Giải trí cao cấp. MA HỜI HẬU HIỆN ĐẠI

[hay. Bạn đã hiểu thế giới chưa?]

Hãy tưởng tượng…

Kẻ 15 tuổi dám từ chối đi đám đủ loại, nhưng lại rất săng sái bày bạn học chữ mẹ đẻ. 17 tuổi mê Phạm Công Thiện vừa lang thang palei Cham sưu tầm tục ngữ ca dao. 20 tuổi vừa đọc Heidegger vừa tập tò làm thơ các thứ.

Và lúc này tập tụng Kinh Tẩy trần Agal Balih kinh cổ nhất Cham vừa luyện tiếng Anh để lan tỏa Văn học ngoại vi các nơi…

Continue reading

Minh-triết-Cham-06. TÔI ĐÃ NGHÈO ĐẾN MỨC NÀO?

Sau giai đoạn môn đệ antevāsin [15-30 tuổi], và từ khi xong phận sự chủ hộ grhastha làm đủ đầy nhiệm vụ người chồng, người cha [30-60], ông trắng tay bước vào giai đoạn thứ ba: đi vào rừng vanaprastha.

Tôi đã như thế như thế.

Năm 2002, giao Cty cho Hani, tôi dấn vào văn chương chữ nghĩa. Để 15 năm sau, đúng 60 tuổi, tôi rủ bà xã “đi vào rừng”, bà không chịu, thảo “di chúc” giao hết tài sản [3 lô đất Tân Phú – Sài Gòn, Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA ở Chakleng và 4 sào Homestay Thang Tông Jaka] cho vợ con. Chia đều – không phân biệt trai gái, con chung hay riêng.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-20. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ NỖ LỰC PHÁ BĂNG

[Định kiến & Kiêu ngạo, thư kì-3 cho nhà thơ Kông Đản]

Bạn thơ Kông Đản quý mến!

Hai thư trước hơi lí quá, thư này hai mình tâm tình có lẽ hay hơn.

Hôm hội thảo, lần đầu tiên với văn nghệ Ninh Thuận, tôi nhận được niềm vui trọn vẹn.

Vào làm dân Sài Gòn hơn 30 năm, tôi luôn hướng về quê nhà, nhất là với anh chị em văn nghệ. Thuở vô danh hay ít nhiều được biết đến, dù nhà văn chay hay sắm vai “quan văn” từng giữ ghế này nọ, tôi vẫn thế. Mỗi bận về là mỗi bận hoặc ghé Hội hoặc đến với anh em lai rai tán gẫu chuyện văn chương.     

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-17. TÔI LẬP HỒ SƠ MÌNH THẾ NÀO?

[kinh nghiệm các bạn văn có thể tiếp nhận]

Hãy là nghệ sĩ sáng tạo bay bổng, đồng thời làm kẻ giữ kho đáng tin, – tôi nói, và đã làm như thế. Thử xem tôi lập hồ sơ về mình thế nào?

[1] Trước tiên là nhật kí [xem: Nguyễn Lê, “Tôi viết nhật kí thường xuyên từ tuổi hai mươi”, tạp chí Mực tím, 11-2005]. Từ nhật kí, tôi còn tóm lược: “Inrasara, đi & về”, mỗi năm cần 10-15 dòng cũng đủ – đều đặn. Để nhìn lại đời mình.

[2] Tiểu sử với đầy đủ ngày tháng, “quá trình công tác”, chức danh, giải thưởng, danh hiệu, chủ biên… Thêm: về vợ con, cha mẹ, anh chị em…

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-16. NHÀ VĂN LẬP KHÔNG BIẾT LẬP HỒ SƠ-bis…

Nhà văn Việt Nam không biết lập hồ sơ về mình, Nguyễn Hưng Quốc nói thế. Muốn viết cho hết ngọn ngành về một nhà văn Việt, cực khó, nhà phê bình phải làm công tác sưu tầm.

Ngoài kia, nhà văn Tây nó khác, họ luôn có sẵn, cứ vào đó mà khai thác. Như Dostoievski, từ đống thư từ đầy lỗi ngữ pháp của ông, Gide đã viết một tác phẩm để đời.

Continue reading

Đường về Cham. CÁC ÂN NHÂN CỦA TÔI

Sống có nghĩa là tạ ơn

Ơn ngãi đầy tràn

Nằm ngoài chân trời đếm đo được mất

Tạ ơn làm cho ta lớn lên

Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002

Họ là ân nhân tôi cũng là của Cham, bởi qua đó, Cham được lan tỏa rộng hơn. “Giúp người vài lần, chịu ơn đời vạn lần”, tôi viết thế ở Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002. Tôi luôn may mắn, kẹt ở đâu may mắn có mặt ở đó, kịp thời.

Trước tiên không thể không kể dịch giả Đăng Bẩy, là người bạn tôi ở đất Bắc. Như người nhà, đầu tiên và cuối cùng cho đến hôm nay. Anh không có lòng, tạp chí Văn nghệ Dân tộc & Miền núi số đặc biệt về Cham – tiền thân Tagalau khó hình thành để sớm đến tay bà con Cham Pangdurangga. In xong, anh còn vào tận palei Cham phát hành nữa.

Continue reading

Đường về Cham. SAO GỌI LÀ 3 CHÂN KIỀNG?

Champa mất, tuy thế hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ 3 chân kiềng: Kí ức lịch sử, ngôn ngữ chữ viết & tôn giáo dân tộc. Nó làm nên sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham (Văn học Cham khái luận-1994).

Tôi đã hiểu như thế, từ rất sớm.

[1] Kí ức lịch sử

Continue reading

Đường về Cham. TÔI ĐÃ TÔN TRỌNG VỢ, NHƯ THẾ

Hiện tôi đang làm kinh sách ‘Agal Danak Cham’ phần tinh tuyển, thời gian rảnh viết loạt bài này hầu các bạn. Đây là chủ đề tôi từng đặt ra trên trang nhà từ năm 2011: “Người Cham có thông minh không?”, “Tồn tại hay không tồn tại?” và vài lần lặp lại. Ở đây, tôi hệ thống và phân tích rốt ráo hơn, để có thể làm nên một công trình cho “muôn đời sau” [đùa thế!]

Cham hệt Do Thái: Đau khổ, kiêu hãnh và lưu lạc; hai dân tộc có thứ tôn giáo không muốn ai vào đạo mình; lạ, chỉ cho đứa con người nữ mới là người của mình; Cham còn giống Do Thái ở khoản thông minh và sáng tạo…

Continue reading

Nghĩ-96. ĐIỀU GÌ GIỮ CHAM CÒN?

Ngoài kí ức lịch sử và ngôn ngữ chữ viết cùng tôn giáo Ahiêr Awal dân tộc đẫm tính nhân văn, tôi thêm Cham có 3 chân kiềng tinh thần:

Ariya Glơng Anak rộng lòng như người mẹ, Pauh Catwai nghiêm khắc như người cha, và Damnưy bay bổng như một nghệ sĩ chân tính.

Khi ở Cham sự bao dung của Ariya Glơng Anak còn, tư tưởng tự thức self-consciousness đầy tính phê phán của Pauh Catwai còn, cùng tinh thần sáng tạo của Damnưy còn, thì Cham còn.

Vĩnh viễn.