phục được tất cả!

Hôm nay lại khóc, kiểu khác – bởi chính văn chương của mình, mới chán!

ÂM NHẠC CHAM, SAO CỨ PHẢI CHỜ DỰ ÁN?

Làm bộ văn học khó gấp hai, ba lần âm nhạc Cham. Trước 1995, cả hai lĩnh vực đều được làm sơ sài, lác đác xuất hiện vài ấn phẩm mỏng, vừa không toàn cảnh vừa thiếu chuyên sâu.

Lấy thời điểm 1972, năm tôi bắt đầu đi sưu tầm, thử so sánh:

[1] Muốn làm văn học Cham, cần đi vào nhiều làng sưu tầm, đối sánh rất nhiều dị bản khác nhau, lúc này cộng đồng Cham chưa có ai nghiên cứu chuyên sâu văn học. Muốn có “sách” để đọc, tôi phải chép tay, cả ngàn trang chép tay, chứ đâu có photocopy như bây giờ.

Continue reading