Câu chuyện Cham-44. CHƯA SỐNG GIỮA LÒNG CHAM BẠN CHỚ MONG “HIỂU” CHAM

Hiểu – nhưng chỉ có thể hiểu cục bộ, manh mún ở bề ngoài, bề nổi mà không thể nhìn toàn cục, nhất là nhìn và thấy ở bề sâu, mặt sau tâm hồn con người Cham và tinh thần văn hóa Cham.

Thông thạo mọi văn bản cổ Cham đủ loại, nghiền ngẫm hầu hết công trình về Cham, của Pháp của Việt, của… bạn đã hiểu Cham chưa – chưa hẳn.

Hiểu Cham, bạn cần sống giữa lòng Cham.

Continue reading

Câu chuyện Cham-43. BÀ-NI KHÔNG LÀ MỘT NHÁNH HỒI GIÁO, TẠI SAO?

Về tôn giáo tín ngưỡng Cham, tôi đã bàn từ 15 năm trước. Ở Câu chuyện Cham-15. “Tôn giáo Ahiêr Awal, các yếu tố quyết định sống còn”, tôi cũng phân tích với dẫn chứng cụ thể cả lí thuyết lẫn thực tế. Nay xin nêu vài điểm quan yếu nhất để mọi người trình độ khác nhau có thể nắm bắt dễ dàng.

Có 4 điểm chính để phân biệt tôn giáo này với khác:

– Bậc tối cao, thần thánh được thờ phụng,

– Kinh sách: gồm kinh, luận và luật

– “Giáo đường”, chức sắc và tín đồ

– Cuối cùng là tên gọi: sự chính danh.

Continue reading

Câu chuyện Cham.42- CHÊ CHỨC SẮC CHAM KHÔNG HIỂU KINH!

Một facebooker viết đại ý, các vị Acar tụng kinh mà không biết đó là kinh gì, từ đâu? Chê, rồi tự trả lời: Đích thị kinh Qur’an, vậy mà người Bà-ni từ chối mình không phải Hồi giáo!

Tôi cho đó là biết một, mà không biết hai, ba. Nếu có đọc Kim Định, bạn ấy không dám có thái độ đó. Nữa, nếu chịu đi hỏi các vị [hay luận sư Inrasara] để học thêm. Đằng này…

Bí hiểm là tính chất đặc thù của nhiều tôn giáo Đông phương. Các thầy hành lễ ít khi hiểu rành rẽ kinh, kinh càng bí hiểm càng tốt. Hiểu sâu là công việc của các luận sư hay học giả.

Continue reading

Câu chuyện Cham-38. SAO GỌI CHAM AHIÊR AWAL TUY HAI MÀ MỘT?

Cham Ahiêr Awal thờ phụng chung nhiều Pô Yang thì hẳn rồi, nổi bật hơn cả là các vị vua, anh hùng liệt nữ dân tộc được thần hóa. Trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng và cả đời thường, hai hệ phái này tồn tại vô số điểm khác chứng tỏ câu Ahiêr Awal “tuy hai mà MỘT”. Cả hai thâm nhập vào nhau, hòa hợp và hòa quyện nhau, lệ thuộc và cả làm vướng chân nhau – mới kì.

Pô Rômê muốn thế.

Continue reading

SỐNG, VÀ KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU VẾT

Trên tạp chí Hồn Việt do GS-TS Mai Quốc Liên làm Tổng biên tập, số 6, 12-2007, tác giả Vũ Hồng Ngự (?) sau khi mang bài thơ “Lổ thủng lịch sử” của Nguyễn Hữu Hồng Minh ra phê phán, đã viết:

“Tuyên bố như ông Inrasara, người luôn cổ vũ, tuyên truyền cho các dòng thơ phá phách “hậu hiện đại” này… thì là phi lịch sử và nhất là ẩn đằng sau những lời lẽ cổ vũ ấy là những hàm ý sâu xa hơn, thách thức hơn, kích động hơn, không khó nhận thấy.”

Đúng bốn năm sau, trên Litviet, 3-12-2011:

Continue reading

Câu chuyện Cham-34. BA ĐIỂM ĐỘC & LẠ-1-2-3

Quản lí bằng cách bỏ lơ!

Tôi có đọc đâu đó một người [Nhật hay Việt không nhớ] nhận xét rằng, nếu Việt Nam gom tất tần tật cổng, thành rào cả nước rồi quy ra tiền, thì đó phải là số tiền khổng lồ. Và nếu Nhà nước dồn tất cả khoản ấy vào giáo dục đạo đức thì Việt Nam có thể dạy được mọi người ý thức công dân tốt, qua đó giải quyết dứt điểm nạn trộm cắp, xâm lấn đang lan tràn như hiện nay.

Không trộm cắp, xâm lấn thì tường, cổng hết lí do tồn tại. Như người Cham ngày xưa ấy!

Continue reading

Câu chuyện Cham-29. LỜI NGUYỀN & GIẢI LỜI NGUYỀN-1,2,3

Suốt lịch sử tồn tại, Cham phát ra nhiều lời nguyền “độc”, từ nhỏ nhất là sách chép tay bị ‘palam’ “phi tang” đến lớn nhất là chuyện tôn giáo hay chủ quyền đất nước.

Thử nêu vài vụ.

[1] Văn hóa Cham chưa trải qua kỹ thuật in ấn, thế nên có được một bản chép tay là điều khó khăn. Để có được sử thi Akayet Dewa Mưno, chủ sở hữu phải bỏ ra cả xe trâu thóc. Đó là một trong những nguyên do Cham quý sách. Để tránh thất thoát, lời nguyền được kẻ sở hữu ghi ở cuối trang trong rất nhiều bản chép tay Cham xưa còn lưu lại.

Thei palam bbon tapuk ni…’: Kẻ nào mượn mà không trả sách này…

Continue reading

Câu chuyện Cham-30. XẤU HỔ BỞI CÁI NỖI GÌ?

Phải sau gần nửa đời người tôi mới gặp lại anh: Lộ Phú Chung.

Năm 1978, anh Hàm Bộ dẫn tôi lên rẫy anh ở vùng Ram Ga. Một kỉ niệm sâu đậm, tôi nhớ mãi, thế mà mãi 2015 mới ghé nhà anh tại Long Bình, để chưa đầy tiếng thì về. Cuối cùng sáu năm sau, tôi mới ngồi lai rai với anh gọi là trao đổi anh em đả thông nhau.

Anh kêu đọc hai bài thơ trong Lễ Tẩy trần tháng Tư không hiểu đành cất kĩ từ bấy không một lần rớ tới.

Continue reading

Câu chuyện Cham-28. Giải trí cuối tuần. TÔI CŨNG BIẾT SỢ CHỚ BỘ

[“nếu một mai anh [trúng gió] qua đời”]

Hồi lên tiếng vụ Ghur Raneh, bà con Bà-ni ủng tôi tối đa. Tôi tưởng mình ngon, làm tới…

Đấu tranh đổi tên “Tôn giáo: Đạo Hồi” thành “Tôn giáo: Bà-ni” trên CMDN, đang ngon trớn, bạn học tôi LVL kêu “Ông Sara có là Bà-ni đâu mà đau cho Bà-ni”. Bị bà con xúm vào la, ấy mới nín.

Còn đấu về vụ “Đót nhang trong tháp”, Cham đủ hệ vỗ tay, riêng bạn thơ TNL hô: “Ông có đấu tranh này nọ cũng vì lợi riêng thôi”. Vậy mà có người kẻ nghe lọt tai, đến khi tôi vặn: Bồ tìm đâu ra tôi ăn tiền nhân dân nửa cắc bạc thôi, tôi cho điểm 10 luôn, chàng mới chịu lui về nhà với vợ.

Continue reading

Câu chuyện Cham-27. LÀM CHÀM THÌ KHÓ

Làm sao có thể sống trọn phận Cham giữa lòng Chàm? Sống, như một sinh linh Cham và như một con người?

Làm sao đừng phải “ăn tiền nhân dân”?

Làm sao là trí thức mà không đói khát? Đói khát mà không phải ngửa tay xin?

Giữa lòng đất nước Việt Nam đầy tai ương, nguy cơ luôn rình rập – làm sao tồn tại? Tồn tại để cất lên tiếng nói trí thức của mình?

Continue reading