Ở “Tư duy biển lớn” tôi nêu truyền thống tinh thần phiêu lưu Cham qua những cuộc viễn dương tạo đã nên nền hải sử Champa dài và sâu, từ thứ V đến thế kỉ thứ XV với các cột mốc minh dẫn, để sau đó nhà Nguyễn [và Việt Nam hôm nay] tiếp nhận nó; thế nên Tạ Chí Đại Trường mới nói “ý thức đại dương ĐẾN MUỘN trong đầu óc người Việt”, ông bạn FB người Việt của tôi nghĩ thế là “ôm đồm” quá, kêu lên:
– Trời đất ơi!
– Trời biển ơi! – Tôi kêu đáp lại, – tôi nêu có mỗi LUẬN ĐIỂM DUY NHẤT thôi mà. Continue reading
Category Archives: Ghi chép
HIỂU THÌ CÀNG YÊU HƠN 09. Tinh thần phiêu lưu Cham 1. Tư duy biển lớn
Đời sống Cham xưa và nay gắn chặt với biển, làm nên nền hải sử và văn hóa biển Cham.
Ngay ở đầu thế kỉ thứ V, sử sách ghi nhận, vua Champa là Gangaraja đã vượt đại dương sang bờ sông Hằng. Thế kỉ thứ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản. Câu chuyện vua Chế Mân lấy công chúa Java là Tapasi cuối thế kỉ XIII, hay chuyện Po Rome (1627-1651) lấy công chúa Kelantan – Malaysia, hoặc trường ca cổ Cham kể về Po Tang Akauk sinh ra, sống và chết đi với biển, là một mảnh huyền sử về văn hóa biển đáng giá.
Sử gia Maspéro kể thêm rằng, vào đầu thế kỉ thứ X, Po Klun Pilih Rajadvara – vị quan phục vụ 4 đời vua đã 2 lần đi đến kinh đô Java “để học khoa học thần bí”, rồi “chuyện hoàng hậu Daravati (mất năm 1448), em ruột vua Champa, là vợ một vua xứ Madjjapahit ở Java, và chính bà đã đưa đạo Hồi vào xứ này…” Continue reading
HIỂU THÌ CÀNG YÊU HƠN 08. Tinh thần sáng tạo Cham
1. Haumkar – Akhar thrah – ngôn ngữ
[Cham hoặc là làm mới, hoặc là làm khác, chứ ít khi để nguyên – khi mượn]
1. HAUMKAR (đọc hom-kar). Haum = Aum, đọc là OM, một âm linh thánh. Aumkar là chữ viết tắt tiếng Phạn Aumkara. Có thể hiểu là Haumkar là kí hiệu, vật thể biểu tượng cho tiếng OM linh thánh.
AUM là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa nhất trong truyền thống Ấn Độ. AUM là âm nguyên bản, âm sáng thế, là Lời Thượng Đế, là cái Bất Diệt, cái Vô Tận, cái Vô Thỉ Vô Chung… AUM chia làm ba phần tử: ba pho kinh Vệ Đà; ba trạng thái của con người: thức, mơ và ngủ say.
Theo Māndukya Upanishad, chữ cái A biểu tượng cho sự sáng tạo, khi tất cả các tồn tại xuất phát từ hạt nhân vàng là Brahma; chữ cái U liên quan đến Vishnu là Thần Bảo dưỡng và lưu trì, và chữ cái M tượng trưng cho phần cuối cùng của chu kỳ tồn tại, khi Brahma ngủ thiếp đi và Shiva xuất hiện như kẻ phá hủy. Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN – Dừng lại và suy nghĩ
[về Ảnh minh họa, Lời tựa, Bố già, Akhar thrah & Minh triết Cham]
Như đã thưa ở phần MÀO ĐẦU, “Hiểu thì càng yêu hơn” sẽ phân tích rốt ráo hiện trạng xã hội Cham, tâm lí và tâm thế Cham hôm nay”. Cố gắng không né tránh hiện trạng, sau đó đưa ý kiến ngắn. Bởi vậy, “Hiều thì yêu hơn” không kêu gọi tranh luận và là nêu ý kiến, nhiều ý kiến khác nhau càng tốt. Để sự thể nhận diện được nhiều chiều hơn, để… càng yêu hơn.
1. Do đó, viết phản hồi, mong các bạn nêu rõ ý kiến mình cho mọi người cùng hiểu.
Bạn Andy Kiều viết: “Bài viết thì thực tế, nhưng không nên posted lên hình ảnh đậm nét như thế này”. Nếu bạn cho biết thêm: tại sao không nên post hình ảnh như thế, và cần lấy hình ảnh nào thích hợp – thì hay biết bao. Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 07. Tinh thần Mẫu hệ Cham – BA KHÔNG 3
[không ăn xin]
Hơn nửa đời hư, tôi hân hạnh gặp được 3 đơn vị Cham ăn xin.
Một kí ức với nhạc sĩ Tantu, ông bạn vong niên tôi, nhà gần chợ Thị Nghè.
Trưa, anh phone cho tôi qua nhà anh, giọng rất gấp.
– Có các mẹ, các chị Cham đang ngồi ngoài chợ trước nhà anh đây, Trạm ơi.
Từ Đại học Tổng hợp, tôi hối hả đạp xe qua. Hỏi ra mới biết, các chị, các mẹ palei Bơl Riya vào miền Tây mót lúa lỡ đường, ghé tìm nhà người quen xin tiền xe về quê. Sài Gòn mênh mông, biết đâu sinh linh Cham mà mò!
Thế là anh em hú thêm vài mống nữa hùn hạp cho các mẹ, các chị. Thoát! Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 07. Tinh thần Mẫu hệ Cham – BA KHÔNG 2
“Tôi chưa từng thấy Cham nào thuộc thế hệ cha chú tôi mù chữ mẹ đẻ”, là câu tôi lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài viết hay các cuộc trả lời phỏng vấn. Có thể ai đó nhìn thấy ở đâu đó, tôi thì “chưa thấy”. Có thể ở góc khuất nào đó có, nhưng tôi không thấy có.
Không có, bởi nếu có, nó là cá biệt. Khác đi, nó thuộc lỗi Bà Trời, chứ không nằm trong hệ thống, hay truyền thống giáo dục Cham. Hiểu hệ thống, nghĩa là nền tảng triết lí Cham, mới có thể giải thích rốt ráo một hiện tượng nào đó của Cham.
Cham dạy chữ cho nhau theo cách cha dạy cho con, ông truyền cho cháu, hay thầy dạy cho trò, vài trò hoặc có khi mỗi một trò, nhưng Cham không bao giờ mù chữ. Tệ thế nào cũng phải có “Akhar K wak di tauk – Chữ K treo đít”, mới yên tâm. Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 07. Tinh thần Mẫu hệ Cham – 3 KHÔNG 1
[không đĩ điếm]
Đĩ điếm, định nghĩ một cách đơn giản nhất, là tự nguyện dâng trao tình dục để nhận về tiền bạc, bằng cấp, địa vị… hay lợi lộc nào đó bất kì.
Cham thuộc chế gia đình độ mẫu hệ. Có thể có vài điều chưa hợp lí ở chế độ gia đình này, nhưng chính nó đã giữ cho xã hội tránh bị đổ vỡ, trong suốt thế kỉ XX đầy biến động. Chuyện Cham không hiện tượng đĩ điếm là một. Nếu rủi ro nó xảy ra, chính dòng họ mẹ Kut hay Ghur của cô/ chị sẽ đi tìm, lôi cô/ chị về.
Nhạc sĩ Tantu nói, nếu nàng thích anh, nàng cho anh, ở sau nhà, ngoài đồng vắng hay thậm chí dựa ngay vào cây chuối góc vườn – vô tư. Nếu nàng cho anh để nhận lại một mủng thóc, nửa thúng khoai, thì đó là đĩ rồi. Anh thêm: mình chưa bao giờ thấy người nữ Cham nào đòi hỏi quý ông điều đó. Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 06. Tinh thần Tùy tiện Cham, từ Xakawi đến Akhar thrah 2
Ở buổi gặp mặt giáo viên tiếng Cham tỉnh Ninh Thuận Hè vừa qua, câu hỏi quen thuộc rất đáng phải suy nghĩ lại: “Làm sao người Cham có thể thống nhất Akhar thrah?”. Câu hỏi đặt ra để biết rằng, lối viết Akhar thrah vẫn chưa nhất quán, ở ngày trước và cả hôm nay. Sự thật:
– Ngày trước, Cham viết không nhất quán. Thiếu nhất quán này ai làm quen với văn bản Cham cổ đều biết. Nó thể hiện phần nào ở Từ điển Aymonier (1906). “Buồn” viết 3 cách: droy, drwai, draiy. “Để” cũng vậy: piơh, pieh, piauh. Còn “Hoa” viết đến 10 cách khác nhau!
– Hôm nay, dù Ban Biên soạn Sách chữ Chăm đã qua 37 năm “chuẩn hóa”, Cham vẫn viết chữ mẹ đẻ không nhất quán. Không nhất quán, nên sinh ra cãi cọ. Cãi cọ quyết ăn thua đủ thành “khủng hoảng Akhar thrah”.
Xin miễn bình luận về vụ này, bởi bình luận chỉ đẩy khủng hoảng lên cao hơn. Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 05. Tinh thần Đất
[Tại sao Cham không chiếm đất người khác?]
[Palei Hamu Crauk Bàu Trúc – Photo Nguyễn Văn Kự]
Cưới chồng về, lập gia đình mới, người Cham “Kauh paga rơp lanaung Chặt rào dựng sàn” để làm Sang Yơ là ngôi nhà đầu tiên. Một ngôi nhà chắc chắn, làm tiền đề cho cả cụm nhà trong khuôn viên Wang paga.
Thời còn trẻ tôi rất ngạc nhiên về người Việt, rằng làm sao họ có thể cư trú tạm trong căn lều [hay ngôi nhà rất có vẻ] tạm bợ được, dù thu nhập của họ khấm khá đáo để? Trong khi gia đình Cham, ăn uống kham khổ [ba, bốn lần thua kém] vẫn có thể làm nên cái nhà chắc chắn. Và nhất là trong khi quan niệm đời là cõi tạm ăn sâu vào máu thịt Cham?
Ngôi Nhà chắc chắn trên mảnh Đất chắc chắn: không phải mảnh đất CỦA mình, mà là THUỘC VỀ mình, gắn chặt với thân xác và tâm linh mình.
Người Việt có thành ngữ: “Nơi chôn nhau cắt rốn” để chỉ quê cha đất tổ. Cham thì khác, ông bà nói: “[nơi] chôn nhau đặt viên gạch” (Dar thauk padauk kiak). Chôn nhau thì chỉ mới liên quan đến máu mủ, còn “đặt viên gạch” [dựng tháp] là đặt nền móng cho đời sống tâm linh.
Đó là huyền nghĩa của Đất. Nhà được dựng nên trên Đất đó. Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 06. Tinh thần Tùy tiện Cham, từ Xakawi đến Akhar thrah 1
Tinh thần Cá nhân, Tinh thần Sáng tạo và Tinh thần Tùy tiện Cham liên quan mật thiết với nhau đến vô phương cứu chữa.
Tranh luận và cãi cọ của Cham về Akhar thrah non chục năm qua khiến tôi không thể không liên tưởng đến khủng hoảng Lịch Xakawi Cham thế hệ trước. Sinh hoạt cộng đồng Cham gắn chặt với tôn giáo và tín ngưỡng, cả hai không thể thiếu Lịch Xakawi để xem ngày tháng hành lễ.
Tôn giáo và tín ngưỡng giải quyết vấn đề tâm linh, Lịch Xakawi gắn chặt với nó linh thiêng thì miễn bàn. Thế mà mỗi vùng, mỗi thầy gru cứ tùy tiện thay đổi, tùy ý làm khác và tùy nghi dùng – vô tư.
Xakawi bak nưgar Lịch khắp xứ là vậy.
Khắp xứ đến không biết đâu mà lần. Continue reading