Câu chuyện Tagalau 3. Chủ biên & Cộng tác viên

DT-Miennui-1996

TiaSang-2006

* Hai trong số những tạp chí về Cham/ do các tác giả Cham cộng tác do Inrasara tổ chức bài vở.

Từ thuở lỡ bước bước vào thế giới chữ nghĩa, không ít lần tôi bị gán “số 1 Cham”, nói bô bô ngoài cõi người cả chữ in giấy trắng mực đen. Dù tôi mấy bận cất công đính chính, thế mà mới đây vẫn có bạn “tái phạm”. Có Number One gì đâu mô! Ngay chủ xị Tagalau tôi còn né tránh nỗi “chủ biên” mà. Các bạn và các bác thấy đó, nhận, là do thế buộc. Rồi sau 6 kì, tôi đã đánh tiếng ới hỡi để làm cuộc chia li màu xám. Ở bài trả lời phỏng vấn: “Tagalau, 7 năm nhọc nhằn và kiêu hãnh”, tôi nói rõ ý đó: Continue reading

Câu chuyện Tagalau 2. Chuyện tên, chủ biên & Akhar thrah

Tagalau01

Xin nói ngay là, toàn bộ bài vở từ Tagalau 1 cho đến Tagalau 14 đều do tôi tổ chức, chọn, biên tập, sắp xếp; sau đó – lắng nghe dư luận bà con, anh chị em mà điều tiết, chớ hoàn toàn không ai can thiệp. Cũng có vài bài của tác giả lạ do Trà Vigia, Nguyễn Văn Tỷ biên tập và gửi đến tôi, nhưng tôi là người quyết tất cả. Do đó, nếu có trắc trở gì, tôi là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Chỉ thời gian gần đây, nhà xuất bản có vài ý kiến, hay cắt bài này bài nọ, rất ít; còn lại 99% bài vở đều OK. Continue reading

Tôi phê bình. Phê bình Lập biên bản 07. Tôi đã lập biên bản những gì?

Riêng về thơ, cả “3 loài” đều được tôi lập trình để “lập biên bản”, từ loài thơ câu lạc bộ, loài thơ tiếp hiện, cho đến loài thơ khai phá. Hơn trăm tác giả được ghi nhận. Tạm sơ kết: 34 nhà thơ khuynh hướng mới trong đó có 11 nhà thơ hải ngoại, 31 nhà thơ tiếp nối hơi thở truyền thống, 25 nhà thơ nữ, 20 nhà thơ dân tộc thiểu số.

Về tác giả hay tác phẩm, tôi bám sát nguyên tắc: “Diễn đạt bằng ngôn từ giản đơn nhất có thể các quan điểm sáng tác, qua đối chứng với chính sáng tác phẩm của họ đặt trong tiến trình phát triển thơ Việt”. Continue reading

Câu chuyện Tagalau. Trước & quanh Tagalau

01.

[Lão Tử: Vì ta không tranh với thế gian, nên thế gian không ai tranh nổi với ta.]

1977-SinhvienCham02[Thời sinh viên Vijaya – 1977]

Chắc chắn người có công dắt tay tôi vào hội hè chánh thống chính là Phú Văn Hẳn. Đó là năm 1993, tôi vừa làm dân thành phố đúng một năm. Hẳn mời một lô anh chị em Cham quen biết đang ở Sài Gòn tụ hội trong hội trường Viện Khoa học Xã hội TPHCM, nơi Hẳn làm việc. Đủ thành phần. Có cả cháu gái vào ôn thi, cả ông anh đang làm việc tại công ty kinh doanh. Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số TPHCM, tôi mù tịt về Hội này. Thấy mọi người vào thì vào. Continue reading

Đồng Chuông Tử là con bài của an ninh VN?

[Muốn đánh chết một con chó, cứ bảo nó là chó dại]

2013-8-Pajai.05[ở nhà thi sĩ Diễm Sơn, Pajai 8-2013]

Sáng nay, 11-10-2014, một bạn trẻ Cham cho tôi đường link một website, yêu cầu [thế buộc] “Cei Sara đọc và phải trả lời”, bởi bài này có liên quan đến một bài viết của ĐCT đăng trên web cei. Tôi đọc:

“Đồng Chuông Tử “tuyên truyền thuê cho CS VN”… là người hai mặt, vừa ủng hộ cho lối tuyên truyền của CSVN vừa kích động người Chăm để gây rối cộng đồng… là con bài của an ninh Việt Nam tung ra để nã pháo vào cộng đồng Chăm hải ngoại”.

Tôi trả lời bạn trẻ: Sara không “trả lời” đâu, mà viết theo cách thế khác: tâm sự.

TẠI SAO KHÔNG TRẢ LỜI? Continue reading

Tôi viết tiểu thuyết

1. Từ Con Đường Vô Tận đến Chân Dung Cát

7-Chandung Cat

Từ miền Tây trở về, sạch vốn liếng, ngôi nhà thì đã bán, tôi thành kẻ vô gia cư toàn phần. May, dì Lượng cho gia đình tôi tạm trú ngôi nhà cũ. Tôi lại bắt đầu, với chích heo, bò, và làm hàng sáu (hay hàng xáo). Bà xã mua lúa về, xay – giã thủ công ra gạo, tôi đóng bao thồ xuống Phan Rang bán. Mười cây số không là gì cả, đạp xe ngược nắng với gió [gió như Phan[g] và nắng như Rang] mùa cận Tết mới kinh. Tôi đã phải chiến ba tháng liên tục.

Tối, tôi viết trường thiên tiểu thuyết trên giấy kẻ ngang! 9 tập, dự tính khoảng hai ngàn trang. Tôi đặt tên: Con Đường Vô Tận. Được hai tập, bà xã thuê cửa hàng HTX mở quán. Dù không ưng nhưng ở thế buộc, tôi sang phụ rồi trở thành vai chính lúc nào không hay. Giấc mộng trường thiên tiểu thuyết dang dở theo cách nhảm như thế. Continue reading

Cái TÔI đáng ghét? 36. PHÁN XÉT & BỊ PHÁN XÉT

[Chúa dạy, anh em chớ phán xét, để tránh bị Chúa phán xét. Lời Chúa không sai: Chúa muốn con người hạnh phúc. Tôi thì khác: tôi muốn hiểu. Qua “bị phán xét”, tôi hiểu. Hiểu mang tính tri thức thì ít, mà hiểu nỗi người nhiều hơn, chắc chắn thế].

Cho nên tôi cứ phán xét, để được phán xét…

 

I. PHÁN XÉT

1. Nhà thơ học biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ (tạp chí Tia Sáng, 20-5-2006). Continue reading

Cái TÔI đáng ghét? 38. Những người thầy của tôi

Cái TÔI đáng ghét? 38. Những người thầy của tôi 1

2008-TruongTieuhoc* Trường Tiểu học Mỹ Nghiệp ngày nay – 2008.

Con số người thầy Cham và Việt dạy tôi ngang nhau, nhưng chính người thầy Cham mới tạo ấn tượng mạnh lên tôi.

Thầy Quảng Đại Hồng hiệu trưởng tôi thuở Tiểu học. Thầy thấp người, da ngâm đen. “Đen đen nhưng mà có duyên”, thầy hay khoe trước chúng tôi thế, có khi khoe ngay ở buổi chào cờ đầu tuần nữa, mới lạ. Thầy Hồng là dân thập cẩm đúng nghĩa: dạy học, dạy hát múa, tự sáng tác ca khúc, làm thơ Cham lẫn Việt, làm phong trào làng xóm tất tần tật. Continue reading

Cái TÔI đáng ghét? II. Tôi học tiếng Việt 04. Làm thơ

1. Cái TÔI đáng ghét? II. Tôi học tiếng Việt 04. Làm thơ1

Làm thơ Việt, tôi học nhiều từ  Ca dao, Thơ Mới, Bùi Giáng, Chế Lan Viên, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Hưng, Bùi Chát-Lý Đợi, và… Lê Vĩnh Tài. Đó là những người tôi học được bộn cái hay-mới từ họ, tôi còn học từ vài nhà khác nữa, nhưng ít hơn.

Yêu thơ Việt qua ca dao, thuộc thơ Cham qua những lần nghe ông ngoại đọc-ngâm, nhưng chính thầy Quảng Đại Hồng hiệu trưởng tôi và thầy Huỳnh Ngọc Sắng dạy tôi ở Tiểu học mới là người đưa tôi vào cõi thơ. Biệt danh của thầy là: Hồng thơ. Continue reading