Kẻ bị hại phải là người tri hô đầu tiên, vì anh/ chị ta ở trong cuộc, biết chuyện. Gặp trường hợp bị cắp, như cắp gà ở quê chẳng hạn, người nhà không biết, hàng xóm phát hiện, phải là người tri hô. Tiếp đến, người hiểu chuyện và có quan hệ [với báo chí, với cơ quan chính quyền…] lên tiếng.
Đó là chuyện của thời chưa xa, còn hiện tại với FB, ai cũng có thể tri hô và lên tiếng được. Riêng phân tích đúng sai thì cần đến người có học.
Nghĩa là từ tri hô, lên tiếng, và lên tiếng ở cấp “cao hơn” cần đến tất cả mọi người. Continue reading
Category Archives: Ghi chép
SỐNG MINH TRIẾT CHAM-5. Lên tiếng hay không lên tiếng?
[Các bạn học Sara thuở Pô-Klong]
Nhân sự vụ Hiệu phó Trần Đình Toản, tôi xin đề cập vấn đề rộng hơn liên quan đến Minh Triết Cham: minh triết trong đời sống ngày thường.
Xưa, mỗi palei Cham đều có khauk mõ làng. Làng có chuyện: cháy nhà, bị cướp… mõ gõ lên là dân làng túa ra giúp nhau giải quyết sự vụ. Nay thì khác. Mõ không còn, nếu có còn thì gõ lên cũng không ai dám chạy ra, sợ liên lụy. Sợ bị kẻ xấu trả thù, ném đá nhà mình, hại con cái mình…
Làng thì vậy, còn ở phố, người té xe ít ai tiếp cứu; bị cướp giật hiếm có người tri hô với đuổi theo. Nguyên do cũng là sợ… liên lụy.
Nếu ai ai cũng mang tâm khôn ngoan thế, thì đến khi mình bị nạn: bị cướp, bị té xe, bị quan ăn hiếp…, mình còn có thể kêu ai? Và ai sẽ tiếp cứu? Continue reading
SỐNG MINH TRIẾT CHAM-3. Tôi có yêu người Cham [hơn] không?
Hãy yêu hãy yêu như ta chưa từng
Đứa con đi hoang bỏ xa làng mạc
Mang bụi đất quê hương về miền xứ khác
Và hãy yêu hơn con người chân chất
Sống một đời ôm mang đất – phù du.
(Tháp nắng, 1996)
Chuyện kể. Năm cuối Trung học Đệ nhất cấp Pô-Klong, thế hệ đàn anh tôi sinh viên Đà Lạt về trường cũ nói tiếng Cham độn tiếng Việt nghe đến phát ớn. Tôi thấy ẹ quá, liền phản ứng: vừa chủ trương nói toàn Cham vừa đùa nghịch các anh bằng độn tiếng Việt kinh hơn, phi lí hơn nữa. Thuở sinh viên, tôi với yut Thủ hạ quyết tâm: nói rặt tiếng mẹ đẻ. Muốn thế, Thủ phân công tôi với yut Đảo “làm” từ điển Việt Cham! Thủ quyết: chữ nào chưa dịch được thì thay bằng cụm từ “yau panôic Jơk laic” (như người Việt nói)… Continue reading
SỐNG MINH TRIẾT CHAM-2. Tôi có yêu văn hóa Cham [hơn] không?
“Hiểu thì yêu hơn”, vậy tôi có yêu văn hóa Cham [hơn] không?
Có, và không.
Ở một hội thảo văn học tại Ban Mê năm 1998, nhà báo kiêm nhà thơ Hoàng Thiên Nga hỏi tôi: “Anh khai thác gì từ văn hóa Cham”? Tôi nói, tôi không khai thác, mà từ giữa lòng văn hóa ấy bước ra, mang nó đến với thế giới.
Có thể nói, ngay từ tuổi tìm học, tôi đã HIỂU văn hóa Cham. Không phải hiểu theo nghĩa đa văn quảng kiến, mà là HIỂU thần hồn nó.
11 tuổi, ba tháng hè tôi đã đạp xe qua mươi palei Cham bán cà-rem. Lên lớp Đệ Thất Pô-Klong, mỗi cuối tuần tôi theo bạn học đi không thiếu palei Cham nào ở Ninh Thuận. Xoài, Hộp ở Ram, Toán, Thọ palei Hamu Crauk, Đảo Hamu Tanran, Thương Bauh Dana, Ngon Bal Riya, còn ở Pabblap với Cwah Patih tôi có bát ngát bạn. Tôi theo họ đi, ăn, ngủ, và ở lại. Continue reading
SỐNG MINH TRIẾT CHAM-1. Làm sao diễn ngôn mà không vướng đại tự sự?
Hegel đã ghê, khi tham vọng thâu tóm thế giới vào một hệ thống, từ đó kết thúc triết học ở đó Tri thức Tuyệt đối thống ngự; Marx càng ghê hơn, qua tuyên bố: “Các nhà triết học đã giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới”, và ông quyết cải tạo thế giới bằng bạo động cách mạng [cũng/ lại] qua “giải thích” của ông; hậu quả thế nào ai cũng biết.
Chưa hiểu thế giới thì làm sao cải tạo thế giới? – Camus ra câu hỏi đại loại thế.
Vấn đề của triết gia là “giải thích” thế giới, mà hậu hiện đại gọi là “diễn ngôn”, chớ có dại dột làm gì khác. Cũng chớ nghĩ diễn ngôn mình là nhất để phủ trùm lên khối người thiên hạ. Continue reading
QUA VỤ DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN – Tôi nể trọng trí thức Việt
Đó là trí thức đã đạt cấp thượng thừa, vượt lên khỏi mọi vướng bận đời thường.
Là các trí thức tôi hân hạnh được gặp, qua quan hệ về phản biện Dự án Nhà máy ĐHN. Có vị được diện kiến nhiều lần, có vị một, hai lần, có người chỉ quen nhau qua phone hay điện thư. Nhưng khá thâm tình, và nhất là – đầy tin tưởng. Thế nên, nhiều vị có thể tâm sự với tôi điều mà họ chưa từng nói ra ngoài. Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 14: Cham tự nhìn mình
1. Dân tộc biết tự phản tỉnh là dân tộc đã khôn lớn. Vậy Cham nhìn khuyết điểm của mình thế nào? Dù không là đại diện chính thức, nhưng với vị thế và uy tín của họ, tôi xin tạm nêu 4 tật xấu của Cham do hai vị thuộc thế hệ đi trước đề cập đến trong tác phẩm khá nổi tiếng của mình.
– Câu kết ca khúc “Khik Bhum Pachai” của nhạc sĩ Đàng Năng Quạ:
“Nưmmưk drei lihik, pajaih drei karang, kaywa Cham drei LO KANHJAH hatai tian”. Tạm dịch là: “Di sản mình đã mất, giống nòi mình tổn hao, bởi lòng dạ Cham mình LẮM NHỎ NHEN”. (Nưmmưk: nghĩa đen là “dấu vết. di tích”, ở đây nên hiểu là di sản). Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 13: Người ngoài nhìn Cham
Xem người ngoài nhận định về mình thế nào, để mình tự nhìn lại mình, là rất cần thiết. Ở đây tôi không dẫn ý kiến các nhà đương đại, cũng tránh dẫn tác phẩm khó tìm; càng không trích những lời khen vì phép lịch sự ngoại giao, mà là thẳng thừng, của các tác giả uy tín cận đại và hiện đại. Qua đó tôi thử có phân tích sơ khởi và nêu ý kiến ngắn của mình.
Theo tác phẩm Jhinsu (tr. 57, 4b, bản dịch của Paul Pelliot), “các người bản địa này cấu thành từng nhóm biết hỗ trợ lẫn nhau”. Hơn nữa các tài liệu trên gọi họ là dân tộc “man rợ”, vì rằng đối với tác giả Trung Hoa thời đó, tất cả những ai không phải là người Trung Hoa hay không mang sắc thái của nền văn minh Trung Hoa đều bị gán cho cụm từ là “người man rợ” (P. B. Lafont, tr. 48). Continue reading
HIỂU THÌ YÊU HƠN 12: Tinh thần Mẫu của Cham
Tinh thần mẫu Cham thể hiện qua hiện tượng đẹp BA KHÔNG, ta đã biết rồi. Nay ta thử nhìn gần ở khía cạnh độc đáo hơn.
Phần đông các nhà tu hành thuộc đa phần tôn giáo khác nhau sống đời “độc thân”. Lơi lỏng hay nghiêm ngặt – tùy. Cham ngược lại, các vị chức sắc Cham Ahier lẫn Cham Awal buộc phải có… vợ. Không có vợ không được! Sự thể nhiều lúc đẩy các vị rơi vào tình trạng éo le dở khóc dở cười. Không may lỡ bà mất trước, ông phải tìm bà khác lắp vào [có khi vội vã], để có… Danauk.
Câu chuyện có lí do chính đáng của nó. Continue reading
BIÊN BẢN LẬP CHẬM: Vài giải minh
Tặng bạn thơ Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Thúy Quỳnh, và…
Vừa qua, nhân cuộc thảo luận trên FB liên quan đến “BÀN TRÒN VĂN CHƯƠNG [biên bản lập chậm]” về đề tài “Thơ Dân tộc Thiểu số và Miền núi đương đại, khác biệt mang tính vùng miền” ở Trại Sáng tác Vũng Tàu, 28-5-2015 do tôi lập có vẻ không có hồi kết, tôi xin trình bày vấn đề rõ hơn cho các bạn văn cùng hiểu.
1. Biên bản lập chậm là gì? Tại sao? Continue reading