Hôm nay, 12-12-2016 sinh nhật Inrajaka.
Gia đình tôi mỗi năm một tổng sinh nhật, chính là ngày này. Năm nay không gom được, tạm miễn. Thế nên, hôm qua tôi về quê mang quà cho Jaka. Trao quà, đồng thời trao cây gậy tiếp sức: những gì về văn hóa Cham mà tôi làm còn dang dở.
Tôi được rảnh [đầu mình và tứ chi] lo chuyện của tôi. Tôi sở hữu bạt ngàn câu chuyên Cham mà chưa kể, tạm gọi đó đó là narrative của tôi. Từ nay trở đi, tôi chỉ làm mỗi việc đó. Continue reading
Category Archives: Ghi chép
Inrasara: NHỮNG NGƯỜI THẦY CỦA TÔI 01
[1. Trường Trung học Pô-Klong 1974, 2. Năm 2004, “học sinh” sắm vài Sara về thăm trường xưa là Tuệ Ngôn, 3. Cùng thầy Sang và thầy Tỷ về trường “xưa”, 2015]
Vừa đi xa về, sau hứng thú là mệt.
Thêm Hội thảo Việt Nam học ở Hà Nội, tham luận với giấy mời thì có, thiếu mỗi tiền tàu xe, nên tôi quyết nghỉ chơi.
May, loạt Video clip của anh Ysa Cosiem trò chuyện với nhân sĩ Cham hải ngoại, đã đến đúng lúc lấp khoảng trống tâm hồn. Karun anh!
Và karun các đối tượng được “phỏng vấn”, trong đó có những người thầy của tôi.
Về các vị, tôi từng viết về họ trong tiểu thuyết Hàng mã kí ức (2011), và ở website Inrasara.com: “Những người đàn ông của tôi” (2014). Nay xin được đậm, và kĩ hơn. Continue reading
NHÀ VĂN LÀM HỒ SƠ, TẠI SAO KHÔNG?
Trên website Inrasara.com, mỗi cuối năm tôi đều có “Inrasara: Dấu vết chữ nghĩa năm…”, thống kê chuyện chữ nghĩa với tôi xảy ra trong năm. Gồm:
1. Tác phẩm đã in & Bản thảo hoàn thành,
2. Nghiên cứu & Bài báo,
3. Phỏng vấn & Dư luận,
4. Tham luận & Thuyết trình,
5. Khác… với đầy đủ địa chỉ, ngày tháng đăng hay in.
Vài bạn văn kêu chi mà khổ thế; có người còn mỉa “Sara đang dọn chỗ Văn học sử ấy mà”. Đó là chưa kể đến “Nhật kí” cùng những “Ghi chép” tùy hứng và ngẫu hứng [nhưng đều đặn], tháng 2-3 lần có; hay tuần 3-4 bài; rồi từ khi chơi FB, mỗi ngày 1-2 Status, là thường.
Mình thì vậy, chớ nước ngoài đó lại là điều bắt buộc. Continue reading
Biên bản tóm lược: CÀ PHÊ VĂN HỌC
VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI TIẾP NHẬN GÌ TỪ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975? & CHÚNG TA NỢ GÌ Ở NỀN VĂN HỌC NÀY?
2:30 giờ, 30-10-2016, số 264 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – TPHCM
Mưa to kéo dài, nên vào cuộc muộn 30 phút: 3:00 giờ.
Khách dự: 30, trong đó có nhà thơ Ngọc Bạch và nhà phê bình Văn Giá đến từ Hà Nội.
ĐỀ DẪN
– Văn học miền Nam 1954-1975 nảy sinh nhiều trào lưu, nhóm, diễn đàn trong đó xuất hiện tác giả, tác phẩm thực sự giá trị.
– Giá trị văn bản được đánh giá qua: Giá trị truyên truyền mang tính giai đoạn, giá trị lịch sử và dấu mốc (ví dụ “Tình già” của Phan Khôi thời Thơ Mới), và giá trị thẩm mĩ.
– Nghiên cứu một hiện tương văn học (tác giả, tác phẩm, sự kiện…), cần đặt nó vào tiến trình văn học đất nước [và thế giới, nếu được].
– Văn học miền Nam để lại nhiều dấu ấn lên sáng tạo của thế hệ tiếp nối, nhưng do nó không được công chúng độc giả hôm nay biết nhiều, nên xảy ra tình trạng “vay mượn” và phi tang. Continue reading
CÂU CHUYỆN TAGALAU
1. Trước & quanh Tagalau 01
Chắc chắn người có công dắt tay tôi vào hội hè chánh thống chính là Phú Văn Hẳn. Đó là năm 1993, tôi vừa làm dân thành phố đúng một năm. Hẳn mời một lô anh chị em Cham quen biết đang ở Sài Gòn tụ hội trong hội trường Viện Khoa học Xã hội TPHCM, nơi anh đang làm việc. Đủ thành phần. Có cả cháu gái vào ôn thi, cả ông anh đang làm việc tại công ty kinh doanh. Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số TPHCM, tôi mù tịt về Hội này. Thấy mọi người vào thì vào.
Xướng tên nhận thẻ, một cháu gái dân Chakleng quay sang tôi:
– Sao con lại đứng chung hàng với chú Trạm nhỉ?
– Có sao đâu, cứ nhận đại đi, – tôi đùa.
Chính tại đây, Nông Quốc Chấn biết tôi, và chúng tôi gắn bó từ đó. Continue reading
ANH RỂ TÔI MẤT
[chị Hám, mé phải]
Ông anh rể – anh Thạch Sửu vừa mất sáng nay, cei Luic Jaya Thuk Siam báo thế. Anh bị bệnh nằm liệt giường cả năm, đã cho xuống chiếu vài lần, giờ thì anh đi.
Lẽ ra chiều nay người ta đã mang anh gửi nhờ thần Đất, nhưng do con cháu nghèo khổ bỏ làng làm ăn xa, nên phải hoãn lại đến sáng mai. Đời một lần, cha/ ông mất mà không được tiễn đưa thì tủi lắm. Hoãn là phải. Dù chiều nay về giờ giấc, thầy bảo tốt hơn.
Anh thất học, ở đợ chăn trâu với cày ruộng, lớn lên lấy chị Hám tôi. Mẹ sinh năm yểu cả năm. Bà con bày kiếm con nuôi, phải “dày dày” xíu mới mong níu mạng mấy đứa đến sau được. Và chị đã cưu mang 5 anh chị em tôi ở lại trần đời theo mệnh đó. Continue reading
Inrasara: THIỀN, HẬN THÙ & PHE PHÁI (thư cho Wa Praong)
Một thiền giả nói:
“Khi tôi chưa học thiền thì tôi thấy sông là sông, núi là núi.
Khi tôi học thiền thì tôi thấy sông không phải là sông, núi không phải là núi.
Bây giờ tôi học thiền rồi thì tôi lại thấy sông là sông, núi là núi“.
Sài Gòn, 4-10-2015
Wa Praong thân mến
[Cei post thư này khi đang bẹp giường, nhưng cố post để chú cháu mình hiểu nhau]
Cei Sara viết cho cháu không phải viết như cháu là Cham, mà cho một con người. Cụ thể hơn, không phải Wa Praong-Cham-công dân, mà Wa Praong-Cham-con người.
– thứ nhất, để giúp cháu THẤY vấn đề.
– thứ hai, bởi dẫu sao, cei cảm tình đặc biệt với cháu, vì cei nhìn thấy bóng dáng chính mình trong cháu thuở cei 15-18: tràn máu nóng, lí tưởng đấu tranh cho dân tộc… Continue reading
Inrasara: ĐỂ TRÁNH NGỤY BIỆN TRONG TRANH LUẬN
[1. “Sự thật lịch sử” chỉ là hi[s-]story – 2. Để tránh ngụy biện trong tranh luận]
Xung quanh bài viết của Ysa Cosiem ngày 26-9-2015, bài đáp lại của Po Dharma 29-9-2015 và vài phản hồi.
I. “Sự thật lịch sử” chỉ là hi[s-]story
1. Người làm lịch sử & người viết sử
Xưa, người Tàu có chức “Sử quan”. Sử được định nghĩa, “là ghi chép một cách kiên trì và công chính”. Yêu cầu đối với Sử quan là cần phải “ghi lại lịch sử một cách chân thực”, “không thiên vị”. Thêm nữa, thời cổ còn có quy định “nhà vua không được phép xem sách sử của triều đại đương thời”.
Ở đây ta thấy rõ: người làm lịch sử (Nhà vua và các bộ phận dưới trướng) và người viết sử (Sử quan) có vị thế khác nhau, cả hai tuyệt đối không can thiệp vào việc làm của nhau.
Đó là chính sử. Thế mà ngay chính sử cũng đầy bất toàn, huống hồ. Cho nên điều mà chúng ta hay gọi là “sự thật lịch sử” chỉ là một sự thật bất toàn, lắm lúc bị bóp mép. Continue reading
CHUẨN BỊ ĐÓN MÙA KATE, XIN TRẢ NỢ NGƯỜI
[về Tagalau, Từ điển Việt Cham bỏ túi, về Ja Warpalei liên quan đến cuốn Ngữ Pháp Tiếng Chăm…]
Nói “trả nợ người” cho vui, thực ra là như vầy. Có vài câu hỏi ngoài lề bạn đọc hỏi tôi liên quan đến bà con, anh chị em Cham. Mặc dù tôi đã vài bận trả lời, nhưng câu hỏi vẫn xảy ra, nay xin được lần nữa.
1. Về Tagalau.
Khi không tham gia “họp” hay bàn về Tagalau nữa, không phải tôi phủi tay vô trách nhiệm đâu. Tôi đẻ ra nó, nuôi nó lớn, rồi cho nó ra riêng, tôi vẫn dõi theo đường đi nước bước của nó. Mãi khi nó vào Kut [hay Ghur], tôi vẫn cứ trách nhiệm.
Bàn giao “chủ biên” cho Jalau Anưk, không phải tôi không cân nhắc, ngược lại – rất kĩ nữa là khác. Tôi biết, và tin JA: về tài năng, tinh thần, sự tháo vát và nhất là bản lĩnh. Thế nên, tôi hoàn toàn không can thiệp vào việc làm của anh, trừ phi có yêu cầu.
Xin đừng hỏi tôi về mua – bán, gửi bài vở đến Tagalau nữa, nếu cần các bạn liên hệ với BBT Tagalau. Continue reading
SỐNG MINH TRIẾT CHAM-4. Tôi có yêu tôi [hơn] không?
Tôi có đủ tật xấu mà Cham có. Tùy hứng, bốc đồng và tùy tiện, nhất là Tinh thần Chủ lùi Cham.
1. Tinh thần Chủ lùi
Tôi hai lần được vời làm quan khá to, cả hai đều hỏng. Lỗi tại tôi. Lần đầu tôi ngồi ghế được 3 ngày, sau thấy mọi người đấu đá dữ, tôi kiếm cớ chuồn. Lần hai nhận giấy mời, tôi mang nó hỏi ý kiến vài vị thân tín, chú bác rất phấn khích, riêng tôi rút kinh nghiệm – xin từ quan trước khi nhận ấn.
Ở Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, nhiệm kì 2008-2014, tên tôi có trong danh sách ứng viên Ban Chấp hành, tôi tuyên rút; nhưng do thiếu kinh nghiệm – chần chừ để rồi bị dính. Kì sau tôi dứt khoát hơn, nên thoát. Còn Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ là được BCH phân công, tôi nhận; rồi sau 3 năm thấy lùm xùm quá, tôi tuyên từ bỏ. Và hết nhiệm kì tôi giữ đúng lời hứa, không ngọn gió nào cản nổi. Continue reading