Trích đoạn Chân dung Cát, tiểu thuyết, 2006:
“Nỗi khuyết danh của tác phẩm cổ Cham như một phản ứng. Bỏ qua khiêm tốn của tác giả, ám ảnh hãm hại của kẻ thù ngoại bang hay kẻ đố kị cùng máu mủ, thậm chí cả truyền thống văn hóa Cham chỉ muốn coi chúng như tặng phẩm của thần thánh chứ không phải sáng tác của người phàm trần; hoặc giả sự vụ thiếu tinh thần lưu thủ đan tâm của tu sĩ Bà-la-môn đã dẫn tới tình trạng này, cái đáng nói là: tác gia Cham muốn thế hệ tới đọc chính văn bản, tác phẩm chứ không phải những gì bao phủ xung quanh nó, cả kẻ mang nặng đẻ đau nó… Hầu hết sáng tác của thi sĩ Cham mới đầu thế kỉ XX này như của Mưdwơn Jiaw, Po Thien… nay cũng đã khuyết danh, vô danh rồi”. Continue reading
Category Archives: Ghi chép
HIỂU THÌ YÊU HƠN – Ngoại bản. Cuộc chơi, quy ước, đóng thùng & tháo cà vạt
[Đôi khi điều nghiêm túc ta phải nói bằng giọng bông lơn để nó nhẹ gánh đi, và lắm lúc chuyện chỉ đáng cười một tiếng ta lại đóng thùng trịnh trọng – vậy mới thành đời]
Tôi là nhà văn dấn thân, tỏ thái độ về nhiều vấn đề; tôi còn được người đời gán là nhà nghiên cứu văn hóa Cham nhập cuộc xã hội; mà với Cham: cư dân tản mác, tài liệu thất tán và chìm khuất, thì việc hiểu và diễn ngôn nền văn hóa đó là điều khó – tôi biết. Ý kiến, thái độ, diễn ngôn của tôi về vấn đề nào đó có đúng có sai, có người chấp thuận có kẻ không. Tất cả cần được trao đổi. Trao đổi không cần thiết đi đến thống nhất, mà để mọi người tham gia sáng tỏ được nhiều cạnh khía của vấn đề. Continue reading
MINH TRIẾT CHAM – NGOẠI BẢN 1. Biết mình là khởi đầu của Minh triết
[J. Krishnamurti: Only if you reject all the other paths can you discover your own path]
Để khám phá điều cao vời vượt khỏi những lo âu, tội lỗi, sợ hãi, cạnh tranh của cuộc hiện sinh này, ta phải khởi hành từ một lối khác. Câu hỏi đặt ra: có thể làm nên một cuộc nổ lớn ngay tại trung tâm tâm thức không?
Lâu nay, nhân loại chấp nhận và làm theo lối truyền thống, nghĩa là tiệm tiến từ ngoài vào trong. Thế nhưng, nguyên nhân chính yếu khiến tâm ta điên đảo là bởi ta tìm kiếm Thực tại, Chân lí do người khác hứa hẹn; ta máy móc nghe theo lời kẻ đảm bảo cho ta đời sống tinh thần dễ dãi. Mặc dù đại bộ phận chúng ta chống lại sự chuyên chế và độc tài chính trị, nhưng lạ thay – ở nội tâm, ta lại chấp nhận cái uy quyền, chuyên chế của kẻ chuyên bóp méo tâm trí và lối sống ta. Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 10: Tinh thần Pangdurangga
[Tháp Po Klaung Girai – ảnh tư liệu cũ]
Pangdurangga là khu vực địa lí lịch sử cực nam trong 4 khu vực thuộc vương quốc Champa. Suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của vương quốc, khu vực này luôn chịu thiệt. Về mọi mặt. Xa trung tâm văn hóa lớn là vùng Amaravati thời Champa hưng thịnh, nó ít được ưu ái; không biết bao lần bị đoàn quân Khmer xâm lăng mà nó phải đơn thương chống cự, rồi sau đó khi vương quốc suy yếu, Pangdurangga đã đứng trụ chính chịu trận để thay mặt cả dân tộc mà tồn tại. Tồn tại theo đúng tính cách của người Pangdurangga. Vị trí địa lí cùng hoàn cảnh sống buộc nó tự trang bị tinh thần độc lập. Tinh thần độc lập cùng sự đề kháng được tôi luyện thế hệ này qua thế hệ khác làm nên sức chịu đựng đến lì lợm. Do đó chẳng ngạc nhiện khi không ít lần, nó gây phiền hà cho chính triều đình trung ương. Một đoạn trên bi kí dựng trên đồi tháp Po Klaung Girai (Claude Jacques, p. 30-31): Continue reading
THƯ INRASARA VỀ SỰ CỐ HẬU-ĐÁ KUT BOH DANA
1. Sáng 28-8, có bạn trẻ Cham chat, và 2 chú Cham từ quê phone yêu cầu tôi lên tiếng về vụ bà Lâm Thị Chúc [liên quan đến chuyện Đá Kut Boh Dana] bị bắt tại khu vực chợ Tháp Chàm. Tôi liền phone cho 2 bạn học cũ ở Boh Dana, và trực tiếp phone cho anh Đứng chồng chị Chúc. Anh cho biết có sự cố đó, và an ninh huyện Ninh Phước cũng cho anh biết, rằng “sức khỏe chị tốt, an toàn”, nghĩa là không vấn đề gì cả. Nhưng anh đang rất hoang mang và bức xúc…
Tôi không vội lên tiếng vì mấy lí do:
– Tôi chắc an ninh không định vào palei bắt chị, vì nếu thế sẽ gây hoang mang lớn trong Cham, và biết đâu sẽ xảy ra sự cố khó lường.
– Tôi đoán an ninh đã mời chị vài lần; mời để giữ lại; chị biết thế nên chị không đi. Continue reading
PHỤ LỤC. HIỂU THÌ YÊU HƠN. Nhân một còm của bạn fb TL, nghĩ về thói tật trong trao đổi
Champa không còn, Cham tản mác đi các nơi, tài liệu thất tán và chìm khuất, thế nên hiểu cho đúng nền văn hóa dân tộc mình là điều khó.
Câu tôi thường nói: “Nghiên cứu văn hóa Cham, không ai dám nhận mình đúng cả… với tôi, diễn ngôn văn hóa Cham, có đúng có sai, có hay có dở”. Thêm, mới nhất, cái tít tôi đặt trong trả lời phỏng vấn tại Heritage Space: “Nói những điều ai cũng đồng ý là hoàn toàn không cần thiết, với tôi”. Do đó, tôi rất cần sự phản biện, phản bác; rất cần câu nói: “ở khoản này, ông Inrasara sai rồi”.
Ở Status: “HIỂU THÌ YÊU HƠN: NỀN TẢNG DIỄN NGÔN TINH THẦN CON NGƯỜI CHAM & VĂN HÓA CHAM”, “phản bác” tôi, TL đã phạm mấy sai lầm trong trao đổi. Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN: NỀN TẢNG DIỄN NGÔN TINH THẦN CON NGƯỜI CHAM & VĂN HÓA CHAM
Sinh hoạt đời sống văn hóa Cham, hẳn các bạn từng gặp không ít vị nổ “gì cũng biết”, gì cũng giải thích được. Mang danh nhà văn, nhà nghiên cứu, tiến sĩ, giáo sư… lẽ nào không hiểu về dân tộc mình, quê chết! Thế là ‘diễn’. Dĩ nhiên, nếu có người trẻ hay người ngoài có xíu tinh thần phản biện, ‘diễn’ kia hố là cái chắc.
Qua một Status, bạn trẻ thắc mắc về giải thích Haumkar của PD và tôi. Ai cũng có lí cả, vậy tin ai đây? Tôi nói: chớ tin, mà hãy nhìn.
Các bạn chú ý, đây là loạt bài chuẩn bị hoàn chỉnh cho MINH TRIẾT CHAM sắp tới. Ở đó, tôi diễn ngôn văn hóa và tinh thần Cham. Diễn ngôn, tôi đặt mỗi vấn đề trên 3 chân kiềng: Continue reading
HIỂU THÌ CÀNG YÊU HƠN 09. Tinh thần phiêu lưu Cham 6. Cham nay buôn bán
Nghĩa là, người Cham đi đến đâu buôn bán ở đó.
Xưa đã vậy, nay chẳng có chi khác. Làng khuất hay phố xa từ Bắc chí Nam, dân palei Pabblap – Ninh Thuận đều rành. Thời Pháp thuộc, người Pabblap còn sang tận Thái Lan, Cam Bốt bán thuốc. Anh Tài Rài kể bà nội của chị Dượt vợ anh ở Phước Nhơn, mất tại Cam Bốt, 4 năm sau làng mới qua đất Khmer lấy cốt về.
Sau 1975, bà con vào Sài Gòn lập cả khu phố Cham ở đường Hùng Vương, quận 5. Sau đó, Đồng Nai, Trà Vinh, Đà Nẵng hay tận Bắc Giang… đều xuất hiện khu phố Cham. Đó là loại khu phố tạm bợ, như thể địa điểm tập kết, để bà còn có nơi đi và chốn về. Continue reading
HIỂU THÌ CÀNG YÊU HƠN 09. Tinh thần phiêu lưu Cham 5. Cham xưa buôn bán
Tiếng Chăm có nhiều từ để chỉ biển. “Tathik” là biển; bên cạnh “tathik” tiếng Chăm còn có “darak”. Dân gian Chăm nói: “Laik tamư tathik praung darak praung”, nghĩa là chìm vào biển cả. Như vậy, “darak” vẫn là biển. “Darak” còn được dùng để chỉ chợ. “Nau darak”: đi chợ. Bởi chợ ngày trước luôn được họp cạnh bờ biển. Cũng phải thôi, người Chăm là dân sống với biển và nhờ biển, nên chợ lớn phải được họp cạnh bờ biển, và lắm lúc dựng ngay trên biển. Continue reading
HIỂU THÌ CÀNG YÊU HƠN 09. Tinh thần phiêu lưu Cham 4. Chuyện thầy Cham làm Lễ hạ thuyền cho ngư dân Việt
Báo Thể thao & Văn hóa cuối tuần, ngày 23-5-2014, Văn Bảy hỏi:
– “Xin anh thử cắt nghĩa vì sao người Việt lại có tâm lý sợ, hay lơ là biển đến như vậy?” Tôi nói: – Lơ là thì không khó nhận ra. Người Việt quen nhìn bề mặt (ở đây chỉ nhấn về tinh thần phiêu lưu ở lĩnh vực khoa học kĩ thuật) mà không hướng bề sâu, bề sau. Bề mặt núi ta thấy núi có củi, có gỗ, có trái cây, có muông thú, vân vân; còn bề mặt biển thì chỉ có mênh mông… sóng. Bề sâu núi, ở tầng cạn hay thậm chí lộ thiên, trước mắt ta bao nhiêu là mỏ, cứ cúi xuống nhặt hay cần vài nhát cuốc đào là dùng ngay được; ngược lại dưới đáy biển thì mù mịt tăm hơi!
Còn sợ, có mấy yếu tố khiến người Việt sợ biển. Văn minh lúa nước gia cố tâm thế làng xã, quanh đi quẩn lại bà con láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau; cho nên tinh thần phiêu lưu ở người Việt rất yếu. Cùng lắm, có “đi khơi về lộng” ta vẫn mang tâm lí hợp quần. Mà lộng đâu chỉ có 3 cây số, và khơi đến 7 cây số là cùng. Còn tinh thần phiêu lưu cần đến cá nhân có cá tính mạnh, ham làm giàu hay thậm chí chỉ cần đi để thỏa mãn chí tang bồng hay sự hiểu biết. Nghĩa là ở đó, cá nhân thường trực đối mặt với cô đơn, hiểm nguy và cái chết. Continue reading