Câu chuyện Cham-11. CHAM TỰ SOI CHIẾU QUA DO THÁI

Trước khi vào cuộc thảo luận qua câu hỏi cốt tử: “Thế nào là cải cách?”, tôi đăng lại bài cũ, với cái tít mới. Mời bà con ôn tập.

Lấy dân tộc Do Thái ra so sánh với Cham, có khiên cưỡng không? – Không. Tạm chấp nhận định đề: Không có sự ưu việt giữa các chủng tộc. Nghĩa là dân tộc nào cũng có chỉ số thông minh như nhau, trồi sụt chỉ là ở mỗi cá thể. Thế nên so sánh Cham với dân tộc nào bất kì không vấn đề gì cả.

Do Thái và Cham có hoàn cảnh lịch sử tương cận: mất nước, lưu vong… Soi chiếu Cham qua tấm gương Do Thái, vấn đề về Cham sẽ được sáng tỏ.

1. Giống & khác giữa hai dân tộc

Continue reading

Câu chuyện Cham-10. TÔI KỂ CHUYỆN CHAM KỂ CHUYỆN TÔI

Thuở bé, tôi ưa hóng chuyện người lớn, không phải nỗi ngồi lê đôi mách, dòm qua khe cửa đời tư kẻ khác mà là, truyện cổ, khoái nhất là câu chuyện lịch sử xã hội Cham. Nghe mê mẩn, hết vẫn còn thèm.

Lớn lên, ngay tuổi 15, tôi lang thang palei làm kẻ kể chuyện. Kể miên man, liên tu bất tận. Mọi mọi Cham đủ lứa tuổi xúm lại nghe, nhóm có khi lên tới chục người. Tôi thu hút họ bằng ngôn từ, thêm thắt chi tiết, nhất là chất lửa và sự thoải mái ở giọng kể của tôi.

Continue reading

Câu chuyện Cham: Chuyện ngoài lề. NÓI LẠI ĐỂ TRÁNH HIỂU NHẦM KHÔNG ĐÁNG [về bài “SAO TA CỨ MÃI CHIỀU BÀ-NI?”]

Những tưởng đầu đường thương xó chợ

Ai ngờ xó chợ cũng chơi nhau” – BG.

Tiến sĩ Sáng Putra Podam, sáng nay bóp méo và xuyên tạc tinh thần bài viết của tôi. Với ông thì không sao, dẫu sao lối bóp méo này đã lung lạc được 1-2 bạn facebook Cham, nên tôi cần nói lại. Nói, không phải cho ông Sáng, mà cho bà con Cham.

Có 2 điểm:

1. Về Putra Podam, TẦM ĐỌC VÀ HIỂU của ông, năm ngoái tôi nói qua một lần rồi thôi, không nói nữa. Nhắc lại 2 ý nhỏ cho bà con hiểu:

Continue reading

Câu chuyện Cham-7. “SAO TA CỨ MÃI CHIỀU BÀ-NI?”

Chiều, đúng lắm. Chiều quá quắt, đến không chịu nổi nữa, phải phản ứng.

Chuyện kể rồi, ôn lại. Ông trí thức nọ, bà vợ mời Acar vào nhà ‘Bbang pabe‘ “cũng dê” sau đầu năm Rija Nưgar. Cắt tiết xong, mâm lễ đâu đấy và… chờ. Vị Acar đang “chạy sô” vài gia đình khác. Đợi hổng thấu, ông ngồi trước ‘thanai’ “mâm lễ vật”, khấn. Rồi hạ tất xuống làm mồi nhậu. Hú thêm vài nhân dân tiến bộ Chàm khác nữa ngồi vào.

Bà vợ đi chợ về, nhìn thấy muốn xỉu luôn.

Continue reading

Câu chuyện Cham-4. TÔI MUỐN GÌ?

[1] Làm nhà thơ nổi tiếng? – Không!

Bởi tôi muốn cái KHÁC. 25 năm làm thơ, mãi tuổi 40 tình cờ gặp nhà thơ Nông Quốc Chấn, tôi mới đăng bài thơ đầu tiên và in tập thơ đầu tay. Ngẫu nhiên làm nên một sự thể, là vậy.

Làm nhà nghiên cứu ư? – Cũng không nốt!

Từ tuổi 15, tôi bắt đầu lang thang qua các palei để sưu tầm. Chơi chơi vậy thôi, mà mươi năm sau nhìn lại, khối tư liệu đáng đồng tiền hạt gạo.

Continue reading

Câu chuyện Cham-3-3. CHAM VÀ BIỂN

Ở Ninh Thuận, khu đất thờ Pô Riyak nằm cạnh bờ biển thuộc địa phận làng Vĩnh Trường – Sơn Hải được cho là lớn nhất. Tất cả các làng Cham trong khu vực đều đến đó hành lễ, sau đó mới tới lễ hội đầu năm Cham lịch là Rija Nưgar. Chỉ sau này, khi chiến tranh lan rộng mất an ninh, vài làng mới thỉnh Ngài về palei mình dựng đền thờ. Như Chakleng, huyện Ninh Phước có Đền Pô Riyak ở đó dân làng thờ Ngài như là biểu tượng của Thần Tri Thức.

Đồng hóa nghi lễ Pô Riyak với tục Thờ Cá Ông của người Việt là lầm lẫn tai hại. Lễ Pô Riyak bao hàm tục Thờ Cá Ông, chứ không phải ngược lại.

Continue reading

Câu chuyện Cham. CHAM VÀ BIỂN.1-2

Người Việt sợ biển, chứ Cham thì không.

Xưa, người Việt mở cõi xuống đất liền ở phương Nam, và chỉ biết có đất liền; còn đóng tàu viễn dương, hầu như chưa. Suốt dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt chỉ biết ra khơi về lộng, chứ chưa hề đi xa hơn. Mà “lộng”, theo Từ Chi, chỉ đâu khoảng ba cây số cách bờ, còn “khơi” xa lắm cũng đến bảy cây số là cùng. Nền hải sử Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng.

Người Cham yêu biển, mê biển. Cham sống với và qua biển.

Continue reading

Câu chuyện Cham-2. CHAM HÔM NAY MƠ GÌ?

Đầu tháng 3-2021, cùng với nhóm Hội Quán Các Bà Mẹ ra từ Sài Gòn, tại Nhà sàn Kiều Maily, một chị hỏi tôi:

– Em nghe nói bây giờ vẫn có người Chàm đòi phục quốc…

Tôi không ngạc nhiên. Chị lần đầu gặp mặt, câu đầu tiên với tôi, lại là câu hóc xương cá nhất – chắc thế. Tôi nhìn vào mắt chị, cười cười: – Đúng!

Im lặng giây lâu:

– Này nhé, chị cho biết ai phát câu đó? Ngôn đó đăng trên báo hay phát ở diễn đàn nào? Tại đó có những ai ngồi nghe hay đọc?

Continue reading

Câu chuyện Cham-1. CÂU CHUYỆN ĐẤT

Khép một cõi đất, mở một chân trời

thơ chập chững ngày mới

bập bẹ lời tinh khôi

(Hành hương em, 1999)

Ngôi Nhà trên mảnh Đất, không phải mảnh đất của mình, mà thuộc về một phần mình, gắn chặt với thân xác và tâm linh mình.

Người Việt có thành ngữ: “Nơi chôn nhau cắt rốn” để chỉ quê cha đất tổ. Cham thì khác, ông bà nói: “[Nơi] chôn nhau đặt viên gạch” (Dar thook padook kiak). Chôn nhau thì chỉ mới liên quan đến máu mủ, còn “đặt viên gạch” [dựng tháp] là đặt nền móng cho đời sống tâm linh.

Continue reading

Câu chuyện Cham-2. CHAM HÔM NAY MƠ GÌ?

Đầu tháng 3-2021, cùng với nhóm Hội Quán Các Bà Mẹ ra từ Sài Gòn, tại Nhà sàn Kiều Maily, một chị hỏi tôi:

– Em nghe nói bây giờ vẫn có người Chàm đòi phục quốc…

Tôi không ngạc nhiên. Chị lần đầu gặp mặt, câu đầu tiên với tôi, lại là câu hóc xương cá nhất – chắc thế. Tôi nhìn vào mắt chị, cười cười: – Đúng!

Im lặng giây lâu:

– Này nhé, chị cho biết ai phát câu đó? Ngôn đó đăng trên báo hay phát ở diễn đàn nào? Tại đó có những ai ngồi nghe hay đọc?

Continue reading