Covid-19-Katê. TỪ LÒNG BÁC ÁI ĐẾN BỐ THÍ BA-LA-MẬT

Sau một tuần chiến, hôm nay thư thả, kể chuyện hầu bà con.

Năm cuối thế kỉ XX, cơ may sao ấy bà xã tôi xin Sứ quán Canada được 350triệu [tiền khi ấy!] làm hệ thống nước sạch và nhà mẫu giáo cho làng Chakleng. Đưa đơn qua Tỉnh “xin duyệt” [chú ý chữ “xin”!], quan lớn của Tỉnh dạy tôi một câu, giọng chắc nịch:

– Họ ý đồ cả đấy, chẳng ai cho không mình đâu, Inrasara à!

Continue reading

COVID-19, NHỚ & QUÊN

Trở lại Việt Nam, nó công phá thẳng thành phố sầm uất nhất: Sài Gòn. Quận Tân Phú, vừa về tới Chợ Tân Kỳ Tân Quý, hôm sau nó nhảy phóc qua khu vực Đầm Sen, chạy tới đầu đường Thoại Ngọc Hầu rồi dzọt sang quận Bình Tân. Nghĩa là chúng rủ nhau bao vậy trung tâm Tân Phú, ở đó có nhà mình.

Bà xã đang dưỡng bệnh, Út ở lại chăm mẹ – tội. Hôm qua 15-7 Sài Gòn báo non 3 ngàn ca nhiễm. Bao giờ?

Continue reading

CÓ NÊN BLOCK KHÔNG?

Tôi là nhân vật của công chúng, nhưng khác với cánh nghệ sĩ Việt Nam, tôi thèm được/ bị phản biện, thậm chí chống lại mình. Để tôi thấy mình sai, mà học. Phiền nỗi, tôi chưa hân hạnh được đón nhận con người như thế.

Chống tôi, hoặc trích đoạn ngắn trong tổng thể [như nick Gà Rừng] để phản bác; hoặc cố tình hiểu sai để xuyên tạc [như Hoàng Tiến]. Tôi nói một lần không hồi tâm, tôi báo trước và block. 3 điển hình tiên tiến:

Continue reading

Câu chuyện Cham-88: Dừng lại suy nghĩ. GỬI CÁC BẠN MUSLIM & CHAM ‘AHIÊR AWAL’

Henri Miller:

“Nếu chúng ta không tập nhìn chúng ta như kẻ khác nhìn chúng ta thì vết thương sẽ không bao giờ được lành, và chúng ta đời đời sống trong phân li và ngăn cách”

Với văn giới Việt, tôi từng là một cây bút dễ thương. Dễ thương cho đến khi tôi cổ súy phong trào hậu hiện đại thì thành… dễ ghét. Nỗi này kéo dài gần 10 năm, mãi sau mới đỡ đỡ phần nào. Té ra Inrasara là kẻ tôn trọng Cái Khác Others.

Continue reading

Câu chuyện Cham-84. TÔN GIÁO NÀO CŨNG TỐT?-2-3

[hay Ôi là thiên đường!]

Phát hiện thấy giai cấp công nhân bị giới Tư bản phương Tây vắt kiệt sức mà lương lậu chả là bao, Karl Marx nằm mơ Thiên đường Cộng sản: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Phải chơi ngón bạo lực cách mạng giành lấy, không thể khác. Thế là Marx khai mào trận chiến đích thực đầu tiên cũng là cuối cùng quyết xóa sạch giai cấp bóc lột, làm nên Thiên đường trên mặt đất.

Tìm thì thấy, ở Thiên đường ấy, “mọi con vật đều bình đẳng, một số con vật bình đẳng hơn những con khác.” – George Orwell, Animal Farm.

Continue reading

Câu chuyện Cham-82. TÔN GIÁO NÀO CŨNG TỐT?-1

Tôn giáo nào cũng tốt, là câu nói tôi đụng thường xuyên. Như là lời đầu môi, hơn thế – như một chiêu bài. Nếu tôn giáo nào cũng tốt, thì hà cớ ông bà cứ mò vào cộng đồng tui mà truyền đạo ông bà, là sao? Tôn giáo tui cũng tốt mà!

Nói vậy mà có phải vậy đâu…

Để “nhìn rõ mặt nhau”, sinh linh hay sự thể nào đó cần được đưa lên bàn cân trụ trên ba chân kiềng: TƯ – suy nghĩ, NGÔN – lời nói và HÀNH – việc làm.

Continue reading

Câu chuyện Cham-80. TẠI SAO CHAM CHƯA CÓ NHÀ LÀM PHIM?

Tôi mê và ý đồ làm nhiều thứ, có cả họa và nhạc. Khi vào Đại học soạn Từ điển ở tuổi 35, tôi tính làm điện ảnh chứ không phải văn học. Văn học, dù có trong tay mớ bản thảo, tôi dự định chỉ trình làng sau tuổi 50. Với một thi phẩm dày dặn, tiểu thuyết sử thi Con đường Vô tận 9 tập và bộ Văn học Cham 3 tập. Ba đồ sộ này cũng đủ giật… Nobel về cho Việt Nam.

Người tính Trời định. Bỏ qua vài kịch bản ngắn, đây là 3 phim thiệt, rồi cả ba đều dang dở.

Continue reading

Câu chuyện Cham-71. TỪ PHÊ BÌNH ĐẾN CÂU CHUYỆN CHAM

[cách nhìn vấn đề từ nền tảng và toàn cảnh]

Biết một là biết tất cả, ai nói thế? Trước một, bằng tư duy phản biện, triết học phân tích, và… ta đẩy “một” ấy tới cùng, nó sẽ tự lộ nguyên hình. “Tất cả” cũng theo nguyên lí ấy.

Diễn, khi nhắc đến trường phái hay chủ nghĩa này nọ, tôi luôn bị dội lại: Cứ ngỡ mấy thứ siêu thực, tượng trưng ấy mới mẻ lắm, ở Truyện Kiều đầy ra…

Phát ngôn kia tưởng chân chân lí, té ra trật lất. Tôi nói:

– Nguyễn Du lớn, Truyện Kiều vĩ đại thì hẳn rồi. Bằng cảm quan thiên tài của mình, những món hiện thực, lãng mạn, tượng trưng không thể không có phần trong Truyện Kiều.

Continue reading

Câu chuyện Cham-70. ABDUL: NHÂN HIỆN TƯỢNG ƯA NÓI CHỮ

[bàn về hai phần việc: ‘Halau janưng’ và tín đồ ‘Ahiêr Awal’]

Việc chữ nghĩa, biết 10 nói 1 là bậc đạt nhân. Biết 1 nói 1 đã kẹt, chớ biết 1 nói 2-3 là gì không biết nữa. Nhìn TOÀN CẢNH con voi mới có cơ may tả được voi tạm nghe được, chớ kẻ mù đi sờ thấy mỗi chỗ một chút rồi đi kể lại, thì chết đám trẻ.

Continue reading

Câu chuyện Cham-65. CÁC THẾ HỆ GIA ĐÌNH VIỆT Ở CHAKLENG

[hay: Chakleng đã hóa giải và hòa giải Việt Cham như thế nào?]

Đọc bản thảo viết từ 2011: CHAKLENG TỪ MẢNH GHÉP KÍ ỨC chuẩn bị in, tôi cùng anh Quảng Đại Thính phát hiện một điểm rất lạ của Chakleng palei tôi: Khả năng hóa giải và hòa giải độc nhất vô nhị.

So với các palei Cham khác, Chakleng có nhiều cái “nhất”, “đầu tiên” và “kỉ lục”, là chuyện đã kể, xin miễn nhắc. Chính những “nhất”, “đầu tiên” và “kỉ lục” ấy tạo nên đặc tính khác độc đáo hơn: Tinh thần hóa giải và hòa giải ở Chakleng, không nơi nào có. Trong đó dân Chakleng ứng xử với các thế hệ gia đình Việt “nhập cư” là một.

Continue reading