HIỂU THÌ YÊU HƠN – 03. Bạn có hiểu palei bạn không?

Palei Palau làng Hiếu Thiện bây giờ, xưa người Việt gọi là làng Cù Lao. Tên Cù Lao do đọc âm “palau” mà ra. Palau nghĩa là “đảo”. Trước, dân Hiếu Thiện sống ngoài đảo Cà Ná, đến thời Minh Mạng được chuyển vào đất liền. Thời Pháp thuộc mất an ninh, người Pháp cho nguyên chuyến xe lửa, lần nữa dời dân làng về làng Palau Klak (cũ) cạnh Ram Ga hiện nay. Ông ngoại tôi có trường ca Ariya Rideh Apwei (Trường ca Tàu Lửa) về cuộc này. Ở đất cũ không lâu, do lũ lụt, dân làng lại dời lên palei hiện tại.

Mỹ Nghiệp là tên làng hiện nay, thời tôi còn bé, người Việt kêu nó là Nha Tranh. Thầy Quảng Đại Hồng còn có câu thơ:
Quê tôi ở giữa đồng xanh
Tục danh là xóm Nha Tranh người Chàm
Continue reading

HIỂU THÌ YÊU HƠN – 02. Tinh thần chủ lùi Cham

[Từ Palei Birau [Bal] Chong: Làng Bal Chong Mới (Chung Mỹ) đến Phú Quý]

Chủ lùi cấp quốc gia, chủ lùi từ tập thể đến tận tâm thức mỗi cá nhân…
Do mang tinh thần ẩn cư, lánh đời, “chủ lùi” mà suốt quá trình lịch sử và mãi tận hôm nay, khi mạnh lúc yếu, người Cham chưa bao giờ dời dân vào bất kì vùng đất Việt nào dù lớn hay nhỏ, mà ngược lại. Còn nếu người Việt vào đất Cham, Cham dần dần bỏ đi. Cũng không thoái lui vào đất của dân tộc khác không phải của mình như Đồng Nai [rất dễ khai phá] hay Raglai hoặc dân tộc thiểu số khác [yếu thế hơn nhiều so với Cham] chẳng hạn. Mà là lùi dần phía… núi!
Mới nhất, vào đầu thế kỉ XX, Phú Quý hiện tại vẫn là của Cham, 3-4 thế kỉ trước còn là “thủ đô”, tiếng Cham gọi là Bal Chong. Trên đường lên Hữu Đức cách Bal Chong 500 mét, hiện là làng Hamu Ram (dân gian Việt đọc âm là Ma Ram, sau đổi thành Mông Đức) – làng Việt; bên kia cầu có ngôi tháp Chàm đã đổ, hiện vẫn còn đống gạch vụn. Continue reading

HIỂU THÌ CÀNG YÊU HƠN – 01. Sức mạnh từ chối sự chiếm hữu không phải là của mình

Câu chuyện vua Chế Bồng Nga (tức Po Bin Thwơr, trị vì 1360-1390) 4 lần xua quân ra Thăng Long làm kinh hãi người Đại Việt, sử Việt chép một kiểu, Champa truyền theo cách khác.
Để chiếm lại hai châu Ô, Lý đã mất, Po Bin Thwơr quyết tập hợp lực lượng, cả bên Cham Ahier [Cham Ấn giáo] lẫn Cham Awal [Cham Bà-ni]. Để làm được việc đó, bản thân ngài kiêng cữ cả thịt heo lẫn thịt bò. Hiện nay tục này vẫn còn được tuân thủ tại palei [làng] Bính Nghĩa – Ninh Thuận, được coi là quê hương của ngài.
Sau hơn mười năm lên núi tu luyện, ngài được thần Yang ban tặng cho thanh long đao bat palidau thần thánh. Continue reading

9 ĐIỀU ĐỘC TÔI HỌC ĐƯỢC & ỨNG DỤNG MỖI NGÀY

Có một số mánh vặt [và ý kiến ngắn] tôi học được từ con người hay cuốn sách. Vặt vãnh, ngắn nhưng chúng đã giúp tôi rất nhiều trong suy nghĩ cũng như sinh hoạt thường nhật. Có thể nói to: chúng góp phần thay đổi đời tôi. Tạm trích ra 9 chiêu với tên tuổi cụ thể; còn nó ở sách nào hay câu cú có chuẩn không thì không chắc chính xác lắm.

1. Nguyễn Hiến Lê
Cái gì cũng phải ghi; kí tính tốt nhất không bằng nét mực mờ nhất.

2. Chế Lan Viên
Chớ xài sổ lớn, nặng và mất công cầm, hơn nữa – nó trang trọng quá. Chỉ cần tờ A4 gấp làm tám bỏ túi cũng đủ cho ghi chép điều cần làm [hay ý bất chợt đến] trong ngày. Giải quyết xong [hay sau khi ghi ý kia vào sổ lớn ở nhà] ta vứt nó đi, dùng tờ khác. Continue reading

GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN: 15 câu hỏi ngắn dành cho Inrasara

1. Tác phẩm Cham nào quan trọng đối với ông?
– Ariya Glơng Anak – quan trọng và gây chấn động mạnh.
2. Đâu là tư tưởng gia ảnh hưởng tới ông nhiều nhất?
– Đức Phật, Long Thọ, Heidegger, Nietzsche, Krishnamurti, Derrida.
3. Nhà văn nước ngoài nào ông thích?
– F. Dostoievski, W. Faulkner.
4. Và chán nhất? Continue reading

NHÀ BÁO VĂN HÓA CÒN LÀM VĂN HÓA NHƯ THẾ CHO ĐẾN BAO GIỜ?

1. Sáng nay tình cờ đọc bài Hủ tục “đẽo sọ người chết ở làng Chăm” trên Báo Dân Sinh, 24-6-2015 06:26, kí tên XUÂN HƯỚNG
2. Báo Bình Dương online chép lại cùng ngày, với tít Tương tự
Theo đường link, tôi thấy bài này đã đăng ở:
3. Báo 24 giờ, Thứ Bảy, ngày 28-12-2013 19:00 PM
Theo Nguyễn Khiêm Tốn (Dòng Đời)
4. báo Dân Việt chép lại cùng ngày
Cuối cùng [chưa chắc đã là cuối chót]
5. báo News, mục Phóng sự – Khám phá
Kỳ bí tục đẽo sọ người chết thành hình xu để thờ ở Ninh Thuận
10/01/2014 17:45

ĐÂY LÀ SỰ CẨU THẢ ĐẾN VÔ TRÁCH NHIỆM CỦA VÀI NHÀ BÁO VÀ BÁO CHÍ HÔM NAY Continue reading

ĐÁ ‘KUT” Ở BOH DANA: VỀ PHẢN HỒI CỦA TIẾN SĨ QUANG CẨN

Phản hồi của Tiến sĩ Quang Cẩn vào 2g chiều ngày 5-7-2015:
“Thực chất đây là một vụ vi phạm luật tục, không Cả Sư nào chấp nhận được. Cả Sư là người giử luật của Yang. Vi phạm (1) di dời không do Cả sư làm. (2) đặt đá nơi đất chưa có giấy phép giữa làng. Càng bậy bạ nữa là dựng chuyện nói xấu Cả Sư của mình. Đã vậy còn đòi Cả Sư xin lỗi bọn xấu vi phạm luật tục. Đùa giỡn với luật tục tai hoa đã và sẽ đến là một điều không tránh khỏi. Chính quyền không bắt nhốt những kẻ cầm đầu thì tai họa sẽ đến với cả người vô can trong làng. Kẻ cầm đầu là “người xúi các bà di dời đá” trong ngày 4/4/15 bất chấp lời can của Cả Sư Đổng Bạ và chính quyền xã. Là kẻ dựng chuyện nói xấu Cả Sư Hán Đô. Ahiêr và chính quyền, chúng ta đang bị kẻ xấu xỏ mũi. Bắt ngay người tung tin nói đã đưa tiền xăng cho Cả Sư, người này đang muốn làm Cả Sư tại Boh Dana. Nói xấu các Cả Sư vậy, ai còn mặt mũi đi làm đám tang cho làng Boh Dana?”

Lời lẽ TS Quang Cẩn nặng nề khiến các bạn trẻ phản ứng Continue reading

Inrasara: 30 NĂM ĐỔI MỚI, CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT Ở ĐÂU, VỀ ĐÂU?

00-
Cà phê Văn học, sang 4-7-2015
19B Phạm Ngọc Thạch – Q.3- TPHCM

MỞ. Tìm trào lưu thơ Việt ở đâu?
Có thể sử dụng hạn từ “trào lưu”, “phong trào” hay “xu hướng”thơ, tùy mức độ phát triển và tác động của “dòng” thơ ấy vào quần chúng, cộng đồng văn học, thậm chí chỉ ở phạm vị hạn hẹp, là những người sáng tác. Ở đây, tôi tạm dùng từ “trào lưu” để chỉ xu hướng thơ gồm một nhóm người cùng thời, cùng sáng tác theo một hệ mĩ học [nhỏ hơn: ý hướng, vài hình thức biểu đạt…] với mục đích chung nhất, qua đó lôi cuốn một số người đi theo, ủng hộ. Continue reading

Tiếng nói nhà văn: Về Đá ‘Kut” ở Boh Dana

(Chuyên đề Đá Kut Boh Dana)
Sáng ngày 27-6, tôi có “Thư gửi Chính quyền Huyện Ninh Phước & Các bạn trẻ Cham” nhưng không đăng, mà chỉ gửi cho 3 bạn trẻ để các bạn tham khảo tìm hướng giải quyết. Thư chỉ đặt các câu hỏi gợi ý, bởi tôi nghĩ đây là vấn đề mang tính địa phương, tin rằng các bạn trẻ và bà con có thể tháo gỡ được. Nay, sự thể đẩy đến nguy cơ đổ vỡ, nên tôi xin góp lời.
Ở đây, “Đơn Kiến nghị” do 207 bà con Chất Thường kí gửi lên cơ quan cấp trên vào ngày 26-5-2015 mang tính bước ngoặc. Khi viết “Thư” trên, tôi chưa biết “Đơn” này đã được gửi đi.(1)
Xin đăng nguyên văn “Thư”, kèm theo lời bình MỚI VIẾT THÊM để trong […] in nghiêng.
Bao Ninhthuan
Inrasara
THƯ GỬI CHÍNH QUYỀN HUYỆN NINH PHƯỚC & BẠN TRẺ CHAM
Sài Gòn, 5g 27-6-2015

Kính gửi…
Các bạn trẻ thân mến!
Về sự cố xung quanh Đá ‘Kut” ở palei Boh Dana – thôn Chất Thường, Phước Hậu, Ninh Phước – Ninh Thuận, theo tôi tốt hơn [bên này] không nên tố cáo, [bên kia – chính quyền] không cần phải cưỡng chế, trấn áp, mà là tìm cách giải quyết vấn đề. Kinh nghiệm về giải quyết êm đẹp “Đất Ghur Cham Bini” (xem Phụ lục) có thể cho chúng ta bài học.
Thứ nhất, cần thông tin đầy đủ, nhiều chiều, không nên phiến diện, cắt khúc hay lêch lạc từ đó mọi người mới nắm được chính xác vấn đề để giải quyết. Các câu hỏi cần phải trả lời nghiêm túc là: Continue reading

DUNG TÚNG [& ĐỒNG LÕA VỚI] SỰ THIẾU MINH BẠCH

1. Một tiểu luận trong tác phẩm lí luận – phê bình, tôi viết: “Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc cho rằng…” được BBT Nhà xuất bản chỉnh lại thành: “Như một nhà phê bình cho rằng…” và đưa Nguyễn Hưng Quốc xuống tận mục… “Sách tham khảo”! Nhạy cảm, nên ta thiếu minh bạch. Là chuyện thường ngày trong thế giới chữ nghĩa Việt Nam. Đạo văn và phi tang, đánh cắp ý tưởng kẻ khác mà không buồn chú thích, còn nhà phê bình kia viết bài phê phán tôi mà không dám nêu tên tôi, cứ [anh hùng] núp mà phán… là thiếu minh bạch. Đến nỗi tôi phải cất công kéo anh chàng ra ban mặt ban ngày để hầu chuyện.

Năm ngoái, đám tang bà nhạc Japrang ở palei Cok, có bác nọ trong buổi trà dư – biết tôi phản đối Dự án ĐHN –, nổ rằng ở chuyến đi tham quan Nhà máy ĐHN Đà Lạt vừa qua, bác đã đăng đàn phát biểu rất oách. Nếu thế, thì oách thật! Continue reading