Jaya Bahasa: NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CHAMPA

[điểm sách]

Trên dải đất Việt Nam ngày nay, đã từng hiện diện 3 trung tâm của 3 nền văn minh lớn hình thành nên các nhà nước cổ thời kỳ cổ trung đại. Phía Bắc là nền văn minh Đông Sơn hình thành nhà nước Đại Việt, phía Nam là nền văn minh Óc Eo hình thành nhà nước Phù Nam và miền Trung là nền văn minh Sa Huỳnh hình thành nhà nước Champa. Quá trình phát triển các nhà nước cổ dần dần biến mất hội nhập vào một quốc gia thống nhất trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam. Các nhà nước cổ ở Việt Nam đã để lại nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc tôn giáo và văn khắc trên bia đá thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới tìm đến khảo cứu và khám phá. Tiếp nối, những thành tựu nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Champa, các tác giả Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh và Bá Minh Truyền (Đồng Chủ biên) cùng với các nhà nghiên cứu về Champa trong cả 3 miền đất nước và các nhà khoa học quốc tế công bố những kết quả nghiên cứu mới về Champa mang tựa đề “Những vấn đề lịch sử và văn hóa Champa”.

Continue reading

Inrasara: NGƯỜI CHAM VÀ VĂN HÓA CHAM Ở VIỆT NAM NGÀY NAY

BBC, 8-5-2015

1. Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên gới lui dần về phương Nam rồi mất hẳn vào năm 1832, khi cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Thak Wa bị vua Minh Mạng dẹp tan. Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ.
Giai đoạn 986-988, khi Lưu Kỳ Tông làm vua đất Champa, bộ phận Cham chạy qua Hải Nam – Trung Quốc sinh sống. Năm 1044, nhà Lý bắt 5.000 tù binh Cham ra Bắc; 25 năm sau, số lượng tù nhân Cham ra Bắc lên đến 50.000 người; họ lập thành các làng riêng và tồn tại thời gian khá dài. Đến thời Po Rome (1627-1651), một bộ phận lớn Cham vượt đại dương qua sống ở Kelantan – Malaysia; sau này 1975, 5 vạn người Cham chạy trốn cuộc thảm sát của Pôn Pốt qua Mã Lai sinh sống, và không có ý quay lại Campuchia (G. Moussay). Thế kỉ XVIII, người Cham chạy loạn qua Thái Lan, hiện thuộc khu Ban Khrua, Bangkok, khoảng 5.000 người. Ở Campuchia, vào năm 1692, 5.000 gia đình Cham từ Pangdurangga di cư qua, ở vùng đất tốt dọc sông Mekong, sau đó còn mấy đợt di dân khác nữa. Hiện nay, ngoài 22 làng còn theo tôn giáo Bà-ni, tất cả đều là Muslim. Cuối thế kỉ XX, người Cham ở Campuchia thay đổi họ tên thành Khmer Islam. Continue reading

Inrasara: Từ Văn hóa biển Cham đến Hải sử Việt Nam

Tiền phong chủ nhật, 23-3-2014

BBC.co.uk/vietnamese, 25-3-2014

Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết. Tìm ở đâu? – Không ở đâu cả.

Xưa, người Việt mở cõi xuống đất liền ở phương Nam, và chỉ biết có đất liền; còn đóng tàu viễn dương, thì hầu như chưa. Suốt dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt chỉ biết ra khơi về lộng. Mà “lộng”, theo Từ Chi, chỉ đâu khoảng ba cây số cách bờ, còn “khơi” xa lắm cũng đến bảy cây số là cùng. Nền hải sử Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng. Do đó – khi Champa đã làm một với Tổ quốc Việt Nam thống nhất, thì việc nhận diện văn hóa biển của vương quốc Champa cổ sẽ bổ khuyết cho sự nhìn nhận thực thể Việt Nam. Continue reading

Inrasara: Cham – Sợ, biểu hiện & hóa giải

Katuh-Trthu-03

* Phát quà Trung thu cho thiếu nhi palei Katuh – Ninh Thuận – Photo Kiều Maily.

(Đây là suy nghiệm của tôi về tâm thức Cham hiện đại, một suy nghiệm lâu dài từ quan sát các biểu hiện qua hoạt động xã hội, bài viết và phản biện, thư kháng nghị, “còm”, nhất là email nặc danh gửi chung diễn ra trong cộng đồng Cham mươi năm qua).

*

Một nhà văn có thể quan sát và ghi nhận tình trạng tinh thần một cá nhân qua các biểu hiện của anh/ chị ta. Qua lời nói, chữ nghĩa, thậm chí qua hành vi, cử chỉ nhỏ nhặt tưởng không đáng kể. Trong cộng đồng, khi nhiều cá nhân cùng có các biểu hiện tương tự, nó làm nên tình trạng chung của cộng đồng đó. Thành tâm thức cộng đồng. Continue reading

Inrasara & Apsara Vũ nữ Cham 02

1. MÚA CHĂM

(trích)

Múa là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Kate, Rija Praung… ở làng hay trên tháp. Đó là các dịp mà người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một/ một vài  vị vua được thần hóa. Đi kèm với múa là các nhạc cụ dân tộc truyền thống như: trống ginơng, trống baranưng, ceng (chiêng), kèn xaranai, grong (lục lạc), đàn kanhi. Phổ biến hơn cả là bộ ba ginơng, baranưng và xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là ginơng, vì chúng có âm vang mạnh mẽ, hùng hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội cũng như cũng phản ánh được tính cách Chăm. Continue reading

Inrasara: Sử thi làm giàu nền văn học đa dân tộc Việt Nam

* tạp chí Tia sáng, 20-8-2012, web Hội Nhà văn TPHCM

* Nụ cười Cham thế hệ mới – Photo Inrajakha.

1. Truyền thống văn học người Kinh thiếu sử thi, đó là sự thiếu khuyết của một nền văn học lớn. Bù lại, các dân tộc thiểu số anh em khác trên đất nước đa dân tộc Việt Nam, thể loại văn học dài hơi này thì vô số. Dẫu sao, đó chỉ là sử thi truyền miệng mới được các học giả người Pháp, sau đó là người Việt tiến hành sưu tầm, ấn hành và nghiên cứu trong thời gian trên dưới trăm năm nay. Riêng người Chăm thì khác. Dân tộc có nền văn minh phát triển sớm và khá cao này đã có sử thi được văn bản hóa từ đầu thế kỉ thứ XVII. Continue reading

A Cham woman proposes

Vietnam Heritage, No 9, December 2011

 

The Cham people of today are matriarchal, so women propose to men and men live in their wives’ houses. It is the other way round for Kinh Vietnamese. Even as recently at 1928 it was the man who proposed in Cham marriage. In the book Le Royaume du Champa (The Cham Kingdom, Paris, 1928), French author G. Maspéro wrote: ‘Cham people’ marriages are arranged with the help of a broker who brings some gold, silver and two jars of wine to the woman’s house to propose marriage.’ Continue reading

Lặn sâu vào dân tộc để sáng tạo cái mới

Tham luận viết cho Hội thảo Văn học trẻ Dân tộc và Miền núi, 3-2011


1. Truyền thống và hiện đại, tiếp thu và sáng tạo, tiếp nhận tinh hoa thế giới,… là cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến văn hóa – hai thập niên qua. Lặp đi lặp lại đến thành nhàm. Nhàm và nhảm. Nhất là trong sáng tác văn học. Với văn học các dân tộc thiểu số thì càng. Bởi thực tế, chưa ai chỉ ra cho ta thấy cụ thể đâu là truyền thống văn học dân tộc. Từ Chăm đến Tày, Khmer hay các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tất cả… Ta hiểu mơ hồ và làm mơ hồ. Từ đó xảy ra bao ngộ nhận.

Ngộ nhận, nên ta cứ đinh ninh mấy Continue reading

Ariya Bini – Cham, một tình ca bất hủ bị thất truyền

Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1, 1994.

Trong dòng văn chương trữ tình, ba tác phẩm Ariya Bini – Cham, Ariya Cham – Bini, và Ariya Xah Pakei là ba thi phẩm đã xác lập thế đứng của mình trong dư luận quần chúng Chăm. Thế nhưng, tác phẩm dài hơn cả, và theo chúng tôi có giá trị hơn cả lại là tác phẩm ít được phổ biến nhất: Ariya Bini – Cham.
Tác phẩm có lẽ được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVIII. Các sự kiện và nhân vật lịch sự thời Po Rome như Bia Ut (công chúa Ngọc Khoa), Xah Bin (một vị tướng của Po Rome), Bal Debare (thủ đô Champa ở Chung Mĩ) được ghi nhận chứng tỏ tác phẩm ra đời sau thời Po Rome (1651), thời vương quốc Champa lóe sáng một lần cuối cùng để rồi dần dần hòa nhập vào lịch sử Việt Nam Continue reading