Cuộc chiến của tôi-2. TÔI & KINH NGHIỆM TAM TRỊ

[Ở đời thường: Trị tự nhiên, thú vật, sự việc – bài mở cho serie này]

[1] Trị tự nhiên

Năm 1984, 1,4 sào đất bỏ hoang ở palei Cok ngay đầu sân banh, tôi xin và làng cho. Thuở ấy tôi đang làm việc ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm, Phan Rang cách làng hơn chục cây số. Chiều 4g đạp xe về, tôi lao vào cải tạo đất cho đến tối mịt. Sáng thức 4g, và tiếp tục, cứ thế.

Từ tay trắng, để chỉ qua nửa năm tôi biến nó thành vườn-ao-chuồng nuôi sống cả nhà. Như ảo thuật, đến nỗi vài chị nhà quê cứ nhảnh chồng “đi cắn c. ông Trạm!”

Continue reading

TÔI DẠY CON

[khai bút đầu năm & “3 đoản thi dành cho con”, viết thuở tôi còn chưa có con. Chỉ dành cho con trai, con gái nhường cho mẹ nó]

6 điểm nhấn:

– Dạy con xưng tên, chứ không “con”, tập chúng tinh thần độc lập ngay từ bé; và gọi bố bằng ‘cei’ chứ không “ba” [‘cei’ không thuần mang nghĩa “chú”].

– Không nói dối, dối mình và dối người, còn dối đó nguy hại đến mạng sống sinh linh, thì được; riêng vợ: “Buôn bán không được quyền nói dối”.

– Quản lí lời hứa, là tối quan trọng trong đối nhân xử thế.

Continue reading

TRẦN MẠNH HẢO BIẾN TRẮNG THÀNH ĐEN ĐỂ LỪA DỐI ĐỘC GIẢ NHƯ THẾ NÀO?

Nguyễn Khải: “Họ nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ!”

Vụ này lẽ ra không đáng nhắc lại, do TMH “cầu mong” nên tôi trả lời một lần cho trót. Viết xong vào cuối ngày, đăng để tiễn năm cũ, sáng mai bước sang năm mới, sự sự sẽ khác.

Hội thảo “Thơ Việt Nam đương đại và Nguyễn Quang Thiều” do Viện Văn học tổ chức ngày 28-6-2012 với 30 tham luận. Ở đó các nhà phê bình, nhà văn gọi thơ Nguyễn Quang Thiều là “hiện tượng”, “Thiều hậu hiện đại”, “lá cờ đầu cách tân thơ Việt”, “cách tân ấy ảnh hưởng đến thơ miền Nam”, tôi có tiểu luận và bài trả lời phỏng vấn RFA minh định PHẢN BIỆN, vậy mà TMH biến thành ông Inrasara “khen bừa, nịnh ẩu, ca tụng Thiều lên mây”! Xem tang chứng P.S. bên dưới(*)

Continue reading

THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC NHỨT?

“Hạnh phúc nhất”, là nhại lối nói của Henry Miller: “I have no money, no resources, no hopes. I am the happiest man alive”. Tôi tuyên to vậy, thế nào cũng bị hỏi vặn, thế nào là hạnh phúc, câu hỏi cần đến sự giải đáp thỏa đáng.

Riêng với tôi, dĩ nhiên, bởi mỗi sinh linh hiểu hạnh phúc mỗi khác.

Tôi đi nhiều vùng đất, đọc vô số sách, gặp gỡ các thành phần người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Sống phong phú, tôi vui. Còn sống tràn ý nghĩa, nói khác đi: hạnh phúc thì thế nào?

Continue reading

NHÀ VĂN & CHUYỆN KỂ

[Les Kosem, Pô-Klong, Chakleng, và…]

Nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc, tôi nói thế. Lưu giữ và kể. Kể câu chuyện nào đó, dù lớn dù nhỏ, một khi tôi đã thoát ra khỏi nó – trước đó.

Sự sự diễn ra, tôi lập hồ sơ, lưu vào vùng thẳm sâu vô thức, và QUÊN – chớ không để cho chúng dằn vặt. Mãi khi có chuyện, nó bật ra, và tôi kể. Tự nhiên như nhiên.

Lưu giữ, không chỉ kí ức dân tộc mà, mọi mọi. Thời gian trôi đi, các sinh linh rời đi và lãng quên, mỗi nhà văn ở lại với câu chuyện. Tôi làm kẻ kể chuyện ngay từ tuổi 15 qua các palei Cham và, tận hôm nay.

Continue reading

THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

“Hạnh phúc nhất”, là nhại lối nói của Henry Miller: “I have no money, no resources, no hopes. I am the happiest man alive”. Tuyên to vậy, thế nào cũng bị hỏi, thế nào là hạnh phúc, câu hỏi cần đến sự giải đáp thỏa đáng.

Với tôi, dĩ nhiên, bởi mỗi sinh linh hiểu hạnh phúc mỗi khác.

Tôi đi nhiều vùng đất, đọc vô số sách, gặp gỡ các thành phần người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Sống phong phú, tôi vui. Còn sống ý nghĩa, nói khác đi: hạnh phúc thì thế nào?

Continue reading

TÔI LÀ KẺ HẠNH PHÚC NHẤT

Hôm qua Ngô Tiến Nhân còm hỏi: Điều gì làm cho Sara hạnh phúc? Vụ này tôi đã vài lần đề cập, nay kết lại rõ và đủ đầy hơn tặng bạn hiền, và các bạn facebook.

Từ nhập cuộc trần, tôi đã làm vô số trận đi. Cuộc hành trình lớn, muốn đi nhanh, đi xa, hành trang cần nhẹ. Tôi đã như thế, ngày, tháng và năm. Ở thế giới chữ nghĩa lẫn cộng đồng Cham…

[1] Tôi sinh ra dưới ngôi sao may mắn

Gia đình 6 anh chị em, tôi rơi vào giữa nhận bao ưu ái. Vào Tiểu học đậu thủ khoa, Trung học lớp nửa trăm mạng, tôi đỗ Đại học, là may mắn.

Continue reading

LÀM SAO ĐỂ TUỔI GIÀ CÓ Ý NGHĨA?

Ở buổi họp lớp, vài bạn học hỏi hiện Sara đang đâu? Tôi nói, từ tuổi 60 tôi không còn sở hữu gì cả, cũng không ở đâu cả – vô sở trú!

– Tội thế! – một bạn kêu lên. Tôi nói, không đâu, tôi chọn cô đơn cho suy tư và sáng tạo. Tôi là kẻ hạnh phúc nhất trần gian, và thêm:

– Như cái tên “phú trạm” vận vào mình, từ bé tôi đã như vậy. Chuyển dịch và cư ngụ nhiều nơi, cô đơn, mãi mãi cô đơn. Dù lúc này trên danh nghĩa, tôi đang “định” ở nhà cháu tại đất Chakleng, được cháu nấu cho ngày hai bữa, tôi vẫn “dịch” khắp nơi nếu muốn, nhất là khi nó làm cho tôi vui. Có vé, là tôi… đi, bất kì đâu, “phong phanh giữa trời đất”.

Continue reading

BẢN NĂNG THI SĨ CỦA LÒ NGÂN SỦN

[trích: Inrasara, 20 khuôn mặt nhà thơ DTTS Việt Nam, 2017]

Có thể ví văn học Việt Nam như thân cây có năm rễ. Rễ chồi đâm sâu vào lòng đất, bao gồm toàn bộ sáng tác dân gian của tất cả các dân tộc. Bốn rễ phụ bò ra bốn hướng rút tỉa tinh chất từ những vùng đất lkhác nhau. Nhánh vươn ra phía Bắc nhận ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, đại biểu là văn chương bác học của người Việt từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Nhánh vói qua phía Tây hút dưỡng chất từ văn học phương Tây, là bộ phận lớn của văn học Tiền chiến. Nhánh bò lan vào nhiều khu đất mầu mỡ của sáng tác thành văn của các dân tộc. Các nhánh còn lại đâm xuống phương Nam nhận nhựa sống từ văn học Ấn Độ xa xôi, ở đây văn chương cổ điển Champa là đại diện.

Continue reading

CHAM TÂY, GIẠT TRÔI KIẾP LỤC BÌNH

Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên giới lui dần về nam rồi mất hẳn vào năm 1832.

Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ. Từ cộng đồng Cham Hải Nam – Trung Quốc đến Cham Malaysia, từ Cham Philippines đến Cham Thái Lan, trong số đó cộng đồng Cham ở Campuchia chiếm số lượng vượt trội.

Continue reading