Katê: Ngọn lửa & câu hỏi-4. THẾ NÀO LÀ THẤT BẠI/ THÀNH CÔNG?

Hai tin vui mới: [1] Thêm một nghiên cứu sinh vừa bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ về tiểu thuyết của Inrasara sáng nay. [2] Bà chị ở Bình Quý – con dâu cháu bảy đời của vua Minh Mạng quan hệ máu mủ với Công nữ Ngọc Khoa – trưa nay mời Sara qua nhà rồi ra nhà hàng nhờ tìm cách minh oan cho bà Hoàng hậu thứ tư của Pô Rômê. [3] Tấm ảnh đẹp lão này do một nghệ sĩ không chuyên bấm máy, yêu cầu đăng sớm! 

Continue reading

Ngọn lửa & câu hỏi-3. YÊU & YÊU THƠ

Tháng 6&7-2017, tôi có loạt tút: “Khám phá lớn nhất của tôi là khám phá về tình yêu”, với vài tiêu đề: Yêu là biết lắng nghe, Yêu là khai tính, Yêu có nghĩa là biết chăm sóc, dám chiến đấu bảo vệ, Yêu là biết lan tỏa, Yêu & nhập cuộc, Yêu cái gần gũi… cùng những cụ thể: Yêu thơ, yêu tư tưởng, yêu tự do, yêu cây, yêu palei…

Continue reading

Ngọn lửa & câu hỏi-2. BẾ TẮC SÁNG TẠO & THẾ NÀO LÀ THƠ HAY?

1. Thế nào là thơ hay? (xin lược bớt mấy “kính thưa nhà thơ, thưa bác…”)

Hãy thử so sánh nguyên văn câu thơ Inrasara trong bài thơ “Apsara Vũ nữ Chàm”: “Nụ cười phiêu lãng trên môi”;

Khi phổ thành ca khúc, nhạc sĩ Amư Nhân biến thành: “Trên môi cười điệu nghệ”.

Ai nhận ra được sự khác biệt tế vi giữa hai câu trên, sẽ biết thế nào là thơ hay!

Continue reading

Katê. BẢO HÀNH MÓNG TAY, BẢO HÀNH THƠ & BUỒN VUI KATÊ …

Katê, bố cáo cho bà con vụ sưng móng tay để thêm gia vị Katê vui cửa vui nhà, ai dè có chuyện: Anh bạn xa xưa “tưởng rằng đã quên” từ Australia gửi ngay 200 đô-la Úc “cho Sara sửa chữa và bảo hành… móng tay”.

Vui chớ bộ! Nhớ, đầu mùa Đại dịch Covid-19, e rằng tôi dao động chi đó – ông anh thân yêu ở Mỹ nổi hứng hứa [và] biếu luôn mỗi tháng 100usd để tôi bảo hành Inrasara.com.

Cái này mới ghê…

Continue reading

Katê. ĐI, NGỌN LỬA TÌNH YÊU & NHỮNG CÂU HỎI

Katê và tiệc tùng. Không Cham nào cho khách hao tốn, khi ghé Katê.

‘Tôi tamư paga yau ba mưda tamư thaang’: Khách bước vào cửa ngõ như mang tiền của vào nhà – ông bà Cham nói.

Sáng 16-10 Lễ Rước Y trang Pô Yang, sau khi qua nhà Anưk Nhai tình nghĩa chú cháu và tán chuyện đời với văn chương, ba chúng tôi qua nhà Quảng Đại Cho tiếp tục hành trình tiệc tùng cùng thảo luận thế sự “khủng hoảng Cham hiện đại”, rồi kéo nhau qua nhà anh Thuận Văn Tài để nghe các bác ưu tư về vấn nạn ‘Xakawi’!

Continue reading

Câu chuyện Cham. MA HỜI-cuối. 4+1 CON MA HỜI HIỆN ĐẠI

Cộng đồng Cham thời hiện đại, theo cách nhìn của tôi, có 4 sinh linh cá biệt. Là…

Ông Phok Dhan Cơk, nhà Yogi cuối cùng của Cham, con người ảm chữ nghĩa tôi sâu đậm và dai dẳng nhất. Anh Hàm Bộ, Guru của tôi, anh em ngồi với nhau cả buổi không nói một chữ, mà tâm hồn không chút gợn. Anh T’Maung, kẻ lưu trữ kí ức Chakleng, không gì khác. Và anh Phú Đạm, thi sĩ tiếng Cham thuần thành – một kẻ mơ mộng đúng nghĩa [xem 4 bài thơ ở phụ lục].

Continue reading

Câu chuyện Cham. MA HỜI-06. ĐÂU LÀ ĐÀN TRÀNG GIẢI OAN?

Con người là “sinh vật” duy nhất biết chôn đồng loại.

Cũng có vài loài khác có hành vi tương tự, voi chẳng hạn, Nó biết nhỏ nước mắt tiếc thương, biết “chôn” kẻ mất với đám lá hay bùn đất, và biết trở lại “thăm viếng” kẻ quá cố. Tuy nhiên chắc chắn đó chỉ là phản ứng mang tính bản năng. Kêu rằng chúng có đời sống tâm linh là “nhân tính hóa” loài này quá mức.

Continue reading

Đại dịch Covid. Nghĩ & làm gì?-4. NHÀ VĂN VIỆT NAM Ở ĐÂU?

“Văn học và hiện thực đất nước” là chủ đề Hội thảo Hội Nhà văn Việt Nam, ở Đồng Nai, 8-1-2009. Ở đây tôi có đặt câu hỏi:

Hiện thực đất nước, đâu là thời sự nóng nhất của Việt Nam hôm nay. Nóng, thu hút và tác động lên tâm thức đến mọi đứa con Việt trên toàn cầu. Không phải Hoàng Sa – Trường Sa sao? Vậy, ngoài các nhà văn ngoại vi đăng các sáng tác trên mạng toàn cầu, hỏi có nhà văn [chính thống] nào tại hội trường động bút về hiện thực này chưa? Xúc động lớn mới khả nặng tạo nên tác phẩm lớn, từ chối hay đè nén xúc động lớn này, văn chương Việt Nam về đâu?

Continue reading

Đại dịch Covid. Nghĩ & làm gì?-3. BÀI HỌC LỚN TỪ HÔM QUA

Hoạn nạn là bạn ở suốt đời với con người, dường là lời Mạnh Tử.

Hoạn nạn ở phạm vi cá nhân, cộng đồng, quốc gia cho đến thế giới. Lớn, nhỡ hay bé. Điều đáng nói là con người đánh giá nó thế nào, và đối phó với nó ra sao.

Hoạn nạn, lớn nhất vẫn là chiến tranh và dịch bệnh. Liên miên, bất tận không thời đại nào chịu nghỉ xả hơi. Cho đến khi trái đất này thành hoang mạc, hay bị nổ tung. Trong khi nhân loại muôn đời vẫn ngu. Tham sân si đáp trả lại tham sân si.

Continue reading