Ta chưa học nghe, chưa biết nghe, ta càng không ngạc nhiên gì về không biết nghe của mình nữa.
Bạn thơ TCL: “Đề tài Sara đề cập ở phần 1 là nhạy cảm và chưa phải lúc”. – Tôi chỉ nói lên sự thật và đòi hỏi tôn trọng sự thật lịch sử; còn chưa phải lúc – thì cho đến bao giờ mới là phải lúc?
Một thính giả: “Sara có vẻ chê văn hóa Việt”. – Tôi nói lên cái thiếu của văn hóa Việt, ở đó văn hóa Cham bổ khuyết vào, chứ chưa thấy chê bai đâu cả.
Bạn thơ Bùi Tuyết Mai: “nói lục bát Cham có trước lục bát Việt là chủ quan”. – Tôi càng chưa hề quyết ai có trước ai có sau, mà là đưa ra đối sánh để nhận ra sự tương đồng giữa lục bát Việt và ariya Cham. Lại BTM: “bảo thơ các DTTS ở phía Bắc so sánh đơn, chỉ có Cham mới biết so sánh kép, đa tầng, em không đồng ý”. – Tôi chưa bao giờ phát biểu câu đó.
Bạn thơ Nông Thị Ngọc Hòa: “Đừng bắt chúng tôi theo khuôn mẫu thơ nào đó, dù là mới tới đâu”. – Giới thiệu sự khác biệt là mở rộng phạm vi chọn lựa, chứ không bắt ép ai ở đây cả.
Cuối cùng: “Ở Chakleng quê Sara có cả khối đàn ông Cham mù chữ mẹ đẻ”. – Không phân biệt được cá biệt với phổ quát, là trục trặc lớn ở tư duy. Phân tích đưa ra nhiều minh dẫn thú vị… Continue reading
Category Archives: Ghi chép
INRASARA: ĐỖ HOÀNG MẶC CẢM “DÂN TỘC MIỀN NÚI” THẾ NÀO?
[Chuyện xảy ra hơn năm trước, tôi đã lờ đi. Vừa qua về quê Ramưwan, hai bạn trẻ nhắc, và rất mong cei Sara cải chính cho rõ; chiều lòng bạn trẻ nên có bài ngắn này].
Tối 22-12, từ Hội thảo tại Bangkok bay ra Hà Nội, vừa đặt chân vào khách sạn, tôi nhận tin nhắn của bạn thơ: Đỗ Hoàng phê Sara, phê thơ cứu đói dân tộc miền núi đó! Qua đường link, đọc, tôi thấy có cái gì đó nhảm, và buồn cười. Vâng, cá nhân Inrasara chả sao cả, nhưng vụ “cứu đói miền núi”, thì nên bố cáo cho bà con biết. Đỗ Hoàng: Thơ vô lối Inasara – rất vô lối, tắc tỵ, quái đản… 22-12-2014, http://dohoang.vnweblogs.com/post/3360/441554
Thử trích đăng, và góp lời bàn (in đậm). Xin không bàn về thơ, bởi đó là chuyện vô cùng, mà chỉ nói về mấy ngoài lề.
A. VỀ INRASARA
1. Đỗ Hoàng viết: “… nghe Inrasara ra Hà Nội, tôi tới nhà khách Thanh Niên để đưa báo biếu cho anh ta. Cùng đi hôm đó có Đăng Bẩy đang làm tờ Văn nghệ dân tộc miền núi (sic). Đăng Bảy (sic) khen tôi bằng câu Kiều “Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. In rasa (sic) đứng bên tường cổng nhà khách Thanh Niên dáng điệu rụt rè, mắt chớp chớp như con thỏ nhảy xuống phố”.
Đăng Bẩy với tôi quen thân, tôi rụt rè là không được rồi. Còn với Đỗ Hoàng, tôi chưa biết ông cỡ nào, ông lại tìm đến gặp tôi ở khách sạn, mà tôi lại rụt rè, mắt chớp chớp thì vô cùng lạ. Continue reading
Inrasara: BÀN TRÒN VĂN CHƯƠNG [biên bản lập chậm]
Thơ Dân tộc Thiểu số và Miền núi đường đại, khác biệt mang tính vùng miền
Trại Sáng tác Vũng Tàu, 28-5-2015
Thuyết trình 1: Bùi Tuyết Mai: “Tổng quan thơ Dân tộc Thiểu số và Miền núi”.
Thuyết trình 2, Inrasara: “Thơ Dân tộc Thiểu số và Miền núi đương đại, khác biệt mang tính vùng miền”.
Chủ trì: nhà thơ Mai Liễu, MC: nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa.
Tham dự Bàn tròn có nhà văn Cao Duy Sơn, Phó chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, khách mời: nhà thơ Kiều Maily và Chánh Văn phòng Hội VHNT Bà Rịa – Vũng Tàu cùng 30 Trại viên của Hội, thuộc nhiều dân tộc: Tày, Mường, Padí, Chăm, Thái, Việt, Vân Kiều, Hơrê…
I. GIỚI THIỆU VÀ KHAI MẠC Continue reading
Inrasara: Thế nào là LÀM GIÀU BẰNG VĂN HÓA DÂN TỘC?
(hay Giải minh comment của TS Quang Can)
Vừa qua, liên quan đến chuyện Cham và Chữ, 1 bạn FB tố cáo tôi “bóp méo sự thật” và mỉa mai tôi “mưu sinh bằng văn hóa Cham”, Quang Cẩn đã có comment rất mạnh: “Sao lại mưu sinh bằng văn hoá Cham? Làm giàu chứ. Anh nào nói, bảo anh ấy vào mà mưu sinh, làm giàu? Không ai cấm cản cả? TS Can Quang đang làm giàu bằng văn hóa Cham. Anh nào ganh tỵ cứ vào, làm cho ra trò. Hãy hiên ngang sống như yut đã từng”.
Tôi hiểu ý của Can Quang, rằng Sara chớ chùn bước trước mọi phê phán. Không chùn bước, nhưng tôi thì khác: với Cham, tôi rất ngại làm bất kì ai tổn thương, nên giải minh, chứ không phán xét. Một ý kiến nào bất kì, chỉ khi suy tư thấu đáo, vấn đề mới được sáng rõ. Continue reading
Inrasara: Hứa hẹn gì về quảng bá văn học Việt Nam?
đã đăng Tiền Phong Chủ nhật, 8-3-2015, với tít: “Không đương đại, không người trẻ”
Ngày thơ Việt Nam năm nay có đổi mới đáng kể. Đáng kể, bởi nó kết hợp được cả ba: Liên hoan Thơ châu Á – Thái Bình Dương với Hội nghị Quốc tế quảng bá Văn học Việt Nam. Công cuộc kéo dài đến cả tuần lễ, khởi từ ngày đầu tháng 3-2015 tại nhiều địa bàn khác nhau thuộc Hà Nội, Quảng Ninh và Bắc Ninh. Quy tụ 151 đại biểu quốc tế đến từ 43 quốc gia và các vùng lãnh thổ; các nhà văn, nhà thơ, dịch giả tiêu biểu đến từ khắp các vùng miền trên cả nước đến với Festival, không là chuyện nhỏ. Nhưng ta đã làm được gì? Continue reading
Đêm thơ LỬA TÌM KIẾM lần II: 1 cảm ơn & 3 nhắc nhở
Nhà văn Nguyễn Đình Chính tạo ra LỬA TÌM KIẾM là cần thiết. Nhất là trong môi trường văn học Việt Nam còn đơn điệu và ảm đạm, đây là nỗ lực rất đáng trân trọng. Cần hỗ trợ và khích lệ, cho nên xin được nói lời CẢM ƠN anh.
Khởi đầu, xảy ra bất cập hay lầm lạc, là chuyện thường tình. Chỉ xin góp với bạn văn vong niên ý kiến nhỏ.
Bổn phận của MC không làm gì khác ngoài 3 chữ: GỢI HỨNG, nêu hội trường chán nản; GỢI Ý, nếu người thuyết trình/ người nghe túng ý, và CẮT, nếu ai đó lạc đề hay ngoài lề. Nhà văn Nguyễn Đình Chính do chưa kinh nghiệm điều tiết chương trình văn học, nên anh đã không biết [quyết, dám] cắt ý kiến lạc đề thành ngoài lề, cái đêm hôm đó. Continue reading
Inrasara: Đêm thơ LỬA TÌM KIẾM lần II đã thất bại như thế nào?
[sự khác biệt về thái độ văn chương ở hai đầu đất nước: Hà Nội & Sài Gòn]
LỬA TÌM KIẾM lần II thất bại, qua câu kết luận đầy buồn bã của diễn viên chính – Trần Trung Hiếu: “Tôi nghĩ Tân hình thức sẽ không bao giờ phát triển [ở đất này] được; bởi các bạn không muốn nghe [cái khác lạ] và không biết hỏi”.
Lửa Tìm Kiếm II do nhà văn Nguyễn Đình Chính chủ trì, diễn ra tại LACA café, 24 Lý Quốc Sư – Hà Nội. Chương trình gồm 4 mục:
1. Phong trào Thơ Mới: 19h30-20h, nhà thơ Trần Ninh Hồ phụ trách.
2. Thơ Tân hình thức: 19h30-20h, bạn thơ Trần Trung Hiếu
3. Đối thoại Thơ Tân hình thức: 20h-21h
4. Trình diễn thơ: 21h-22h, dành cho các bạn yêu thơ và các nhà thơ.
A. Chương trình là vậy, nhưng diễn biến rất khác. Continue reading
Ở ẨN TẠI NGÀY THƠ VIỆT NAM
[có tấm ảnh rất độc chụp Sara phát biểu, Sara nhắn nhà nhiếp ảnh gửi qua email, anh nín thinh, mình cũng nín luôn – xài ảnh này tạm vậy]
Ngày thơ Việt Nam năm nay kết hợp với Liên hoan Thơ châu Á – Thái Bình Dương & Hội nghị Quốc tế quảng bá Văn học Việt Nam, kéo dài suốt cả tuần ở 3 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Mình ẩn là chính. Hạn chế tối đa chụp ảnh, không facebook. Đi loanh quanh, nhìn lan man.
Ở Hội thảo, mình phát biểu ngắn nhất: 4 phút. Với vài gạch đầu dòng:
Việt Nam có 54 dân tộc, đó là điều quý. Bởi vn sở hữu đến non 50 ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau. Riêng Cham có mấy món vô cùng độc đáo. Hải sử Champa làm cho lịch sử Việt Nam toàn diện. Văn hóa biển Cham làm đầy văn hóa Việt Nam. Và văn học Cham có không ít đặc trưng làm cho văn học Việt Nam đa dân tộc thêm phong phú và đa dạng.
Với Cham đã vậy, còn dân tộc khác nữa thì thế nào? Các vị khách quốc tế có ngoảnh đủ đầy đến nền văn học dân tộc thiểu số bị xem là ngoại vi kia không? Continue reading
Tuyên ngôn muộn có muộn không? 16. Hiểu thì càng yêu hơn
“Thế giới trở thành một làng – làng toàn cầu. Hiểu thế giới xung quanh, là điều cần thiết; cần thiết không kém, là hiểu chính ta. Hiểu thì càng yêu hơn”.
“Hiểu thì càng yêu hơn”, tôi đã viết thế trong “Thư cho bạn trẻ”, tháng 11-2005. Xin trích đoạn:
Có một anh bạn người Kinh vào palei Hamu Crauk làm gốm mĩ thuật. Anh giúp bà con sản xuất gốm, cũng hiệu quả chán. Thế nhưng chỉ hai năm sau, anh nghe vỡ mộng: Không thể làm việc nghiêm túc với người dân tộc được, bà con đã gây đủ thứ phiền cho mình.
Tôi hiểu ý anh bạn, bởi tôi cũng có “làm ăn” với người dân quê một thời gian. Tạm nêu vài cái phiền để tham khảo:
– Hiếm khi đúng giờ (thói quen nông thôn)
– Lần lữa, có khi nợ rất nhỏ nhưng cứ khất (chưa hẳn vì nguyên do khó khăn)
– Giao hàng sai quy cách hay sai hẹn (lại là thói quen tùy tiện của người quê), vân vân… Continue reading
Tuyên ngôn muộn có muộn không? 15: Làm thế nào để hiểu Cham?
“Thế giới trở thành một làng – làng toàn cầu
Hiểu thế giới xung quanh, là điều cần thiết; nhưng cần thiết không kém, là hiểu chính ta”
Lão Tử: “Biết người là trí, biết mình là sáng”. Thế nào là hiểu chính ta?
Xin đăng bức thư viết chưa gửi liên quan đến Sara để trả lời câu hỏi này.
Có phải Inrasara thiếu thực tiễn xã hội Cham?
Thư cho bạn thơ TNL
Sài Gòn, 20-2-2014
Yut thân mến!
Cận Tết năm con Ngựa vừa qua, ở buổi lai rai tại nhà một người bạn, yut phát biểu nửa đùa nửa thật rằng, về kiến thức sách vở Sara nhà ta là siêu; riêng thực tiễn xã hội Cham còn rất hạn chế… Thử điểm qua vài nét, để giúp nhau hiểu vấn đề hơn xíu nhé. Continue reading