Bắc tiến-9. Giải trí mình: HAY LÀ TÔI ĐIÊN?

[chuyện giờ dây thun của Việt Nam, và còn hơn thế…]

Nhân…

Wa Praong Sohaniim hẹn đến nhà bạn thơ đón tôi đi cơm trưa. 10g. Nửa tiếng đồng hồ đi qua, chả thấy bóng em đâu. Điện thoại, không; tôi gọi đi, bận. Tệ thế! Đồ đạc đã đâu vào đấy.

Tôi mới mở lại laptop, úi zdào: 7 cuộc nhỡ. Tôi vội vã chạy xuống, so đọ smartphone cháu với cù bắp tôi, mới hay có trục trặc lớn. Sohaniim phon đi các nơi, được; tôi làm thế cũng được luôn. Giữa chúng tôi thì không. Hai Chàm xa xứ được một phen cười lớn, nên mới có chuyện này…

Continue reading

Bắc tiến-7. KẺ ÁM SÁT QUÊ HƯƠNG

Chiều hôm qua, gia đình [chị-] anh bạn thơ rủ tôi qua làng Lụa Hà Đông.

Hay quá! 24 năm trườn qua đời người, nay trở lại. Cảnh cũ không còn, hỏi thăm người xưa – chủ nhiệm HTX, người đã đi theo ông bà từ lâu lắm.

Chuyện đã kể, đã thành cổ tích…

Đó là mùa xuân năm 1998, ra thủ đô nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho thi phẩm đầu tay: Tháp nắng, tôi rủ bà xã qua Viện Đông Nam Á, hỏi thăm về làng lụa. Khi ấy, thổ cẩm Inrahani của Cham chiếm lĩnh thị trường, rền vang khắp nước, tiếng nổi cuồn cuộn.

Hai năm trước, sau thành công “cách mạng” hàng hóa Thái – Mai Châu, bà xã muốn làm cuộc cách mạng “kĩ thuật”, bán công nghiệp hóa khung dệt Cham. Bằng lai tạo khung Cham Chakleng với khung Việt nơi đất lụa nổi tiếng này.

Continue reading

Bắc tiến-1. NGÀY 1-2-3

Suối Hai, Chiều 6-8-2022

Chiều 4-8-2022, sân bay Cam Ranh.

Tại phòng thủ tục, đứng trước tôi là một chị trung niên, phía sau là hai vợ chồng người Nhật với em bé. Chị vừa xong, thì cánh bên kia tạt ngang qua. Một, hai người, tưởng thôi ai dè thêm 5 mạng nữa xen vào trước.

Anh người Nhật đứng sau tôi chỉ chỏ bằng tiếng Anh, cô gái mặc áo nhân viên ngơ ngác, tôi nói: Cháu trách nhiệm làm trật tự chớ. Cô kêu, cháu tập sự chú à. Tôi nói với anh thanh niên là kẻ chủ trò kéo mọi người xen ngang:

Continue reading

Giải trí trên đường. NHÀ VƯỜN HÒA ANH

Từ nhà bạn Trần Can qua khách sạn, đúng một phút cuốc bộ. Lại khách sạn của 6 năm trước. Gặp Pham Hoa Anh ở đó. Hai buổi cà-phê ngắn mà vui đáo để, bởi tôi gặp được kẻ đồng điệu.

Không đảng viên, bác sĩ 30 năm, Hòa Anh không bằng khen, tôi cũng hệt. 4 năm ở Tỉnh thêm 6 năm Đại học, tôi tuyệt không nhận nó về mình, mà dành cho đồng nghiệp.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp chàm-02. NAO YANG

Lối năm tuổi gì đó, nhớ thời còn chưa vào lớp Năm, tôi theo anh Đạm ‘nao Yang’ tháp Pô Rômê. Mẹ cho phép hai anh em đi.

Nao Yang’ nghĩa đen là “đi Thần”, tức đi “lễ Thần”. Cham ưa xài lối nói tắt thế. ‘Ngak Yang‘: “làm Thần”, ai lại chơi kiểu đó cơ chứ! Nhưng mọi mọi Cham đều hiểu, đó là “cúng tế Thần Linh”.

Mặt trời chưa ló dạng, hai đứa đã hòa theo dòng người, đi. Non tám cây số  cuốc bộ. Đường đất lồi lõm đầy vũng nước đọng. Quá làng Hậu Sanh palei Thôn lối một điếu thuốc, anh Đạm kêu tôi “cắn ngón tay”: Từ đây đến tháp mầy nhớ không nói ‘klai klu’.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp chàm-01. TỪ VĂN HÓA DU LỊCH MÀ ĐI…

“Lãng du thế giới tháp Chàm” sẽ là loạt tút dài ngày về Tôi & tháp Chàm, ở đó “Người Việt Nam lên tháp để làm gì?” là một khởi động. Kì vọng nó sẽ rất hấp dẫn. Tiếc, vừa nổ máy đã có vài trục trặc nhỏ…

Câu chuyện.

[1] Katê 2008, bạn văn từ các nơi về Phan Rang chơi Katê. Chuyện rôm rả, từ Hà Nội đến Sài Gòn, văn chương lẫn chính trị cũng không chừa. Tôi nói:

– Lần đầu về đất Cham, bao nhiêu điều cần khám phá. Thổ nhưỡng lạ, không gian văn hóa mới, câu chuyện mới lạ… vậy mà các bạn cõng cô gái đẩu đầu từ con sông xưa về…

Continue reading

LÃNG DU THẾ GIỚI THÁP CHÀM

[Người Việt Nam lên tháp để làm gì?]

Người Hàn đi chùa để thiền; thiền cho tâm tịnh, lòng an, tinh thần sáng trong. Người Việt đi chùa để cầu; cầu lộc với lợi, cầu chức hay danh. Hối lộ thánh thần để cầu. Cỗ càng to thì cầu càng dữ.

Cham lên tháp để làm gì? – Để trả nợ. Nợ thần. Có chuyện, ta hứa với thần bbôn yang, và ta lên tháp trả nợ thần bi-yaar thre Yang.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. HOA HẬU, RỒI GÌ NỮA?

[hay. Đâu là lí tưởng của cô gái trẻ, đẹp Cham hôm nay?]

Sinh linh Cham nào đó làm được việc gì đó cho cộng đồng, cộng đồng có thể quên, chớ nhà văn, bạn không được quyền. Bởi nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc.

Viết URANG CHAM [về 40 nhân vật Cham], tôi không nhằm thêm đầu sách vào “sự nghiệp” của mình, mà là một ghi nhận, một tạ ơn, và một gợi hứng.

Về “nhân vật” trẻ nhất: QUA THỊ HỒNG LOAN, ở tiểu thuyết Hàng mã kí ức-2011, tôi viết:

Continue reading

Chuyện đời thường. INRASARA KHÔNG LÀM CHỈ LO NÓI

Thư cho bạn trẻ Đàng Châu Thiên Thương!

Chakleng, 1-5-2022. Bạn ranam!

Bạn quan tâm đến cộng đồng, xã hội – hay lắm. Chú rất khoái Cham trẻ như thế. Tiếc là bạn quan tâm chưa sâu, sát, chưa đúng, đủ. Thế này nhé!

1.

“Inrasara không làm chỉ lo nói” là điều tôi đã nghe, đọc từ mươi năm trước. Tôi không ngạc nhiên lắm, và đã trả lời đây đó, qua mạng xã hội và cả thư riêng. Nay bạn trẻ [xưng cháu] lặp lại: “cứ ngồi viết thì hay lắm, còn hành động thì mờ nhạt”

Tôi có phản hồi, đại ý rằng:

[1] Nhiệm vụ nhà văn là gì, nếu ko phải là viết hay!?

Continue reading

Trường ca Covid-19.2. NHỮNG MẢNH GHÉP SIÊU THỰC

[Cảm ơn, Tạ lỗi, Mạnh thường quân cuối cùng & Chú ơi, sao thiếu cháu?]

Ở đỉnh điểm Covid-19 Việt Nam, tôi viết Trường ca Covid-19: Đánh Thức Lãng Quên ở đó có điểm qua mảnh đời và sinh phận Cham. Rồi khi cộng đồng Cham rơi vào khủng hoảng chung bởi đại dịch, lẽ ra cần có thêm trường ca mới. Tôi đã nghĩ vậy, nhưng không.

CÁC PHÂN MẢNH mà mươi ngày qua tôi, bà con, anh chị em và các bạn cùng nỗ lực LẮP GHÉP chính là thứ trường ca thực mà SIÊU THỰC vô ngần.

Hôm nay những mảnh ghép ấy tạm xong. Thử nhìn lại…

Continue reading