ĐỜI TÔI LÀ MỘT CHUỖI THẤT BẠI

[hay “Ảo tưởng đổ vỡ”]

 

Chuỗi thất bại, hô vậy dễ bị cho là khiêm tốn giả.

Bởi thực tế không nhiều nhà văn Việt Nam cùng thế hệ “thành công” như tôi, nhìn từ cả hai phía: đời và văn. Ngoài chuyện đời dễ thấy, khoản này – dù đẩy tôi rớt vào một gia đình nông dân vô sản ở một làng quê nghèo trong một tỉnh lị nghèo của một đất nước nghèo đang bị chiến tranh tàn phá – dường Bà Trời chiều tôi tất, nên tôi làm cái gì cũng được.

Còn chuyện văn

Nghiên cứu thành công: Giải thưởng CHCPI rồi Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, đó là chưa kể giải của Hội Văn nghệ Dân gian, hay Hội VHNT các DTTS Việt Nam. Continue reading

Suy nghĩ cuối tuần. SARA, BẢO TỒN & SÁNG TẠO

[I]

Một tháng nữa thôi, Luật trên sẽ đổ xuống, dân chơi FB chắc một phe té bẹ. Phận mình cũng không thoát. Thôi thì cứ sơ kết chữ nghĩa của mình, như loài chuột bỏ chạy trước khi con tàu sắp đắm.

Tôi nhập cuộc chữ nghĩa Cham từ 1994, đến nay tròn 24 năm. Riêng với văn chương là 20 năm chẳn: 1996-2016. Đăng báo, in sách, in photocopy, đăng mạng, đủ loại mạng, và cả Facebook.

Bắt chước tinh thần Shiva, tôi có thể nói: Tôi bảo tồn để sáng tạo, bảo tồn và sáng tạo, & ở trong bảo tồn có cả sáng tạo. Continue reading

Inrasara: CHAM MIỀN TÂY, TRÔI GIẠT KIẾP LỤC BÌNH

“Kiếp lục bình trôi” không phải là chữ tôi, mà là của Ông Đột người thôn Palao Ba thuộc xã Vĩnh Trường, tỉnh An Giang đặt cho.

 

  1. 1. Tan tác, từ miền Trung, sinh linh Cham vượt biển qua Malaysia, băng rừng qua Cambodia, một bộ phận quá mỏi mệt – trụ lại sông nước hoang sơ miền Tây. Rồi không lâu sau, kẻ từ đất Mã đi đường vòng trở lại Việt Nam kiếm bà con, người chạy giặc từ xứ chùa tháp quay lại tìm an toàn nơi đất cũ, lập làng dựng ấp.

Ấp Châu Giang và ấp Phum Soài thuộc xã Châu Phong hình thành từ nỗi ấy. Continue reading

ĐÃ KHỐN CÒN [BỊ] ĐỐN

– Sài Gòn đời tôi chưa từng thấy mưa to thế, – bà cụ sống đất này 80 năm, kêu thế.
Tiệm Con Rít Đi Vớ của Út ở phố Tây thuộc quận Nhất, nghe nhân viên báo bị lụt, nó đội mưa chạy xe qua, và túc trực từ 10g sáng Chủ nhật đến sáng thứ Hai chống chọi với giặc nước. Kiểu ấy mới cứu được đống vớ nguy cơ úng thủy.
Tôi ở Tân Phú cũng chả thua kém, thức canh mưa bão gây sự cố khó lường. 
Rồi chuyện cũng qua! Thành phố mà, so với nhà quê, thế nào nó cũng ăn đứt.

Tin lũ Chakleng quê tôi mới ghê. Nước to và siết gấp hai lần hồi 2010.
Miệt nam, Trường PTCS Ram nước lên tới cửa sổ. Trên đó chút, Chợ Phú Quý nước ngang lưng. 9g sáng, trên thông báo xả lũ, thì 9:30 giờ nước đã tràn sông Lu. Sau đó chưa đầy tiếng đồng hồ, lũ ào xuống Chakleng. Và kéo dài suốt 12-14 tiếng.
To, hay kéo dài chưa là gì, ớn nhất là nó quét và siết. Mà kì này nó hơn cả… lịch sử! Toàn bộ Xóm Mới người quê tôi lãnh đủ!
Thống kê sơ bộ: 70% tường thành bị nước đâm sập. Nhà cửa ngập, đồ đạc hư hại vô số kể. Nhiều con lộ bị nước đánh tróc lộ thiên ngổn ngang đất đá. Mấy chục mẫu lúa vừa trổ hay mới làm đòng coi như đi tong. Heo, gà, vịt theo nhau cắt khẩu sạch bách. Lo cứu người, ai còn quan tâm tới cánh chúng sanh tội nghệp này.

Tại ai? Và từ đâu? Là thiên tai hay nhân tai?
Hồ Tân Giang cách Phước Dân 26km. Mấy ngày trước đó, lũ còn xả từ tốn, chứ khi mưa bão ập đến, thì họ cho đi hết cỡ, chả ngán. 3.500 khối nước/ giây, chớ có đùa. Là lỗi ở “trên”. Còn trên tuốt đâu thì có Trời mới biết.
Lỗi một phần cũng do “dưới”. [Nhiều nhiệm kì Ban Quản lí từ thập niên 1990] Thôn chả chịu nhìn thấy, mặc cho vài dân tham chặn đường thoát nước, nên lũ từ dưới dội lên khu vực miệt tây nam. Nên khi trời thôi mưa, nước có muốn rút thì nó bò chậm còn hơn… rùa, gây thiệt hại bổ sung.
Tại ai, và từ đâu vẫn chưa có câu trả lời…

Continue reading

Giải trí cao cấp. TÔI LÀ LOÀI SINH LINH CÁ BIỆT

“Tôi sợ phải có một tâm hồn cao thượng”
Đọc phải câu này trong một tác phẩm của Dos, ở tuổi 15, tôi như bị điện giật. Đó là câu văn định mệnh, ám tôi mãi. Phần đời còn lại, tôi gần như sống dưới dấu hiệu của nó. Đây không là ảnh hưởng, mà như thể bất ngờ gặp lại người tình kiếp trước, không dứt bỏ được.
Tuần trước, phóng viên H.A. trong cuộc trao đổi dài, có nhấn về cái cá biệt của tôi. Tôi cho cô nàng hay: “Tôi là người cá biệt”, là tít báo Tây Ninh đặt. Nay, xin kể một lần cho trót, để ai cần thì có “tài liệu” tham khảo. Continue reading

Adei baic xap Cam Em học tiếng Cham: Phụlục9. TẠI SAO TÔI GIỎI TIẾNG CHAM ĐẾN THẾ?

Đây không phải câu hỏi mang tính bỡn cợt, mà cực kì nghiêm túc.
Càng không phải hỏi theo lối ưỡn ngực khoe khoang [cỡ tuổi này rồi mà còn thế thì hết thuốc chữa; càng buồn cười hơn: tưởng chi ghê gớm, chớ giỏi tiếng Cham mà nhằm nhò gì!], mà là nêu sự thể – biết đâu các bạn trẻ rút ra được cái gì đó cho bản thân, của hôm nay.
Tạm kê ra 12 yếu tố:

1. Tôi sinh tại palei Chakleng, đất Rồng. Như mọi đứa bé Chakleng khác, tôi được con Rồng liếm. Đến phiên tôi, do trục trặc đâu đó – máy bị kẹt, Rồng không để ý cứ liếm tới. Thế là tôi dính nước miếng Rồng nhiều chỗ, đậm nhất là ngôn ngữ.
Tôi hưởng sái ĐỊA LINH này ở đó. Continue reading

TÂM SỰ ĐÊM BUỒN QUẬN LẺ & NHÀ CỘNG ĐỒNG

Rằm. Những rằm năm xưa, ấy từng đóng thùng ngồi hàng ghế đầu đây đó nơi trung tâm văn hóa lớn ưỡn ngực cho thiện hạ kính thưa… Năm nay, không. Ngồi cô độc trên sân thượng ngắm trăng lu, và đợi thi sĩ Trung Thành Phan. Hôm trước hắn phone hứa ghé nhà làm vài chung rượu, đợi miết chả thấy đâu tăm hơi.
Nhớ cha, mẹ, với anh Đạm kì lạ. Nói thế dễ bị Cham kêu là “nhớ chết” (thu-ôn mưtai) nữa không chừng!

1. Thử ngoái lại kiểm kê đời, ừ, mình cũng nhiều may mắn chán.
Giải thưởng, may mắn từ giải CHCPI của Sorbonne cho công trình đầu tay Văn học Cham Khái luận đến giải Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ đầu tay Tháp Nắng; từ giải thưởng Văn học Đông Nam Á cho chí giải thưởng Phan Châu Trinh hay Văn Việt, và nhiều nữa.
Chữ nghĩa may mắn đã đành, làm ăn buôn bán tôi cũng gặp toàn MAY MẮN. Continue reading

Inrasara: HÀNH HƯƠNG CABBUR MƯLI-BUMI LÀNG CHĂM NƠI TẬN CÙNG MIỀN TRUNG

Ghi chép
[Chuyện kể về mảnh đất cham cuối cùng: MƯLI & BUMI: Chuyện 1]
DSC_7827
Khác Ninh Thuận với hơn 30 làng người Chăm sống tập trung ở hai huyện Ninh Phước, Ninh Hải, sau đó là Thuận Nam; ở Bình Thuận ngược lại – nhất là càng xuôi miệt nam, lác đác kì lạ. Trên quốc lộ 55 từ thị xã La Gi đi vào Vũng Tàu là làng Bumi [tiếng Việt phiên âm: Phò Trì) thuộc xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân. Làng Phò Trì cách La Gi 17 cây số, và nằm ngay hai bên lộ. Từ thị xã La Gi đi xe khoảng 20 cây số ra hướng thành phố Phan Thiết là làng Mưli Hiệp Nghĩa thuộc xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam. Vào nam xa hơn nữa hướng lên Bảo Lộc là làng Pacham thuộc thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh. Continue reading

Khám phá lớn nhất của tôi là khám phá về Tình Yêu 8. YÊU TAGALAU

Tagalau01
Yêu có nghĩa là ưu tư, chăm sóc.
1. Tôi yêu Tagalau là cái chắc rồi. Bởi không yêu thì không thể kham nổi nó. Thế nào là yêu? Là ưu tư về mang nặng đẻ đau, là chăm sóc dưỡng nuôi cho khôn lớn.
Khởi động làm Tagalau, tôi chuẩn bị tư thế của phụ nữ sắp sinh con so: Làm số đặc biệt về Cham trên Văn nghệ Dân tộc & Miền núi của Hội Nhà văn VN, sau đó chuyển chuyên đề về tạp chí Văn nghệ Bình Thuận, rồi tạp chí Văn hóa Dân tộc. Ba kì liên tù tì như thế Tagalau mới ra số đầu tiên để đón Katê đầu thế kỉ XXI. Continue reading

SARA NGHỈ HỘI THẢO

[sau Stt này “quan trọng” này, tôi tạm nghỉ FB một thời gian]
1998-giainhavan
2016-10-30-cpvh-00
“Tư duy biển lớn làm nên Văn hóa biển Cham trong toàn cảnh văn hóa Việt Nam” là tham luận gửi Hội thảo Việt Nam học tại Hà Nội trong 2 ngày: 15&16-12-2016. Ở đây Ban tổ chức không nhắc gì đến chi phí đi lại lẫn khách sạn. Đi, là MẤT TIỀN.
“Sứ mệnh văn nghệ – sứ mệnh công dân” là tham luận khác ở Hội thảo bên Dân tộc Thiểu số, cũng tại thủ đô ngày 21-12-2016. Tại đây khách mời phải đi tàu lửa, chứ không còn leo máy bay như xưa. Phải 2 ngày đêm ngồi tàu: MẤT GIỜ.
Ôi, bao giờ cho tới… ngày xưa?
Tôi dân tự do, làm lính đánh thuê dự hội thảo các loại chả đòi hỏi chi cao sang, huề vốn là được; chứ chịu lỗ thì lấy đâu mà bù? – Tội không? Dân biên chế thì khác, họ linh động quang quảng, có khi còn được nhiều thứ nữa.
15 năm qua, dù cư trú ngoại biên, và dù hội thảo thuộc chính thống, phi chính thống hay nước ngoài, tôi chưa từng đụng phải tình thế này. Hôm nay ẹ thế – đành nghỉ chơi thôi. Continue reading