Ghi chép 29-1-2015: Giải thưởng, thơ Việt & anh Đạm

Nhapcuoc vehuong Mo
+ Tác phẩm nhận thưởng Hội đồng Lí luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương năm 2013-2014.
Lẽ ra chiều nay đang Hà Nội để rinh tặng thưởng của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương rồi, thế mà sáng sớm phải chạy xe qua ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn dự Tọa đàm “Sự du nhập các lí thuyết văn học phương Tây vào miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975”.
Hôm trước anh bạn cho cái hẹn. Chiều qua anh ghé nhà đưa và hướng dẫn dùng loại thuốc ngậm tạm giải quyết vụ anh Đạm. Tối mai lại phải nhảy xe đò về quê, với anh.

1. Tôi từng ôm hơn 20 giải thưởng cả thảy. Continue reading

Inrasara trả lời chung về Akhar thrah

scan0001
+ Trang đầu Ariya Xah Pakei của Cham – Campuchia.
Về “Inrasara và Akhar thrah”, tôi đã nhiều lần giải thích, và giải thích từ nhiều năm trước – 7-8 năm trước trên website Inrasara.com rồi. Có lẽ các bạn trẻ chưa đọc nên còn có thắc mắc. Nay xin nói lại lời cuối cho em.

1. Tạm chia cách viết Akhar thrah làm 3 giai đoạn:
– Năm 1906: cách viết của tu sĩ, nhà văn, người chép sách… từ năm 1971 trở về trước được E. Aymonier hệ thống lại và dùng trong Từ điển của mình. Ở đây có nhiều khác biệt, 1 chữ lắm lúc có đến 2-9 kiểu viết khác nhau. Từ điển này dùng tham khảo thì cực tốt, nhưng rất khó SỬ DỤNG. Đây là thực tế.
– Năm 1971: là năm Từ điển Moussay ra đời. Sau nhiều lần bàn bạc, trí thức Cham đi đến thống nhất CHUẨN lần1 lối viết Akhar thrah. Cách viết KHÁ nhất quán, được nhiều người Cham sử dụng.
– Năm 1985: (BBS thành lập 1978) sau nhiều lần hội thảo hẹp và rộng, BBS gồm hơn 40 lượt thành viên trí thức Cham đi đến nhất trí CHUẨN lần2. Hiện nay đại đa số học sinh được đào tạo qua trường lớp BBS dùng lối viết này.
[Lưu ý: ông Lâm Gia Tịnh là thành viên Ban biên tập Từ điển Moussay, sau này phụ trách Trưởng chuyên môn BBS, ông viết theo lối BBS. Ông là chủ biên sách Ngữ văn Chăm lớp 2] Continue reading

Ghi chép 24-1-2015: BUỒN

2015-1-Sara04
Gặp gỡ & Trao đổi ở Cà phê thứ 7 hôm nay, mình mất đi một nửa hứng thú. Mất, không phải do khách thính tham dự ít, mà bởi con tim riêng chi phối. Chi phối nặng.
Tối qua, linh tính thế nào đó, sực thức từ 23g24, rồi không thể chợp mắt được nữa. Là chuyện hiếm khi xảy ra với mình. Sáng sớm, tin nhà cho biết, bác Đạm sắp chuyển về quê nhà.
Mình lặng đi. Continue reading

Câu chuyện Tagalau 8. Đối thoại ngắn: Tagalau có ngon không?

Cận Tết 2005, với bạn thân lâu ngày gặp lại trong một quán bia hơi, tôi thao thao về Tagalau. Về những cây bút đầy triển vọng của Tagalau và về tôi. Hi vọng Cham và kì vọng tôi. Chìm dưới tuyệt vọng đen rồi trồi lên đầy dũng mãnh của tôi, tiếng xấu về tôi và lời khen tặng tôi, văn chương và văn hóa, hiện tại với tương lại… Đột ngột, anh bạn ngắt lời tôi:

– Mầy chớ tưởng mình ngon, Tagalau không có gì ghê gớm lắm đâu! Continue reading

Thư gửi anh Ysa Cosiem & các bạn

Sang Tong Jaka – Chakleng, 22-11-2014

Anh chị em thân mến!

Tôi với anh Ysa là thân thiết, dù thân thiết nhưng bởi khoảng cách không gian, có hiểu lầm chút đỉnh là bình thường. Thư trước là thư riêng cho anh Ysa, khi biết anh có tâm sự buồn. Viết để tâm sự, và giúp nhau giải tỏa nỗi niềm. Thư riêng, lẽ ra chỉ gửi riêng, nhưng tôi nghĩ biết đâu qua kinh nghiệm riêng tư đó, nó có lợi cho cộng đồng. Thư riêng, khi đăng lên web thì đã thành chung, và mọi người đều có quyền bàn luận. Continue reading

Inrasara: Harak ka xa-ai Ysa Cosiem – Thư gửi anh Ysa Cosiem

Sang Tong Jaka – Chakleng, 20-11-2014

Xa-ai Ysa Cosiem ranam!

Tôi nghe tin anh chán xã hội Cham, khi đang trên đất chòi Jaka. Gió bấc mạnh thổi bạt những hạt mưa đầu đông, mạnh như muốn làm tốc mái tranh mới lợp. Chiều trời bên ngoài se lanh, nghe tin rầu từ anh, lòng càng lạnh hơn.

Tôi mới nghe bạn kể anh viết trên FB, chứ chưa đọc, bởi ở đây không có mạng. Nghe thôi, nhưng tôi đã viết vội, bởi có thể nói, tôi hiểu anh, rất hiểu nỗi niềm anh. Tôi nhiều lần trải nghiệm nó, đã suy nghiệm nhiều về ý hướng và thái độ bỏ cuộc, rút êm này.

1984-BanBiensoan* Một buổi họp đầu tuần tại Ban Biên soạn sách chữ Chăm, tại Phan Rang –  Thuận Hải, 1984.

1. Ba câu chuyện. Continue reading

Câu chuyện Tagalau 7 & 8. Sự cố

Tagalau07

Nếu “Mĩ Sơn đường về” của Trà Vigia ở Tagalau 2 làm cho Tagalau điêu đứng, thì “Thực trạng xã hội Chăm, một số giải pháp chính” của Nguyễn Văn Tỷ đăng trên Tagalau 4 làm cho chính bản thân chủ biên khốn đốn.

Đây là hai cây bút hỗ trợ tôi nhiều nhất. Thầy Tỷ: về kinh nghiệm xã hội, Trà về thông tin ngoài lề. Nhưng chính họ lại là người khiến tôi gồng mình tháo gỡ rắc rối để cứu Tagalau. Website Chamyouth – trang mạng tôi góp bài nhiều nhất và là nơi tôi trách nhiệm điều tiết bài vở trong một thời gian – liên tục nhận phản hồi gay gắt với tác giả. Có bạn còn kêu chủ biên phải chịu trách nhiệm về vụ ông Tỷ đăt điều “nói xấu” Cham.  Continue reading

Câu chuyện Tagalau 5. Buồn vui chuyện tiền nong Tagalau

Dù tôi coi đây chỉ là “tuyển tập”, và không muốn Tagalau thành một tổ chức (sống trong chế độ này, tôi quá hiểu điều đó), dù gì thì gì, Tagalau vẫn mặc nhiên được/ bị xem là đặc san chung của Cham. Nó tồn tại được đến hôm nay là một… phép lạ, bà con kêu thế. Không cơ quan Nhà nước tài trợ, Mạnh Thường Quân đỡ đầu toàn phần: không, quảng cáo: không, bán: èo uột, vậy mà nó sống nhăn!

Qua 15 kì, FAN Tagalau dù có trồi sụt, nhưng hôm nay hầu hết bà con Cham chấp nhận nó, lại là phép lạ khác nữa. Riêng tôi, tôi nghĩ đơn giản: nhờ ơn trời. Hơn nữa, tôi với tư cách kẻ đầu têu luôn là người may mắn! Giờ chót là… may mắn. Continue reading

Câu chuyện Cham – Đời là nhẹ 04. Giải cứu Tagalau 3

Sau sự cố “Mĩ Sơn đường về” ở Tagalau 2, khi biết nhà thơ Nông Quốc Chấn và Hội VHNT các Dân tộc Thiểu số VN không đứng bảo lãnh theo diện “châm chế sắc tộc” nữa, cánh cửa nhiều nhà xuất bản đồng loạt ngán cái bản mặt khách không mời mà đến có tên Tagalau. He hé mở để rồi…:

– Ôi anh Sara, rồng đến nhà tôm, bác làm được như vậy là quý lắm, nhưng… Continue reading