Tuyên ngôn muộn có muộn không? 14: Bao giờ Cham viết văn, làm thơ bằng tiếng Anh?

“Hiện nay Cham đang dùng tiếng Việt để sáng tác. Một tương lai không xa, Cham nói và viết bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay ngôn ngữ nào đó trên thế giới – không vấn đề gì cả.
Pauh Catwai, Glơng Anak còn thì nguyên khí Cham còn. Damnưy còn là tinh thần huyền sử Cham còn. Là dân tộc Cham còn.”

Suốt dòng lịch sử non hai ngàn năm lưu lạc, dân Do Thái đã làm nên bao nhiêu chuyện. Dù họ đã chịu mênh mông bất công: xua đuổi, kì thị, áp bức và cả tàn sát. Không thế kỉ nào không xuất hiện người Do Thái xuất chúng, càng về sau càng dồn dập. Họ làm được cho loài người, và cho chính HỌ. Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 13: Liên hệ với Do Thái, tại sao?

“Cham không cần đẻ cho thật nhiều, mà cần sản sinh con người như là con người
Con người Cham với: Thân thể khang kiện – Trí tuệ minh mẫn – Tinh thần mạnh mẽ – Tâm hồn hòa ái
Ta là Cham, đồng thời là công dân thế giới. Ta là sinh thể mang tên Con Người – ở đây trên mảnh đất này giữa vũ trụ.”

Ở phạm vi Đông Nam Á, định mệnh Cham không khác gì Do Thái. Có điểm chung giống nhau, đặt cạnh nhau để đối sánh, là cần thiết. Vả lại Cham cũng hơi… thông minh, chỉ thua kém Do Thái chút chút. Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 12: Trường hợp Amư Nhân

2006-VanhoaDT
“Đừng phán xét, nếu ta không muốn bị phán xét
Nhận định, mà không phải phán xét; nhận định thì có phân tích, có giải minh, gợi mở.”

Câu chuyện.
Vừa rồi, tôi hỏi một bạn trẻ thuộc dạng xuất sắc của Cham, bạn nghĩ thế nào về Amư Nhân? Bạn trả lời, không biết nhiều về bác ấy nên không có ý kiến. Tôi nói, không. Amư Nhân là một nhân vật đương thời, có thể nói nổi tiếng nhất [trong cộng đồng] Cham và là một nhân vật có vài lối nhìn đối nghịch từ cộng đồng.
Ở đây là nhận định, chứ không phán xét. Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 3.2. Bạn hành xử thế nào khi bị phân biệt đối xử?

2012-T&Th-SG.9
Đây là câu hỏi thường xuyên gặp phải trong suốt cuộc đời của một sinh linh ngoại vi?
Là Cham, bạn hành xử thế nào khi bị phân biệt đối xử?
– “… ta dũng cảm phản kháng, nhưng phải thật thông minh và trí tuệ. Chớ tin vào bạo lực dưới bất kì hình thức nào”.
Mục này, tôi xin kể kinh nghiệm của chính tôi, biết đâu các bạn có thể rút ra được điều gì gì đó cho mình.

Đánh nhau luôn là giải pháp cho mọi xung đột, nhất là khi bị giễu “Hời Nhome”. Đó là nói thời thằng Klu trước 13 tuổi. Sau đó tôi nghĩ nhiều, nhưng vẫn cứ muốn động tay chân. Mãi năm 30 tuổi, lần cuối cùng đánh người, để chừa tật bạo động, tôi toan đưa ngón út ra chặt. Nhưng khi ngó ngón út quá xinh và quá tội nghiệp, tôi kịp nghĩ lại. Rồi chừa luôn. Cũng bỏ luôn khóa dạy võ từ ấy. Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 9

2010-Khonggian VHCham.8
* Một góc Không gian Văn hóa Cham tại Hà Nội, 2010.
“Hãy PR Cham, hãy làm cho thế giới ngoảnh về Cham, hãy biết làm cho từ “CHAM” vang lên rộng và xa hơn – một Cham đau khổ, tài năng và nhân bản.”

Đây là vấn đề nhạy cảm. Nhạy cảm, bởi không ai ưa gì kẻ khoe khoang… Bởi nhạy cảm nên cần đến mào đầu dài dòng.
“Khoe ra” tiếng Cham là PAHƠH; nghĩa là bày ra, nói ra những gì mình có. Còn “khoe khoang, nổ” là MƯYAIH, PAMƯYAIH DREI, nghĩa là nói cái mình không có, hay nói quá đi thành tích của mình. Tạm hiểu vậy.
Mục này có đề cập vài kinh nghiệm liên quan đến cá nhân tôi. Xin giải đáp 3 câu hỏi: 1. Inrasara có khoe khoang không? 2. Khoe PAHƠH cho ai? 3. Và khoe Cham thế nào? Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 8

2002-Fim Suthi
“Chớ lo lắng về vài khác biệt của Akhar thrah. Ông bà ta từng khác biệt, Akhar thrah vẫn tồn tại. Dạy con cái trong nhà nói tiếng Cham, cố gắng nói harat tiếng Cham, thì tiếng Cham không thể mất.”

Từ thời Po Rome, lối viết Akhar thrah chữ Cham truyền thống qua các thế hệ có những sai biệt nhất định. Đó là quy luật chung của mọi ngôn ngữ. Chữ Cham chưa qua kĩ thuật in ấn, mà phải chép tay, thì sai biệt càng lắm. Đó là chưa nói đến nguyên do các bộ phận Cham luân lạc qua nhiều vùng đất khác nhau. Mà thực tế, chữ Cham cũng chịu bị sai biệt như từng xảy ra.
Dù thế nào đi nữa: ba thế kỉ qua AKHAR THRAH VẪN TỒN TẠI. Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 6&7

LophocCham-02
“Cham không cần đoàn kết, nếu đoàn kết chỉ mang tính thỏa hiệp hình thức, thậm chí là thứ chiêu bài. Ta chỉ cần thức nhận ta là Cham, dù đang cư trú bất kì đâu – là đủ.”

Trước và sau 1832, Cham luân lạc khắp nơi: Thái Lan, Malaysia, Campuchia… Đại bộ phận họ vẫn nhận mình là Cham, nhưng hiếm khi bà con trở về thăm cố quận. Cả trước và sau 1975. Tại sao? Đây là câu hỏi lớn không ai có thể trả lời được, lúc này. Dù sao, biết và nhận mình là Cham, cũng đủ rồi. Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 5

“Cham cần hiểu biết, để sống sót: làm việc – yêu thương – sáng tạo.”
Hãy tưởng tượng, một dân tộc của một vương quốc dọc ngang một thời, nay dân số chưa tới 20 vạn người tại Việt Nam. Hãy tượng tượng thêm, sau trận càn cuối cùng của lịch sử, khi vua Thiệu Trị bạn chiếu gọi Cham từ vùng miền núi trở về, Cham Ninh Thuận chỉ còn vỏn vẹn 5.000 người.
[Xin bạn đọc hãy dừng lại vài phút để suy nghĩ sâu thẳm về con số này]. Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 3 & 4

2013-.2-SvNhat.NTB.3
(sinh viên Nhật thăm Nhà Trưng bày VH Cham Inrahani – Chakleng, 2013)
[Thà đốt lên một ngọn nến nhỏ hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng đêm – Better to light one small candle than to curse the darkness]
“Bị đè nén, bị đối xử bất công – ta dũng cảm phản kháng, nhưng phải thật thông minh và trí tuệ
Chớ tin vào bạo lực dưới bất kì hình thức nào
Ta quyết liệt, nhưng ta không cực đoan
Ta sử dụng bản thân, chứ không hi sinh tánh mạng người khác để chứng thực chân lí
Căm thù chỉ vẫy gọi căm thù.”

Tuyên ngôn muộn có muộn không? – KHÔNG. Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 1 & 2

OnggiaCham.4-Jaka
“Hãy ngưng mọi than thở, trách móc
Vứt bỏ mấy đố kị nhỏ nhoi, ném hết mấy tranh giành hèn mọn
Nhìn lại mình, dõi theo từng động tĩnh tế vi nhất diễn ra nơi tâm thức mình.”

Tuyên ngôn muộn có muộn không?
– KHÔNG! Với Cham thì không bao giờ muộn cả. Mươi năm qua:
1. Chúng ta từng than thở: khổ lắm, mình bị hiểu lầm, bị đối xử bất công ghê lắm; từ đó mình mang mặc cảm yếu kém và bất lực…
2. Chúng ta từng trách móc và tố cáo: người nọ phá hoại truyền thống văn hóa dân tộc, kẻ này hèn nhát và nịnh bợ, anh kia là chó săn…
3. Chúng ta từng có tâm lí đố kị, ta nói xấu kẻ có vẻ giỏi hơn ta, ta tranh giành ngôi vị số 1, ta chê bai và ta xuyên tạc ai đó… Continue reading