Thương ca vô tận-20. TUỆ SỸ & TINH THẦN QUÝ TỘC ĐÔNG PHƯƠNG

Tin Tuệ Sỹ mất, tôi không buồn.

Như thuở làm sinh viên Sài Gòn 1977-78, người tôi muốn tìm gặp không là Chế Lan Viên, không phải Bùi Giáng hay Trịnh Công Sơn, mà Tuệ Sỹ – duy nhất. Không gặp được ông, tôi không buồn. Nghe tin ông bị kết ản tử hình, tôi cũng không buồn.

Tại sao? Bởi tôi biết ông không thể chết, nói khác đi: Tinh thần Quý tộc Đông phương nơi ông không thể bị giết chết.

Continue reading

7 KHOẢNH KHẮC INRASARA

Năm 2019, VTV9 đặt cho tôi câu hỏi: Đâu là khoảnh khắc làm thay đổi sống và viết của Inrasara? Theo thứ tự thời gian, tôi nêu ra 7, và họ chọn thứ [2]. Còn bạn thế nào? Và đâu là những “khoảnh khắc” của bạn? Thành hay bại không là vấn đề, chỉ cần nhớ và suy nghiệm thôi, cũng đủ làm cho đời ta nặng trĩu ý nghĩa.

[1] Làm bộ Văn học Cham 

Ở lớp Đệ Tứ trường Trung học Pô-Klong, tình cờ đọc một nhận định của nhà dân tộc học người Pháp, rằng Văn học Cham chả có gì đáng nói cả, bó gọn trong vài chục trang sách là cùng.

Continue reading

Lang thang-09-cuối. GIẢI THƯỞNG THƠ NĂM NAY, NẾU CÓ QUYỀN…

… tôi chọn 2 tập rất khác nhau, một từ trời Tây, một từ miền cao Việt Nam. Một rất “hiện đại” và 1 vô cùng “cổ điển”, cả hai đều mới, lạ, và chuyển thông điệp riêng. Tiếc, tôi chỉ có quyền… ở đây.  

Xin mời quý bà con và các bạn.

1. Chuyển động thơ Việt đương đại

Continue reading

Lang thang-08. BẠN CÓ THỂ NHẢY KHÔNG?

Tôi viết “Palei awal” hồi 25 tuổi, dịch sang tiếng Việt thành “Nỗi buồn ứng trước” in trong Tháp nắng-1996, là bài thơ song ngữ chuẩn nhất của tôi, có lẽ.

Cham sống xen cư với Việt, tôi nói và sáng tác thơ song ngữ Cham và Việt từ sớm, rồi chuyển ngược lại, tùy nghi. Ở đó đa phần không đạt, hay chỉ tàm tạm.

Tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002 được 6 bạn Việt dịch sang tiếng Anh in 2005, họ là nhà thơ sống ở nước ngoài 20 năm, vậy mà đọc lại, Alec Schachner cho giọng thơ còn “Việt quá”, đã dịch lại, in năm 2015.     

Continue reading

Lang thang-07. RÊN GIẢI TRÍ

“Triết gia đau răng cũng rên”, nhà nào đã phát hiện ra nỗi ấy, tôi đọc gặp một lần mà bị ám mãi. Tôi – luận sư cũng hệt luôn. Sau 5 năm, mãi ra Bắc tôi lại biết cúm là gì.

Tôi hiếm khi bệnh, phiền nỗi mỗi năm nàng cúm ghé thăm một lần, vào tháng 10 mùa Katê. Sau 3 ngày là nàng chia tay. Ở đó, ngày thứ 2 ê dữ nhất, và tôi… rên.

– Ông làm như sắp chết tới nơi, Hani la.

Continue reading

Lang thang-06. TỪ CHAI NƯỚC KHOÁNG ĐẾN HỒ KAPET QUA GIẢI THƯỞNG HỘI DTTS

[hay. Thương ca vô tận-19. Nghĩ ngắn]

Chuyến bay ra Bắc, ngồi cạnh một ông Ấn Độ, tôi cười chào rồi lim dim. Mãi khi cô tiếp viên kêu chú có cần nước không tôi mới mở mắt, thấy mặt ông người nước ngoài nhăn nhó, và lắc. Tôi hỏi, có chuyện gì không? Ông nói, 30k một chai – ông giơ chai nước lên – cũng như này tôi vừa mua 4k ngoài kia. Nghĩa là gấp 7,5 lần, tôi hiểu cái nhăn ấy.

Qua nói chuyện tôi biết ông là doanh nhân giàu. Người giàu + mua vé giá rẻ + đi ghế hạng phổ thông + bị chặt mất 26k = NHĂN NHÓ!

Continue reading

Vũ Đình Trai: BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ INRASARA

Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Minh Hiền, Đại học Sư phạm Đà Nẵng-2023.

Đây là luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ thứ 17 về Inrasara. Vui, khi lần thứ hai học viên Tỉnh nhà làm luận văn về mình!

Chúc mừng tân khoa Vũ Đình Trai, chúc mừng bạn Ngô Minh Hiền.

Continue reading

Thơ của bạn thơ-1. Nguyễn Đức Tùng: CÂU CHUYỆN NHỎ VÀ CÁI KẾT BẤT KHẢ ĐOÁN

Đọc Nguyễn Đức Tùng có cái thú vị. Không phải ở tứ thơ, dù Thơ buổi sáng có nhiều tứ thơ độc đáo; không phải thi ảnh siêu thực, ở đó bất kì trang nào ta cũng lặt ra được bao mới mẻ, với những “Em vẫn vàng lúa mới/ Gặt mãi chưa xong tình đầu/ Cánh diều gieo mềm gốc rạ” nhiều ẩn dụ, mà chính nơi câu chuyện, những câu chuyện nhỏ. Nhỏ, mà ám ảnh lạ.

Người đưa thư

Dựng xe đạp trước nhà

Ngồi uống với dì tôi một tách trà

Rồi lặng lẽ cáo lui

Không biết dì tôi không biết chữ

Trong phong bì là giấy báo tử.

           (“Chiến tranh”)

Sự vắng mặt của em đến dần dà

Từng giọt

Không như cà phê

Mà như nước dột từ mái nhà

Anh ngồi ngắm suốt ba năm

Trước khi bắc thang lên sửa lại

           (“Sự vắng mặt”)

Nữa, thú vị hơn cả thú vị, đó là ở nhiều bài thơ xảy đến cái kết bất khả đoán. Kết một bài thơ lâu nay luôn được nhà thơ triển khai theo hướng tóm ý, mở rộng hay nâng cao để tỏ bày tình cảm, thái độ. Từ thơ Đường luật sang thơ Mới cho tận thơ hiện đại, ít ra là ở Việt Nam.

Không phải thứ kết mở, bỏ lửng, đóng hay đối lập bất ngờ, Nguyễn Đức Tùng thường xuyên bẻ câu chuyện kể của mình theo hướng khác. Thi sĩ đột ngột tạo khoảng trắng đứt kết nối, xô người đọc lọt qua không gian khác:

Continue reading

Lang thang-02. DỌN ĐƯỜNG CHO ĐỐI THOẠI

Năm ngoái “bắc tiến”, tôi diễn đàn là chính, năm nay tôi chọn tương thoại riêng lẻ với bạn văn, như cách “đánh thức mạch nước ngầm, dòng sông ẩn đang trầm chảy dưới dải đất hình chữ S xinh đẹp này”.

Nhà văn do cố chấp, mặc cảm và sợ hãi với đủ thứ sợ, ở đó sợ mất đất đứng là một khiến ta càng cố thủ, khó rời bỏ thứ lô-cốt ta chiếm hữu được. Thì làm sao có thể nói đến hòa giải và hòa hợp.

Đó là chưa kể việc chúng ta còn chưa chuẩn bị gì cả!

[1] Thế đứng

Continue reading

LANG THANG-01

“Lại đi hồn lạnh sầu đầy” – Trường ca “Lãng tử, tình yêu và quê hương”-1977.

Sầu, chứ không phải khổ. Dostoievski nói đâu đó, vĩ nhân hẳn phải mang nỗi buồn lớn trên mặt đất này. Tôi không là vĩ nhân thế nên chỉ “sầu đầy” chơi chơi thôi. Đi, như cách xả hơi, nạp năng lượng trở lại.

Đường Lâm. Nhiều nhà cổ với kiến trúc đá ong được giữ lại khá tốt.

Continue reading