Inrasara-TV-36. ĐI TÌM LAI LỊCH PALEI CHAM

“Thu-ôn Bhum Cam” của Nguyễn Văn Tỷ trên đặc san Cong Tagôk của Trường An Phước năm 1969.

1. Truy tìm nghĩa từ: Phun Darang.

Ariya Glang Anak, câu 9:

Ra caik ulik dok pakhik phun darang,

di graup tapiên ra pawang, pabbuk pajeh nan ka drei

Prangdarang, Pangdurangga, Panrang, Phun Darang, để chỉ khu vực trung tâm của Pangdurangga. Đại Việt: “ulik”

Continue reading

Thương ca vô tận-7-bis. GHI CHÚ VỀ GIẤC MƠ ĐẢO QUỐC

Ông là huyền thoại, đại bộ phận Cham biết đến đó, rồi thôi. Cả những người từng làm việc cạnh ông, họ biết ông ở góc độ nào đó, rồi nghỉ. Tôi: tới cùng.

6 tháng, tìm gặp và phỏng vấn, người thân và kẻ sơ, dân có học lẫn giới bình dân, rồi đọc lại các tác phẩm đã in bên này bên kia lẫn hồ sơ riêng, và nhìn theo cách của mình.  

Ông giải nhì thế giới về nhảy dù, chuyện nhỏ. Ông yếu nhân sắm vai trò quan trọng của một đất nước, chuyện nhỏ. Điều tôi nhấn chính là lối nghĩ, tính cách và nhân cách ông.

[1] Khôn ngoan về chính trị

Continue reading

Thương ca vô tận-7. GIẤC MƠ ĐẢO QUỐC LẠC LOÀI

Ông tài năng lớn, nghĩ lớn, và làm thực.

Giải nhì cuộc thi nhảy dù toàn thế giới ở Pháp, hay sau đó chỉ huy Liên đoàn dù đánh bại quân Thái, giữ đền Preah Vihear cho Cambodia – là chuyện nhỏ.

Tham mưu trưởng địa phận Phnom Penh, Chủ tịch Ban tham mưu phòng nhì quân đội Hoàng gia, rồi Tổng trấn Nam Vang, bảo vệ thủ đô khỏi tay Khmer Đỏ – cũng không là gì.

Chuyện khác.

Continue reading

Thương ca vô tận-6. ÂM NHẠC LẠC LOÀI

“Nhà văn Việt Nam không muốn lớn”, chỉ là cách nói. Tôi đã nguyên văn như thế – vài nơi, vài diễn đàn.

Ở một Hội VHNT, buổi về “Làm thế nào có bút kí hay?”, tôi cố ý đi xa đề. Giờ giải lao, có bạn hỏi hà cớ, tôi đùa: Ai muốn viết bút kí hay, cứ đọc báo Văn nghệ, ở đây tôi gợi mở về bút kí khác lạ, và lớn.

[1] Chiến tranh biên giới Tây nam, biên giới phía Bắc là chủ đề lớn. Ai nhà văn Việt Nam dám bỏ cả đời mình cho nó, để dựng lên một lâu đài đồ sộ? Không phải viết như sử gia mà như một nhà văn? Ở đó không chỉ có chiến tranh, mà nhiều thứ khác: văn hóa, sắc tộc, chính trị…

Continue reading

4 NĂM, TÔI ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ?

Từ sinh nhật 2019, về quê – mục đích chính của tôi là khởi động “Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahier Awal”, kết thúc bằng TÂM KINH cho Cham.  

Phần hành trình, tôi đã làm trận đi dài để đọng lại khoảng 500 trang như thể Nhật ký Luận sư. Kinh Cham, cần 100 trang là đủ, kết tinh từ tinh thần “Đi tìm…” trên và 3 kinh sách sau:

[1] AGAL Kinh, đã xong 95%. Riêng Agal Bubit, Agal Pakơp Pô Adhya Hán Đô bảo là không nên văn bản hóa, thêm Bac Bramdhwa nữa, là tụng ca con đường đến với Brahma. Kinh này không được tụng trong nhà, và cũng không nên thu âm, các vị nói thế. Tất cả khoảng 800 trang.

Continue reading

Thương ca vô tận-5. NHỮNG GIẤC MƠ LẠC LOÀI

[1] Ông thiếu úy phục viên, là thầy dạy văn tôi Đệ Nhị cấp. Hay, nhiệt và đầy đam mê. Ông nuôi mộng làm công trình về văn học Trung đại Việt Nam.

Con đầu 5 tuổi, ông kể đã tự thi với con: con quốc ngữ, bố chữ Hán. Sang năm con đã rành, bố vẫn ì ạch. Ông lại tự thi với đứa thứ hai… chưa tới đâu thì giải phóng. Một nửa giấc mơ bị gẫy đổ.

Continue reading

Giải trí siêu cấp. TÔI KHÔNG CÓ MẠNG LÀM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Năm 2002, nói chuyện về ngôn ngữ với trăm giáo viên tiếng Cham ở Chakleng, sau buổi giảng, bạn học thuở Pô-Klong nhờ yut Đảo xin gặp… tôi! Gặp, tôi la:

– Bạn làm chi dữ thế, vẫn là “thằng Krat” ngồi chung bàn với bạn khi xưa thôi mà!

Nữa, năm ngoái cháu họ có chuyện nhờ cei Glong em ruột tôi “dẫn” qua tôi, trong khi cả ba đang chung làng. Chưa hết, tháng sau, người từng quen thân làng khác nhờ ông đồng hương dẫn qua gặp… tôi. Xong còn nhắc nhỏ:

– Trên có biếu quà gì anh Trạm đừng xài tới…

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-22. CHUYỆN 4 NHÀ THƠ

[đùa: “Nếu ở tuổi đôi mươi, tôi ham hố gom thơ in tập, giật giải Hội Nhà văn chư bỡn”]

Ở Sài Gòn, tôi và anh Hà Văn Thùy láng giềng, mấy chiều anh em hay gặp nhau, trà và tán. Anh vừa thích vừa “ghét” Sara, ghét nhất lối làm mới thơ của tôi! Anh ca Tháp nắng-1996:

“Thơ Inrasara thật khỏe, không bi lụy mà như cây đại ngàn qua bão táp vẫn vươn lên đón nắng trời. Tiếng Việt của anh đạt đến mức điêu luyện. Đấy là thứ tiếng Việt phong phú, giàu biểu cảm, được sử dụng uyển chuyển đến mức tài hoa, điều mà không nhiều lắm tác giả người Kinh có được” (“Inrasara, bay lên từ tháp cổ”).

Continue reading