Về Hàng mã kí ức

Hàng mã kí ức, vì vậy đã tự do kể về “… cuộc đời tôi và mảnh đời của những người xung quanh thế giới tôi, sự kiện hay sự việc tôi biết, tôi trải nghiệm, cuốn sách tôi đọc…”. Và chính những câu chuyện vụn vặt như thế đã giúp người đọc nhận chân cuộc sống với mọi đúng – sai, vui – buồn, cao cả  – thấp hèn , hạnh phúc – khổ đau,  sâu lắng – hời hợt, tiến bộ – trì trệ… Continue reading

Sơ kết về tiểu thuyết Inrasara

Trong Chân dung CátHàng mã kí ức mênh mông những câu chuyện kể và được kể lại bằng một cách thể hiện mới lạ, khá rắc rối nhưng lại giúp con người nhận ra và trải nghiệm nhiều điều trong cuộc sống, không chỉ là với Chăm mà là của con người ở mọi nơi. Có thể nói, với tiểu thuyết, ở chừng mực nào đó, Inrasara đã làm được cái điều mà ông từng tuyên bố: “Hãy viết như công dân thế giới”. Continue reading

Inrasara: ĐÊM CHÀM

* Bài thơ được viết hơn mười năm trước, TCP bình và đăng đã lâu. Nhưng với cộng đồng Cham hôm nay, trong nước lẫn hải ngoại, Kate bao giờ cũng linh thánh. Với kẻ tha hương, “đêm Chàm” trong những ngày Kate càng lung linh và cảm động hơn bao giờ. Xin đăng lại bài thơ với lời bình để cùng mik wa adei xa-ai ‘thức’ trọn mùa Kate đầm ấm, vui vẻ, và may mắn.

* Bạn Pô-Klong cũ trong đêm Giới thiệu sách Cham tại Ngày Hội Văn hóa Chăm – TP Phan Rang-TC, 10-2012.

 

ĐÊM CHÀM

 

Người nông dân nhô từ đồng nhiễm mặn Continue reading

Cảm hứng văn hóa Chăm trong tiểu thuyết Inrasara

Tuy nhiên những giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán trong sáng tác của Inrasara không phải chỉ nằm ở phần lưu giữ, bảo tồn của một thế hệ đi trước mà còn ở sự sáng tạo và phát triển. Như ông từng chia sẻ, dù được xem là “kẻ lưu giữ văn hoá Chăm” qua các công trình dày cộm, nhưng ông quan niệm bản sắc không như một cái gì bị đóng khung, khô cứng, tĩnh mà là một thực thể động, luôn luôn động. Continue reading

Tinh thần nhân vật trong tiểu thuyết Inrasara

Có thể thấy, Chân dung CátHàng mã kí ức đã khắc họa rất nhiều những tâm hồn đẹp, tài hoa và nghệ sĩ. Họ là những con người trí thức, hoạt động ở nhiều lĩnh vực (văn chương, hội họa, âm nhạc, chính trị, kinh tế…) được xây dựng trong mối quan hệ với cộng đồng dân tộc. Qua những nhân vật này, Inrasara muốn nêu lên những vấn đề thiết thực của dân tộc và sứ mệnh của những trí thức dân tộc nói riêng và con người nói chung. Continue reading

Tính cách nhân vật trong tiểu thuyết Inrasara

Có thể thấy những gương mặt Chăm được ghi lại, đồng hiện trên những trang tiểu thyết của Inrasara phảng phất cái bi – hài, trào lộng – buồn thương. Họ mỗi người một gương mặt, một số phận nhưng dường như đều mang trong mình cái gọi là chứng rối loạn đa nhân cách. Con người trong tiểu thuyết của Inrasara khác với con người thuần nhất, đơn giản về tính cách của những tiểu thuyết dân tộc thiểu số thời kì đầu, thậm chí cả ở những tiểu thuyết của những tên tuổi lớn như Vi Hồng, Cao Duy Sơn. Continue reading

Inrasara – Cuộc đời và tác phẩm

Đoàn Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh giới thiệu vào tối 13-10-2012, trong Ngày Hội Văn hóa Dân tộc Chăm – Ninh Thuận. Gồm 2 tiết mục: 1. Inrasara – Cuộc đời và tác phẩm: 10 phút, và 2. Múa Chăm: 5 phút. Sau đây là toàn văn:

* Inrasara và Đội múa Chăm cùng 2 MC – Photo Thư viện TP. Continue reading

Nguyễn Thị Thanh Bình: Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, 2012 (Trích Phần mở đầu)

1. Lí do chọn đề tài

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, văn học các dân tộc thiểu số còn rất trẻ và chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn. Tuy vậy, nó đã và đang dần trở thành một bộ phận khăng khít, độc đáo, góp phần làm nên diện mạo đa dạng và phong phú của văn học dân tộc. Thơ dân tộc thiểu số phong phú và chiếm ưu thế hơn văn xuôi nhưng hiện nay văn xuôi dân tộc thiểu số đã và đang có những biến chuyển tích cực cả về số lượng và chất lượng nghệ thuật. Continue reading

Nguyễn Thị Thanh Bình: Luận văn Thạc sĩ về tiểu thuyết Inrasara

Đại học Thái Nguyên – Trường Đại học Sư Phạm

Nguyễn Thị Thanh Bình

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CỦA INRASARA

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam – Mã số: 60-22-34

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn

Người hướng dẫn Khoa học: PGS-TS. Đào Thái Nguyên & TS. Dương Thu Hằng

Nguyễn Thị Thanh Bình đã bảo vệ thành công Luận văn tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, ngày 6-10-2012

Chúc mừng bạn. Mong bạn nhiều tiến bộ.

BBT Inrasara.com

* Cùng người hướng dẫn và bố mẹ. Continue reading